Mytour blogimg_logo
Tags:
du lịch Bình ĐịnhTháp Đôi Bình ĐịnhTháp Chăm Pa Bình ĐịnhTháp Hòn Chuông Bình ĐịnhTháp Dương Long Bình ĐịnhThành phố Quy NhơnTháp Bánh Ít Bình Định
06/04/20238.7300

Sức lôi cuốn của quần thể kiến trúc tháp Chăm Pa ở Bình Định - Phần 1 năm 2025

Bình Định – mảnh đất được mệnh danh là vùng “Đất võ trời văn” của Việt Nam, nơi hòa quyện giữa núi non biển cả, nơi gần 5 thế kỷ giữ vai trò là trung tâm của nhà nước Chăm Pa cổ kính. Trên vùng đất giàu truyền thống văn hiến này, Bình Định hôm nay tỏa sáng với những giá trị lịch sử và những di sản văn hóa được bảo tồn qua thời gian. Dấu ấn Chăm Pa hiện lên vô cùng phong phú, đa dạng về loại hình, nhiều về số lượng… tất cả hòa quyện tạo nên sức lôi cuốn khó cưỡng đối với những ai từng đặt chân đến  nơi đây.

 

Với những ai đã từng ra Bắc vào Nam, hẳn sẽ bắt gặp những ngôi tháp Chăm Pa cổ kính nằm rải rác dọc trên dải đất miền Trung. Những cụm tháp với nhiều thế đứng khác nhau. Khi thì ẩn mình trong thung lũng, khi thì nằm chơ vơ giữa đồi, khi thì đứng ngay ven đường quốc lộ,…

 

Tháp Chăm Pa

Tháp Chăm Pa nằm ở nhiều vị trí trên dải đất miền Trung - Ảnh: Lan Nguyen

 

Quần thể tháp Chăm Pa ở Bình Định còn khá nguyên vẹn, đa dạng về hình thù và đạt nhiều kỷ lục trong khu vực Đông Nam Á như tháp Hòn Chuông được xây dựng ở vị trí cao nhất Đông Nam Á (600m), tháp Dương Long là tháp gạch cao nhất với tháp giữa cao 39m.

 

Tháp Chăm Pa

Các hình dạng khác nhau của tháp Chăm Pa ở Bình Định - Ảnh: Lan Nguyen

 

Xuất phát từ thành phố Quy Nhơn đi trong vòng 40km, du khách có thể khám phá hầu hết các tháp Chăm Pa ở đây, nơi mà nhà thơ Văn Cao lần đầu tiên đến và thổn thức khi liên tưởng:

 

“Từ trời xanh rơi vài giọt tháp Chàm quanh Quy Nhơn”

 

Dưới đây là một số gợi ý của mytourblogs.com về những tháp đặc sắc nhất của quần thể di tích tháp Chăm Pa tỉnh Bình Định mà nếu có dịp bạn nên ghé tham quan.

 

THÁP ĐÔI

 

Nằm ở phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn xinh đẹp, là địa điểm đầu tiên trong hành trình khám phá các tòa tháp độc đáo của Bình Định. Tháp Đôi được đánh giá là công trình kiến trúc “độc nhất vô nhị” của nghệ thuật kiến trúc Chăm Pa. Sở dĩ có tên gọi như thế là vì có hai ngọn tháp, tháp chính cao 20m, tháp phụ cao 18m, sừng sững đứng bên nhau qua nhiều lớp thời gian như hai người tri kỷ.

 

THÁP ĐÔI

Hai tòa tháp đứng sừng sững bên nhau - Ảnh:Phan Hoài Vy

 

Tháp được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 12 và được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia năm 1980. Cả hai tháp đều không phải là tháp vuông nhiều tầng theo truyền thống của tháp Chăm Pa. Cấu trúc gồm hai phần chính đó là khối thân hình vuông và phần đỉnh tháp hình mặt cong. Ở ngọn tháp lớn có nhiều bức họa phù điêu hình khỉ Haruman đang nhảy múa. Còn tháp nhỏ thì có nhiều phù điêu hình hươu, nai. Phía trong vòm có hình người ở tư thế ngồi thiền và bên cạnh là những chú sư tử đầu voi đứng chầu hai bên. Tại các góc tháp được trang trí hình chim thần Garuda bằng đá, tất cả toát lên vẻ huyền bí của kiến trúc Chăm Pa.

