Đi du lịch trở thành cái thú vui của nhiều người. Đi để trải nghiệm, đi để khám phá, đi để đổi gió, đi để gặp những con người chưa từng có dịp quen biết và đi để khám phá hương vị ẩm thực của vùng miền. Trong những món ăn đã từng nếm thử, có lẽ món Sủi Cảo cũng không có gì xa lạ với nhiều người. Vậy hãy một lần thử tới Chợ Lớn và ăn Sủi Cảo nơi đây, nó sẽ không chỉ là một cái tên quen biết mà sẽ trở thành một món ăn rất đỗi thân thương, ghi dấu về một góc thành phố.
Sủi Cảo – món ăn tinh tế mang hơi thở Trung Hoa vào cuộc sống Việt. - Ảnh: kitchenart
Sủi Cảo vốn là một món ăn truyền thống của Trung Quốc nhưng cũng đã góp mặt trong nền ẩm thực Việt Nam một quãng thời gian khá dài và ngày nay thì trở nên quen thuộc, là món ăn yêu thích của rất nhiều người. Món ăn bé nhỏ, xinh xắn nhưng lại mang trong mình nhiều ý nghĩa.
Sủi Cảo bé nhỏ, xinh xắn nhưng mang theo nhiều ý nghĩa. -Ảnh: nipic
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Hồ Chí Minh
Với người Trung Quốc, ăn Sủi Cảo thì cả nhà cùng ăn, đặc biệt là trong những ngày tết, trong đêm giao thừa. Đây là món ăn tượng trưng cho sự đoàn tụ. Mang ra mời khách chứng tỏ sự quý trọng và nhiệt tình của chủ nhà. Sủi Cảo hiện hữu trong nền ẩm thực của Trung Hoa với một vị trí đặc biệt và đậm nét Đến Trung Quốc mà không ăn Sủi Cảo thì có lẽ gia vị của chuyến đi đã nhạt đôi phần.
Sủi Cảo nhìn đơn giản thì là bột mì gói nhân vào rồi nấu lên ăn. Nhưng để làm cho ngon, cho khéo thì không phải nơi đâu cũng làm được. Làm được Sủi Cảo đúng điệu thì quá trình làm nhân cho đến nặn hình đều rất cầu kỳ, tỉ mẩn. Nhân Sủi Cảo làm chủ yếu từ thịt và rau. Có thể là từ những loại chỉ thịt hoặc chỉ rau nhưng chủ yếu người ta hay trộn lẫn cả hai loại để đạt được mùi vị ưng ý, hài hòa.
Cẩn thận từ lúc cán bột để làm Sủi Cảo. -Ảnh: Kim Nguyen Bao
Vỏ Sủi Cảo đều đặn, vuông vắn. -Ảnh: Pano''''''''''''''''s kitchen
Nhân được băm đều tay, dao thớt chạm vào vang vang lên những tiếng rắn chắc. Người Trung Quốc khi băm nhân cho Sủi Cảo thường thay đổi dao to nhỏ khác nhau khiến âm thanh vang lên cũng lúc to, lúc nhỏ, lúc mạnh, lúc nhẹ như khúc nhạc truyền thống. Nhiều nhà còn ngầm so sánh với nhau xem tiếng băm của nhà nào vang vọng hơn, giòn giã hơn, lâu hơn. Băm nhân tiếng to mà thời gian lại dài, có nghĩa là “lâu dài và dư thừa”. Băm nhân thời gian càng dài tức là gói sủi cảo càng nhiều, tức là cuộc sống đầm ấm, khá giả.
Nhân bên trong Sủi Cảo. -Ảnh: sưu tầm
Sủi Cảo ta thường thấy là Sủi Cảo hình bán nguyệt truyền thống. Muốn gói theo hình này thì khi gói gấp đôi vỏ bánh hình tròn lại rồi dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ của tay phải viền theo diềm hình bán nguyệt đều đặn. Nhưng cũng có những nhà lại thích kéo hình bán nguyệt thành hình nén bạc, để tượng trưng cho sự giàu có, sung túc. Lại cũng có những gia đình ở nông thôn in bông lúa mì lên Sủi Cảo để mong muốn một mùa thu hoạch bội thu. Tạo hình Sủi Cảo không nhất thiết phải theo khuôn phép nhưng đặc biệt phải cẩn thận, tránh để hở kẻo nhân trôi ra ngoài, hình dáng không đẹp mắt và ăn cũng mất đi hương vị.
