Mytour blogimg_logo
Tags:
vui chơi giải trídu lịch Tây Nguyênkhám phá Tây Nguyêncảnh đẹp Tây Nguyên
06/04/20233.4610

Tây Nguyên đánh thức tiềm năng du lịch di tích năm 2024

Khu vực Tây Nguyên với nhiều tiềm năng du lịch không những mang giá trị kinh tế mà còn là những chiến tích được đi vào lịch sử. Để nhằm mục đích đẩy mạnh phát triển tiềm năng du lịch di tích tại Tây Nguyên sẽ là điều đáng chú ý trong thời gian này
 
Nam Nâm Nung có diện tích hơn 30km², kéo dài từ phía Tây Bắc địa bàn xã Quảng Sơn (huyện Đắk Gl’ong) đến Lâm trường Đắk N’tao và Khu bảo tồn thiên nhiên Nâm Nung. Hầu hết rừng ở đây vẫn còn là nguyên sinh. So với Bắc Nâm Nung, động thực vật ở khu vực Nam Nâm Nung có phần phong phú hơn. Quần thể khu di tích này bao gồm Tỉnh ủy và Tỉnh đội Quảng Đức cũ. Khu căn cứ Tỉnh đội nằm ở phía Tây Nam Dình Dứa, dưới chân đồi Yok K’Lé Lay. Vành đai ngoài khu vực Tỉnh ủy hiện tại vẫn còn những vết tích hầm, hào hình chữ Z, bếp Hoàng Cầm và những dấu tích địa dư mà các chiến sĩ trước đây phát rẫy trồng màu (lúa, ngô, khoai, sắn...). Vào bên trong vành đai là trung tâm của Tỉnh đội (1968 - 1971), như một quần thể kết cấu của nhà và hầm nối tiếp nhau.

Hoàng hôn xuống ở hồ
 
Từ trên đồi (phía Nam) đi xuống (theo hướng Bắc), khách tham quan sẽ được thấy vết tích hầm của Tỉnh ủy (có độ dài 2,5m, rộng 0,9m) và hầm làm theo kiểu chữ Z để tiện cho việc đi lại - một cửa vào và một cửa ra. Tiếp là căn nhà ở và làm việc giai đoạn 1968 - 1969 của đồng chí Bùi Đức Thành (Năm Nhân), và sau đó là đồng chí Nguyễn Văn Thanh - Tỉnh đội trưởng ở và làm việc giai đoạn 1969 - 1971. Từ căn cứ Tỉnh đội theo hướng Bắc khoảng 3,5km đường chim bay là tới căn cứ Tỉnh ủy thuộc khu vực suối Đắk Điên Clou, được bao bọc bởi 2 phụ lưu suối Đắk Điên Clou ở phía Bắc và Đông Nam. Khi đến nơi đây, khách tham quan sẽ được thấy nền nhà Tỉnh ủy nằm tựa lưng vào 2 tảng đá lớn phủ đầu rêu xanh bên lề con suối (phụ lưu phía Nam). Trước đây nhà là nơi ở và làm việc của đồng chí Trần Phòng (Bảy Biên) - Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Đức, nền nhà có diện tích 12m², làm bằng gỗ, lợp lá mây hai mái, mặt hướng về phía Bắc.
 
Thác nước cao là đặc trưng của vùng núi Tây Nguyên

Nằm về phía Tây Bắc khoảng 30m là căn hầm tự nhiên trong vách đá, phía trên hầm được phủ một tảng đá lớn, có sức chứa 8 - 10 người, mặt hầm hướng về phía Bắc nằm cạnh kề phụ lưu suối Đắk Điên Clou (nhánh phía Bắc) về hướng Đông chừng 50m, khách tham quan sẽ tận mắt nhìn thấy một ngọn thác nhỏ xinh xắn và thơ mộng, có độ cao 3,5 - 4m. Hội trường, nơi tổ chức Đại hội Tỉnh ủy tỉnh Quảng Đức lần thứ nhất (2/9/1969) nằm tựa lưng vào dòng chảy của thác.
 
Rừng cây Tây Nguyên
 
Bia tưởng niệm
 

Trong khung cảnh núi rừng Nam Nâm Nung hôm nay, ít ai ngờ nơi đây trong kháng chiến chống Mỹ lại là một căn cứ cách mạng nổi tiếng. Đến đây khách tham quan sẽ được tận mắt chứng kiến màu xanh ngút ngàn của núi rừng Tây Nguyên, được đắm mình trong những con suối, ngọn thác với dòng nước trong lành, mát mẻ, lúc này hình ảnh lịch sử như sống lại trước mắt du khách một thời hào hùng oanh liệt, di tích nằm lọt vào thảm rừng nguyên sinh, với những cây cổ thụ như ôm ấp và che chở các dấu tích của một thời lịch sử oai hùng. Nơi đây như một quần thể của sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và con người, du khách sẽ được hít thở không khí trong lành, tắm và vui đùa trên dòng thác, một khung cảnh hữu tình đầy chất thơ mà thiên nhiên ban tặng cho con người
 
Suối đá ở krong

Khi nhắc đến lịch sử đấu tranh cách mạng của tỉnh Gia Lai, ai cũng phải nhớ địa danh “Krong”. Đó là nơi đứng chân của Tỉnh ủy Gia Lai suốt 20 năm tròn (1955 - 1975), nơi chứng kiến những quyết sách táo bạo cho Gia Lai toàn thắng. Từ trung tâm huyện Kbang, theo đường Đông Trường Sơn, du khách đi khoảng 50km là đến căn cứ của Tỉnh ủy Gia Lai ở xã Krong. Băng qua một con suối, mấy cánh đồng là đến nền nhà của trụ sở Tỉnh ủy cũ; còn đó bếp Hoàng Cầm, nhà kho, sân bóng chuyền… Đó là khu trung tâm, còn nguyên vùng căn cứ thì nằm trên phạm vi rất nhiều xã: Đắk Roong, Kon Pne, Lơ Ku... Từ xã Sơ Ró (huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai), cuối năm 1955, Tỉnh ủy Gia Lai quyết định chuyển căn cứ về đây để tiện cho hoạt động cách mạng vì địa thế phù hợp, có rừng dày đặc bao bọc tứ phía, lại giáp 2 tỉnh Kon Tum và Bình Định. Tại đây, “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, Tỉnh ủy Gia Lai đã hoạt động cho đến ngày giải phóng.

0 Thích

Đánh giá : 4.7 /556