Những năm gần đây, khách du lịch đến Lai Châu thường lựa chọn loại hình du lịch homestay để khám phá nét văn hóa đặc sắc của người dân bản địa. Một trong những điểm đến homestay nổi bật, thu hút nhiều du khách là thị trấn Sìn Hồ (huyện Sìn Hồ).
Quang cảnh đơn sơ ở Sìn Hồ đầu đông
Xem thêm: Khách sạn giá tốt ở Lai Châu
Thị trấn Sìn Hồ nằm trải rộng trên diện tích 9,51 km², ở độ cao gần 1.500m so với mực nước biển. Đây là nơi cư trú của cộng đồng các dân tộc thiểu số Dao, Mông, Lự, Phù Lá… với bản sắc văn hóa độc đáo, trong đó có tục lệ tắm lá thuốc của dân tộc Mông, Dao đỏ.
Cung đường tuyệt đẹp đến Sìn Hồ Lai Châu
Xem thêm: Tour giá tốt đến Lai Châu
Ở thị trấn Sìn Hồ có khá nhiều cơ sở tắm lá thuốc, nhưng điểm đến thu hút đông khách nhất là cơ sở tắm lá thuốc, xoa bóp và bấm huyệt của ông Sùng A Páo, một danh y người dân tộc Mông.
Dung dịch lá thuốc được đặc chế từ 10 loại cây thuốc (trong đó có gừng và sả) hái trên núi, có màu đen, nhiệt độ trung bình khoảng 40ºC và được chứa trong một thùng gỗ to vừa đủ một người ngồi.
Dung dịch lá thuốc được chuẩn bị rất công phu
Trước khi tắm, du khách sẽ được hướng dẫn một số thao tác xử lý cảm giác say thuốc (nếu có). Sau khoảng 40 phút tắm lá thuốc, du khách sẽ thấy cơ thể mình sảng khoái và khỏe ra. Tiếp theo, du khách có thể được xoa bóp và bấm huyệt để giải tỏa hoàn toàn căng thẳng, mệt mỏi.
Du khách sẽ thấy cơ thể mình sảng khoái và khỏe ra khi tắm lá thuốc
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Lai Châu
Theo ông Páo, để có một thùng nước lá thuốc đạt chất lượng, cần phải tuân thủ các quy định: chọn người biết nghề bốc thuốc lá, thông thạo địa hình có cây thuốc để đi hái lá thuốc từ lúc vẫn còn đọng sương sớm.
Người dân Sìn Hồ đi hái thuốc
Sìn Hồ còn được biết đến như “Sa Pa thứ hai” của vùng Tây Bắc bởi khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm (nhiệt độ trung bình năm khoảng 18º C), là môi trường thích hợp để các loại cây như lê, đào, mận, thảo quả,… bốn mùa đơm hoa kết trái. Thời gian gần đây, khu vực này được biết đến nhiều hơn bởi những giống địa lan, dược liệu quý hiếm có một không hai ở khu vực Đông Nam Á cùng cá hồi - loài động vật đặc trưng xứ lạnh đã được nuôi thành công tại địa phương.
Sìn Hồ còn được biết đến như “Sa Pa thứ hai” của vùng Tây Bắc
Thiên nhiên còn ban tặng cho Sìn Hồ nhiều thắng cảnh đẹp như núi đá Ô; động Tiên, quần thể hang động Pu Sa Cáp; suối Sìn Hồ, Hồng Hồ, Hoàng Hồ… Khung cảnh nơi đây càng trở nên sống động, chẳng khác nào bức tranh màu tuyệt đẹp mỗi khi có phiên chợ cuối tuần. Trên khắp các ngả đường, người dân tộc Mông, Dao đỏ, Lự, Phù Lá… với trang phục đặc trưng cùng kéo nhau đến chợ. Tiếng nói, tiếng cười hòa quyện cùng tiếng sáo, tiếng đàn môi tạo thành âm thanh rộn rã, vang vọng khắp núi rừng. Chợ phiên Sìn Hồ ngoài bán những mặt hàng thương nghiệp đưa từ dưới xuôi lên còn có các hàng nông sản thực phẩm, thổ cẩm truyền thống của địa phương.
Đến với Sìn Hồ, bên cạnh dịp khám phá phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, chợ phiên vùng cao độc đáo cùng dịch vụ chữa bệnh bằng phương pháp vật lý trị liệu…, du khách còn có cơ hội thưởng thức các món đặc sản địa phương như thịt trâu quấn lá lốt, dê hấp, lợn bản, cá suối, xôi nếp nương, thắng cố, cá hồi, rượu men lá…
Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Lai Châu giai đoạn 2006 – 2020 chú trọng phát triển du lịch bền vững tại Sìn Hồ, trong đó có du lịch homestay, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, nhưng không làm mất đi nét đẹp văn hóa bản làng. Với hướng đi này, trong tương lai, Lai Châu sẽ trở thành một trong những điểm nhấn về du lịch ở khu vực Tây Bắc, thu hút du khách trong và ngoài nước.
Mytour - Nguồn tổng hợp
0 Thích