“Thăng Long Tứ trấn”, “Tứ Trấn Hà Nội” là cái tên không còn xa lạ với người dân đất Việt. Tuy nhiên, đến thăm bốn ngôi đền linh thiêng này, người dân không khỏi ngạc nhiên bởi lịch sử ra đời cũng như lối kiến trúc cổ kính của những di tích này.
Thủ đô Hà Nội có nhiều danh lam, thắng cảnh với vẻ cổ kính như Hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm,… Hà Nội vẫn gìn giữ được những di tích văn hóa - lịch sử nổi tiếng là niềm tự hào của cả dân tộc. Trong số đó phải kể đến “Thăng Long Tứ trấn”, bốn ngôi đền thiêng giữa lòng Thủ đô. Những ngôi đền trấn giữ những vị trí huyết mạch trên mảnh đất Thăng Long, mang đến sự ổn định, bình yên.
Thăng Long Tứ trấn bao gồm bốn ngôi đền ở bốn phía kinh thành Thăng Long xưa. Đền Bạch Mã trấn ở phía Đông, đền Voi Phục trấn giữ phía Tây, đền Kim Liên bảo vệ vùng đất phía Nam, đền Quán Thánh trấn an phía Bắc. Mỗi ngôi đền thờ một vị thần khác nhau và có ý nghĩa lịch sử khác nhau. Cùng mytourblogs.com tìm hiểu điểm khác biệt ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Được xây dựng từ năm 866, đền Bạch mã nằm ở số 76 Hàng Buồm, ngay trong khu phố cổ. Đền Bạch Mã là một ngôi đền, linh thiêng bậc nhất ở thủ đô ngàn năm văn hiến. Tại đây thờ thần Long Đỗ, vị thần trấn giữ bình yên ở phía Đông của kinh thành Thăng Long. Ngài từng được dân chúng thời xưa kính nể và tôn sùng.
Sở hữu quy mô bề thế với diện tích hơn 500m2. Thuộc “Thăng Long Tứ trấn” này mang đậm nét kiến trúc từ thời Lý, Trần. Không chỉ mang giá trị tâm linh. Đền còn lưu giữ nhiều tư liệu quý giá trong suốt chiều dài lịch sử Thăng Long. Mặc dù đã trải qua nhiều thế kỉ nhưng vẫn được gìn giữ và tôn tạo khá tốt. Hiện nay, trong đền vẫn còn lưu giữ hơn 15 tấm bia với những thông tin quý giá. Bạn có thể thấy trên đó những sự tích đền và thần, nghi lễ cúng bái cũng như thông tin về các lần trùng tu, tôn tạo.
đền Bạch Mã đầy linh thiêng
Bên trong đền Bạch Mã
Bên trong đền Bạch Mã
Hội Đền Bạch Mã diễn ra vào ngày 12 và 13/2 Âm lịch hằng năm. Tại lễ hội, bạn sẽ được tham gia nhiều hoạt động như dâng hương, tế lễ, múa sư tử và biểu diễn nghệ thuật hấp dẫn.
Tọa lạc tại phường Cầu Giấy, Ba Đình, đền Voi Phục nằm trầm tư bên hồ Thủ Lệ, nép mình dưới những tán cổ thụ cao lớn, xanh mát. Được xây dựng vào năm 1065 dưới thời nhà Lý. Đền Voi phục trấn giữ phía Tây của kinh thành Thăng Long xưa. Ngôi đền này thờ thần Linh Lang – con trai thứ 4 của vua Lý Thánh Tông và cung phi thứ 9. Ha1i vị đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm để gìn giữ đất nước.
Cổng vào Đền Voi Phục
Đền Voi Phục
Đền Voi Phục
Chứng kiến bao biến cố, chiến tranh, đền Voi Phục bị phá hủy nặng nề dưới thời thực dân Pháp. Qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, đền đã có diện mạo khang trang hơn, nhưng vẫn giữ được những nét giá trị ban đầu.
