Tết Nguyên đán được người Cao Lan chuẩn bị rất chu đáo. Sau một năm trời làm việc vất vả, đây là dịp cho mọi người nghỉ ngơi, vui chơi, thăm hỏi và chúc tụng nhau những điều tốt lành. Các gia đình tụ họp đông đủ bên bếp lửa hồng, cùng nhau chuyện trò, bàn bạc và đánh giá thành quả của gia đình trong năm qua và bàn cách làm ăn trong năm tới. Thời gian ăn tết của người Cao Lan kéo dài từ 27- 28 tháng Chạp đến rằm tháng Giêng âm lịch.
Tết của người Cao Lan - dịp nghỉ ngơi sau 1 năm làm việc vât vả
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Bắc Giang
Công việc đầu tiên để chuẩn bị cho việc đón mừng năm mới của người Cao Lan là tục dán giấy đỏ (tiếng Cao Lan là Chí dịt) trong nhà. Khoảng trước tết 2 ngày (28, 29 tháng Chạp) là ngày "niêm phong" cho tất cả những gì thuộc về gia đình. Từ cái cuốc, cái xẻng, con dao, cái cày, cái bừa, cây cối quanh nhà, chuồng trại... đều được dán giấy đỏ để các vật này được "nghỉ Tết". Toàn bộ ngôi nhà bỗng nhiên nhuộm sắc đỏ rực rỡ.
Tục dán giấy đỏ trong nhà của người Cao Lan
Theo quan niệm của người Cao Lan, giấy đỏ biểu trưng cho niềm vui, sự tốt lành. Dán giấy đỏ lên những nơi quan trọng là bắt đầu cho một năm mới với mong muốn an khang thịnh vượng.
Cũng theo phong tục dân tộc Cao Lan, ngày một 1 sẽ đi thăm họ hàng, mồng 2 là làng xóm. Món ăn đặc trưng trong ngày Tết là bánh vắt vai (bên cạnh bánh chưng, bánh rán bánh khảo như các dân tộc khác). Ngày Tết, bất kỳ gia đình nào cũng làm bánh vắt vai. Đó là loại bánh được làm từ gạo nếp, gói trong tàu lá chuối, nhân bánh là đỗ và đường. Trong dịp Tết, người Cao Lan đi lễ tết họ hàng nội ngoại ở xa, bánh này được cấu tạo theo chiều dài có thể vắt trên vai nên người ta gọi đó là bánh vắt vai
Chuẩn bị gói bánh
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Bắc Giang
Bánh vắt vai
Ngoài các loại bánh đó, trong dịp tết nguyên đán, ở các gia đình Cao Lan đều treo, ướp thịt lợn, thịt gà để dùng trong suốt những ngày tết. Tuy nhiên, trong dân tộc Cao Lan, tuỳ theo từng họ mà có sự kiêng khem bắt buộc. Có lẽ do quan niệm từ cổ xưa, người Cao Lan coi những con vật được kiêng khem ấy là thuỷ tổ của dòng họ mình nên người ta không ăn thịt mà chỉ thờ cúng. Ví dụ: họ La kiêng cá quả, họ Lục, họ Lý, họ Trần kiêng thịt chó, họ Dương kiêng gà…
Sáng sớm ngày mồng một tết, các gia đình cúng tổ tiên tại nhà mình, mời tổ tiên ăn cỗ mừng năm mới và xin tổ tiên phù hộ cho con cháu, cho dòng tộc được hưởng mọi sự tốt lành. Sau khi đã cúng gia tiên, chủ nhà cho phép con cháu cùng ăn cỗ. Con cháu mừng tuổi cho ông bà, trẻ nhỏ. Chủ nhà và các con trai lớn đi chúc tết các gia đình trong thôn bản. Còn các mẹ, các chị thì ở nhà làm cơm đón khách và vui tết tại nhà mình. Phải đến ngày mồng 2, mồng 3 thì các bà, các chị mới được đi chúc tết. Lúc này người ta mặc những bộ quần áo đẹp nhất, mới nhất của dân tộc Cao Lan. Từ các nẻo đường, ngõ xóm, những màu áo chàm thẫm với chiếc thắt lưng hoa đào, hoa lý như khoe sắc trong gió xuân. Và cũng từ ngày mồng 2 tết trở đi, các gia đình có bạn hát đến nhà chơi, họ chúc nhau sang năm mới có những điều hạnh phúc, tốt lành. Mọi người cùng ăn cỗ và hát Sịnh ca thsăn lèn (những bài hát chúc mừng năm mới). Cuộc hát được tiếp diễn từ ngày này sang ngày khác, từ gia đình nọ sang gia đình kia.
Nhảy điệu con chim gâu trong ngày tết
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Bắc Kạn
Trong dân tộc Cao Lan, chiếc cối xay, cối giã có vị trí rất quan trọng đối với mỗi gia đình. Đó là biểu tượng của âm dương. Người Cao Lan quan niệm, nếu mở cối vào giờ tốt thì quanh năm thóc gạo nhiều. Đó chính là sự sinh sản, sự no đủ. Bởi vậy ngày mồng 2 tết, các gia đình làm lễ ra đình (lễ này gồm một miếng thịt, một chiếc bánh chưng) để xin “thày” mở cối xay cối giã. Dân bản lại cử ra một thày mo có uy tín đại diện cho làng để cúng thổ công, xin âm dương cho cả làng. Trong lễ cúng ở đình, có bắn súng kíp để chào xuân.Vật dùng xin âm dương là đôi “cạo chí”- từng gia đình đặt đôi “cạo chí” của mình lên mâm cỗ cúng thổ công của làng và sau đó thì mang về dùng khi có việc. Người Cao Lan rất gắn bó với cối xay, cối giã nên đồng bào có lệ ra đình làm lễ xin giờ mở cối. Đó là một giờ phút trang trọng và tôn nghiêm nhất diễn ra trong mỗi gia đình người Cao Lan.
Việc đón tết nguyên đán của người Cao Lan ở Bắc Giang là sự gắn kết các thành viên trong mỗi gia đình, trong dòng tộc, và cả cộng đồng làng xã. Với người Cao Lan, từ xa xưa đến nay, tết nguyên đán không chỉ là sự ăn ngon, mặc đẹp mà ngày tết còn là dịp để mọi người đến với nhau gần hơn qua câu hát slịnh ca với những lời chúc mừng tốt đẹp, bởi slịnh ca thsăn lèn (hát năm mới) là món ăn tinh thần không thể thiếu được của người Cao Lan ở Bắc Giang trong mỗi độ tết đến xuân về.
0 Thích