Mytour blogimg_logo
Tags:
du lịch hà nộikinh nghiệm du lịch Hà Nộiđền Voi PhụcHoành Thành Thăng Longđền quán thánhđền kim liêntứ trấn Thăng LongĐền Bạch Mã
06/04/20234.6020

Thăng Long tứ trấn - nét đẹp văn hóa tâm linh người Hà Nội năm 2024

“Từ thuở mang gươm đi mở cõi

Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long”

 

Hà Nội - mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến luôn mang trong mình một vẻ cuốn hút riêng, bình dị mà sâu lắng. Điều bình dị làm nên Hà Nội sâu lắng ấy chính là những ký ức văn hóa, ký ức tâm linh được gửi gắm vào di tích lịch sử - những chứng nhân muôn đời. Một trong những ký ức tâm linh ấy phải kể đến Thăng Long tứ trấn - một khái niệm đã tồn tại từ lâu đời trong lòng người dân Hà Nội xưa, đó là bốn ngôi đền thiêng trấn giữ bốn hướng đông, tây, nam, bắc của kinh thành Thăng Long. Hãy cùng Mytour du ngoạn mảnh đất thủ đô để khám phá Thăng Long tứ trấn linh thiêng - một nét đẹp trong văn hóa tâm linh người Hà Nội nhé.

 

1. ĐÔNG TRẤN: ĐỀN BẠCH MÃ

 

Đền Bạch Mã - một ngôi đền cổ được xây dựng từ thế kỷ thứ 9 và là một trong tứ trấn của kinh thành Thăng Long xưa. Đền Bạch Mã trấn phía đông, là ngôi đền thờ thần Long Đỗ nằm tại số 76 Hàng Buồm, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

 

Đền Bạch Mã - một trong tứ trấn Thăng Long

Đền Bạch Mã - một trong tứ trấn Thăng Long - Ảnh: Viethavvh

 

Bên trong đền Bạch Mã

Bên trong đền Bạch Mã - Ảnh: Piet Payer

 

Nhìn từ bên ngoài, đền Bạch Mã không lớn nhưng chỉ khi vào bên trong mới thấy được diện tích của nó không hề nhỏ chút nào. Kiến trúc đền hiện nay mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn, nổi bật hơn cả đó là khung nhà gỗ với hệ thống cột gỗ lim lớn, nét chạm khắc chắc khỏe làm du khách không khỏi trầm trồ khi đến với ngôi đền cổ trên mảnh đất Hà Nội này.

 

Bia đá tại đền Bạch Mã

Bia đá tại đền Bạch Mã - Ảnh: Chalieprops

 

Hệ thống cột gỗ lim lớn tại đền Bạch Mã, Hà Nội

Hệ thống cột gỗ lim lớn tại đền Bạch Mã, Hà Nội - Ảnh: Marcela

 

Hệ thống cột gỗ lim lớn tại đền Bạch Mã, Hà Nội

Đền Bạch Mã một ngày nắng - Ảnh: Chalieprops

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại quận Hoàn Kiếm - Hà Nội

 

Hiện nay đền còn lưu giữ được nhiều di vật có giá trị như bia đá, sắc phong, kiệu thờ, hạc thờ… là một trong những tư liệu quý giá cho những ai muốn nghiên cứu, tìm hiểu về Thăng Long - Hà Nội xưa. Và với hơn một ngàn năm lịch sử, trải qua bao năm tháng gắn bó cùng mảnh đất kinh kỳ, có thể nói đền Bạch Mã là một trong những di tích kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu của thủ đô Hà Nội.

 

2. TÂY TRẤN: ĐỀN VOI PHỤC

 

Trấn hướng Tây của kinh thành Thăng Long xưa đó là đền Voi Phục, đền thờ thần Linh Lang vốn là một hoàng tử thời nhà Lý. Đền Voi Phục được xây dựng từ thế kỷ 11, tọa lạc bên hồ Thủ Lệ, thuộc phường Cầu Giấy, quận Ba Đình, Hà Nội.