Sủi Cảo hình bán nguyệt. -Ảnh: daovien
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Quận 1
Sủi Cảo hình nén bạc. -Ảnh: lechatnoirsaigon
Cách gói sủi cảo khác đơn giản hơn -Ảnh: lammonngon
Gói xong hết Sủi Cảo thì bắt đầu nấu. Đợi nước sôi lên rồi từ từ cho Sủi Cảo vào. Người Trung Quốc có quan niệm nấu Sủi Cảo phải cho thêm 3 lần nước lạnh bởi trong tiếng Trung, nó đồng âm với “phúc đi rồi lại đến”. Đun Sủi Cảo tùy độ lớn, chừng 10 – 20 phút là có thể vớt ra.
Sủi Cảo đợi nấu lên. -Ảnh: KimNguyenBao
Đun Sủi Cảo. -Ảnh: amthucgiadinh
Chuyện về Sủi Cảo, người ta hay vè:
Một chiếc sủi cảo hai đầu nhọn,
Bỏ vào nồi thành trăm ngàn chiếc.
Thìa vàng múc, bát bạc bưng,
Đặt lên bàn thờ cúng tổ tiên
Thần tiên nhìn thấy cũng vui lòng,
Quanh năm bốn mùa được bình an.
Truyền thống Trung Hoa gói ghém vào những miếng Sủi Cảo nhỏ. -Ảnh: LnL
Xem thêm: Các tour du lịch Hồ Chí Minh
Mấy câu vè này ra đời bởi quan niệm khi ăn Sủi Cảo. Theo truyền thống thì việc ăn Sủi Cảo cũng phải tỉ mỉ nhìn trước ngó sau. Sủi Cảo làm ra thì bát thứ nhất phải dùng để thờ tổ tiên. Bát thứ hai là để thờ thần thánh trong nhà. Bát thứ ba mới để cả gia đình thưởng thức. Cùng nhau quây quần trong không gian đầm ấm.
Sủi Cảo và nguyện ước về sự đoàn tụ. -Ảnh: trithucsong
Cái sự ấm áp, sum vầy của Sủi Cảo Trung Hoa cũng không rõ từ bao giờ tới Việt Nam và thành hình trong tâm trí của nhiều người. Không khó để tìm một quán bán Sủi Cảo ở tp. Hồ Chí Minh và cũng không quá khó để bắt gặp các gia đình cùng làm Sủi Cảo để thưởng thức và các chị em, các bạn nữ tập tành làm Sủi Cảo với nhau.
Sủi Cảo Trung Hoa đi vào đời sống Việt. -Ảnh: sưu tầm
Mời bạn đón xem Sủi Cảo - Hương vị Trung Hoa giữa lòng Sài Gòn (Phần 2)
Iki Oleo - mytourblogs.com
Lưu ý: Tất cả bài viết thuộc bản quyền mytourblogs.com. Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại mytourblogs.com.
Sủi cảo là một loại món ăn Trung Hoa, được làm từ bột mì và nhân thịt, tôm hoặc rau củ. Nó được đặt trong nước dùng và thường được ăn kèm với tương ớt hoặc tương xì dầu.
Sủi cảo có nguồn gốc từ Trung Quốc và được phổ biến rộng rãi trên khắp châu Á. Tuy nhiên, nó cũng đã trở thành một món ăn phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Có, sủi cảo có thể được làm với nhiều loại nhân khác nhau, bao gồm thịt heo, tôm, cua, rau củ và nấm. Mỗi loại nhân sẽ mang đến hương vị và cảm giác khác nhau cho món ăn.
Ở Hồ Chí Minh, bạn có thể tìm thấy sủi cảo ở nhiều quán ăn Trung Hoa và các nhà hàng chuyên về món ăn Trung Hoa. Một số địa điểm nổi tiếng để thưởng thức sủi cảo ở Hồ Chí Minh bao gồm Nhà hàng Dimsum Hà Nội, Nhà hàng Dimsum Tân Sơn Nhất và Nhà hàng Dimsum Hải Sản.
Sủi cảo là một món ăn giàu chất dinh dưỡng, bao gồm protein, chất xơ và các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Nó cũng có thể giúp giảm cân và cải thiện sức khỏe tim mạch nếu được ăn đúng cách và kết hợp với một chế độ ăn uống lành mạnh.
0 Thích