Ở cửa “Thăng Long Tứ trấn” phía Tây, bạn sẽ thấy hai bức tượng voi quỳ. Chính vì thế mà nhân dân gọi tên di tích này là đền Voi Phục. Ở phía trong đền, những chi tiết chạm khắc hình rồng cùng các họa tiết trang trí tỉ mỉ. Nét đẹp kiến trúc thời xưa vô cùng hài hòa với khung cảnh yên tĩnh và thanh bình nơi đây. Đền không chỉ sở hữu nét đẹp đặc sắc về mặt kiến trúc, mà còn đóng góp nhiều ý nghĩa tâm linh vào bản sắc văn hoá dân tộc.
Được xây dựng vào thế kỉ XVI - XVII, là ngôi đền bảo vệ kinh thành nằm ở phía Nam. Nơi đây thờ thần Cao Sơn Đại Vương. Trải qua nhiều năm tháng chiến tranh và biến cố lịch sử, ngôi đền này đã nhiều lần tu sửa. Sau này, đền được bổ sung thêm cổng tam quan và một số chi tiết mới, tạo nên diện mạo ngày nay.
Các công trình trong đền Kim Liên được trang trí với các hoạ tiết và hoa văn chạm khắc công phu, sinh động. Đền mang đậm phong cách kiến trúc và nghệ thuật của thời nhà Nguyễn. Ngoài ra, bên trong đền còn lưu giữ những tấm bia đá với giá trị lịch sử - văn hóa lâu đời.
Đền Kim Liên
Quang cảnh Đền Kim Liên
Tam quan Đền
Bia đá đền Kim Liên.
Hàng năm, vào ngày 16 tháng 3 Âm lịch, người dân làng Kim Liên lại tổ chức lễ hội truyền thống tại đền. Tại lễ hội, bạn có thể tham gia các hoạt động tế lễ để báo đáp ơn thần. Ngoài ra, những trò chơi dân gian đặc sắc như cờ người, chọi chim, thi đấu võ thuật, bóng bàn,… thu hút đông đảo người dân tham gia.
Nằm trong “Thăng Long Tứ trấn”, trấn giữ yên ổn ở phía Bắc của kinh thành Thăng Long. Đền Quán Thánh nằm ngay ngã tư Quán Thánh giao với đường Thanh Niên. Còn gọi là đền Trấn Vũ, đền nhìn ra Hồ Tây, quanh năm thoáng đãng, mát mẻ. Nơi đây thờ Huyền Thiên Trấn Vũ - vị thần đã có công trừ tà diệt quái, bảo vệ dân lành.
Bên trong đền Quán Thánh
Thăng Long Tứ Trấn
Văn bia tại đền Quán Thánh
Rồng được chạm khắc tinh sảo
Đền Quán Thánh
Bên trong đền Quán Thánh
Kiến trúc trong đền được đánh giá là có giá trị nghệ thuật cao. Những mảnh chạm khắc trên gỗ vô cùng tinh tế và độc đáo, hài hòa trong một không gian đầy linh thiêng. Bên trong đền, nổi bật nhất là tượng Trấn Vũ uy nghiêm được đúc hoàn toàn bằng đồng đen với chiều cao gần 4m và nặng khoảng 4 tấn. Tuy được đúc cách đây ba thế kỉ, tượng Trấn Vũ vô cùng tinh xảo. Đó là minh chứng cho nghệ thuật đúc đồng và tạc tượng độc đáo cũng như sự tài hoa và khéo léo của những nghệ nhân Hà thành.
Lễ hội đền Quán Thánh cũng được tổ chức hàng năm vào ngày 3 tháng 3 Âm lịch.
“Thăng Long Tứ trấn” không chỉ có giá trị lịch sử mà còn là biểu tượng của đời sống tâm linh và văn hoá của người Việt bao đời nay. Mỗi ngôi đền đều thờ một vị thần khác nhau, ngày đêm vẫn trấn giữ bảo vệ thủ đô yên bình và phồn vinh. Nếu bạn có cơ hội đi du lịch Hà Nội, hãy đến thăm quan những ngôi đền linh thiêng này để hiểu thêm về lịch sử, văn hoá của mảnh đất Kinh kỳ.
0 Thích