 

Cổng đền Voi Phục

Cổng đền Voi Phục - Ảnh: Đăng Định

 

Một bàn thờ tại đền Voi Phục

Một bàn thờ tại đền Voi Phục - Ảnh: Gavin White

 

Điều đặc biệt khi du khách đến với đền Voi Phục đó là hình ảnh hai chú voi bằng đá chầu phục hai bên cổng và cũng chính vì điều này mà đền mang tên Voi Phục. Lễ hội chính của đền Voi Phục diễn ra vào ngày mùng 9, mùng 10 tháng 2 âm lịch, kéo dài từ 3 đến 10 ngày thu hút đông đảo các tín đồ Phật giáo tới vãn cảnh, chiêm bái.

 

Đền Voi Phục

Đền Voi Phục - Ảnh: Youarechiphoi

 

Một cổng khác của đền Voi Phục

Một cổng khác của đền Voi Phục - Ảnh: Đăng Định

 

Hình ảnh một trong hai chú voi nằm phục hai bên cổng vào đền

Hình ảnh một trong hai chú voi nằm phục hai bên cổng vào đền - Ảnh: Đăng Định

 

Đền Voi Phục không chỉ là mối liên kết, một chứng nhân lịch sử mà còn là nơi hội tụ của những dòng chảy tín ngưỡng dân gian, là một điểm sáng trong tinh thần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc của người Hà Nội xưa và nay.

 

3. NAM TRẤN: ĐỀN KIM LIÊN

 

Đền Kim Liên thuộc địa phận phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội, là ngôi đền được xây dựng từ thế kỷ 17, trấn giữ phía Nam thành Thăng Long xưa. Đền thờ Cao Sơn Đại Vương, tương truyền thần đã có công giúp vua Lê Tương Dực dẹp loạn, khôi phục nhà Lê, do đó vua lê cho xây đền, dựng bia để hương khói thờ phụng.

 

Đền Kim Liên nhìn từ đường Xã Đàn

Đền Kim Liên nhìn từ đường Xã Đàn - Ảnh: Đăng Định

 

Trạm khắc đá tại đền Kim Liên

Trạm khắc đá tại đền Kim Liên - Ảnh: Bình Giang

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Hà Nội

 

Một số người đi làm ăn xa, đi công tác hay du khách đến với Hà Nội đều tới đền Kim Liên cầu thuận buồm xuôi gió, cầu bình yên như một nét đẹp tâm linh của người Việt. Bên trong đền Kim Liên còn có bàn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh như một biểu tượng của lòng kính yêu, sự biết ơn đối với người cha già của dân tộc.

 

Cổng đền Kim Liên

Cổng đền Kim Liên - Ảnh: Đăng Định

 

Bàn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh trong đền Kim Liên

Bàn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh trong đền Kim Liên - Ảnh: Đăng Định

 

Đến với Hà Nội vào những ngày tháng 3 âm lịch, du khách có thể tham gia lễ hội được tổ chức hàng năm tại ngôi chùa này, cuộc thi cắt tóc diễn ra tại lễ hội như một điểm khác biệt, vừa mang nét trẻ trung đồng thời cũng gợi nhớ đến truyền thống ông cha từ xưa.

 

4. BẮC TRẤN: ĐỀN QUÁN THÁNH

 

Đền Quán Thánh hay còn gọi là Trấn Vũ Quán, là ngôi đền trấn giữ phía Bắc thành Thăng Long xưa, đền thờ thần Huyền Thiên Trấn Vũ và nằm ở ngã tư giao giữa đường Thanh Niên với đường Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội.

 

Đền Quán Thánh

Đền Quán Thánh - Ảnh: Thomas

 

Cổng Tam Quan của đền Quán Thánh

Cổng Tam Quan của đền Quán Thánh - Ảnh: HL Wang

 

Người dân tới đền Quán Thánh thắp hương, dâng lễ

Người dân tới đền Quán Thánh thắp hương, dâng lễ - Ảnh: Mark Wu

 

Bên trong đền có bức tượng thần Huyền Thiên bằng đồng đen cao khoảng 3m, nặng 4 tấn. Pho tượng ngày càng trở nên đen bóng bởi hầu hết người dân đến với đền Quán Thánh thắp hương, dâng lễ cũng đều xoa vào tượng để mong sức khỏe, bình an, tài lộc, đặc biệt chân tượng được xoa nhiều nên càng nhẵn bóng.

 

Khánh đồng tại đền Quán Thánh

Khánh đồng tại đền Quán Thánh - Ảnh: Nguyễn Thanh Quang

 

Tượng Huyền Thiên Trấn Vũ bằng đồng đen

Tượng Huyền Thiên Trấn Vũ bằng đồng đen- Ảnh: Ondrej Zvaced

 

Xem thêm: Các tour du lịch Hà Nội giá rẻ

 

Cũng như đền Kim Liên, đền Quán Thánh cũng được coi là nơi sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa nổi tiếng của người dân Hà Nội xưa và nay. Cùng với chùa Kim Liên, chùa Trấn Quốc, đền Quán Thánh tạo nên sự hài hòa trong cảnh quan và tín ngưỡng ở khu vực phía Tây Bắc Hà Nội.

 

Thăng Long tứ trấn - một vẻ đẹp tín ngưỡng, một nét đẹp trong văn hóa tâm linh đã ăn vào sâu trong tiềm thức của người dân Hà Nội. Bốn ngôi đền thờ không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà nó còn có ý nghĩa quân sự, là lực lượng có nhiệm vụ cứu giá và dẹp yên nội loạn khi có biến. Hy vọng với những thông tin trên từ Mytour, bạn sẽ có thêm được những địa điểm khi du lịch Hà Nội - mảnh đất phồn hoa nhưng cũng mang đậm dấu ấn văn hoá dân tộc nhé.

 

Nguyễn Thu Trang - Mytour.vn

 

Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Mytour (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour..

Các câu hỏi thường gặp
Thăng Long tứ trấn là gì?

- Thăng Long tứ trấn là tên gọi của 4 khu phố cổ ở trung tâm Hà Nội, bao gồm phố Hàng Đào, phố Hàng Bồ, phố Hàng Gai và phố Hàng Bạc.

Tại sao Thăng Long tứ trấn lại được coi là nét đẹp văn hóa tâm linh của người Hà Nội?

- Thăng Long tứ trấn là nơi tập trung nhiều di tích lịch sử, kiến trúc cổ và các đền chùa, miếu thờ cúng. Đây là nơi gắn liền với lịch sử và truyền thống tâm linh của người Hà Nội.

Những địa điểm nổi bật ở Thăng Long tứ trấn là gì?

- Các địa điểm nổi bật ở Thăng Long tứ trấn bao gồm: Đền Ngọc Sơn, Chùa Hương, Nhà thờ Lớn, Hồ Hoàn Kiếm, Cầu Thê Húc, Đền Quán Thánh, Đền Bà Đầm...

Thăng Long tứ trấn có gì đặc biệt so với các khu phố khác ở Hà Nội?

- Thăng Long tứ trấn là nơi tập trung nhiều cửa hàng bán đồ thủ công mỹ nghệ, đặc sản Hà Nội và các món ăn đặc trưng của vùng miền Bắc. Đây cũng là nơi thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan và mua sắm.

Khi nào là thời điểm thích hợp để tham quan Thăng Long tứ trấn?

- Thời điểm thích hợp để tham quan Thăng Long tứ trấn là vào mùa thu và đông, khi thời tiết se lạnh và không quá nắng nóng. Ngoài ra, vào các ngày lễ, Tết Nguyên Đán hay các ngày lễ tôn giáo cũng là thời điểm thu hút đông đảo du khách đến tham quan.

0 Thích

Đánh giá : 5.0 /588