 

THÁP ĐÔI

Chi tiết các góc cạnh, trang trí của tháp Đôi - Ảnh: Lan Nguyen

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Bình Định

 

THÁP BÁNH ÍT

 

Nằm cách thành phố Quy Nhơn khoảng 20km về hướng Bắc, tháp Bánh Ít thuộc địa phận huyện Tuy Phước. Có đến bốn tòa tháp lớn nhỏ khác nhau nằm trên một đỉnh đồi.

 

THÁP BÁNH ÍT

Tổng thể bốn tòa tháp của cụm tháp Bánh Ít - Ảnh: Lan Nguyen

 

Tên gọi của tháp xuất phát từ hình dáng tháp khi đứng nhìn từ xa, cụm tháp giống như những chiếc bánh ít lá gai, một đặc sản của địa phương Bình Định.

 

THÁP BÁNH ÍT

Cụm tháp Bánh Ít được nhìn từ xa - Ảnh:Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Bình Định

 

Những vòm cửa hướng ra không gian bao la của đồng ruộng, cụm tháp Bánh Ít nằm soi mình dưới dòng sông Côn hiền hòa.

 

THÁP BÁNH ÍT

Tháp soi mình dưới dòng sông Côn - Ảnh:hakimhoa05

 

Xem thêm: Các khách sạn giá tốt tại Qui Nhơn

 

Các bức phù điêu chạm khắc đủ loại hình thù nào là vũ nữ nhảy múa, tượng thần Siva, tượng nữ thần Uma,…tất cả tạo cho du khách cảm giác như đang sống vào thời Chăm Pa cổ xưa.

 

THÁP BÁNH ÍT

Lối kiến trúc đa dạng của tháp Bánh Ít - Ảnh: Lan Nguyen

 

THÁP DƯƠNG LONG

 

Nằm cách thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn chừng 12km về hướng Đông, tháp Dương Long là quần thể gồm ba ngọn tháp nằm gần nhau, dóng thẳng hàng theo trục Bắc – Nam, các cửa chính đều quay về hướng Đông trên một gò cao. Hai tháp bên ngoài cao khoảng 30m đối xứng với nhau qua tháp giữa cao 36m.

 

THÁP DƯƠNG LONG

Ba tòa tháp trong cụm tháp Dương Long - Ảnh:Phan Đình Trung

 

Được xây dựng vào cuối thế kỷ XII, quy mô của tháp Dương Long không chỉ thể hiện ở chiều cao của nó mà còn thể hiện ở lối kiến trúc độc đáo ở các hoa văn, họa tiết điêu khắc trên những tảng đá đồ sộ thể hiện nhiều đề tài khác nhau của cuộc sống.

 

THÁP DƯƠNG LONG

Nhiều đề tài của cuộc sống được khắc họa một cách độc đáo  - Ảnh: Lan Nguyen

 

Đến bên tháp, du khách sẽ thấy được sự to lớn, vĩ đại của tháp do bàn tay tài ba của các nghệ nhân Chăm Pa xưa tạo nên. Bộ mái của tháp có cấu trúc nhiều tầng nhỏ dần lên trên, trên đỉnh tháp là một búp sen lớn. Cụm tháp Dương Long là một kiến trúc bề thế và có thể nói là đẹp nhất trong số các tháp Chăm Pa còn lại ở miền Trung, sức lôi cuốn càng được tôn lên nhờ cảnh quang xung quanh của tháp.

 

THÁP DƯƠNG LONG

Vẻ đẹp của quang cảnh quanh tháp - Ảnh: Lan Nguyen

 

Xem thêm: Các tour du lịch Bình Định

 

Xung quanh ba ngọn tháp là nền móng của các công trình đã sụp đổ với các tác phẩm điêu khắc có quy mô lớn, thể hiện các biểu tượng tín ngưỡng của người Chăm Pa, cho thấy quy mô trong quá khứ hoành tráng hơn bây giờ rất nhiều. Dù hiện tại cảnh trí đã thay đổi nhiều nhưng vẻ đẹp lỗng lẫy ngày nào vẫn còn đó.

 

Mời bạn xem tiếp phần 2 Sức lôi cuốn của quần thể kiến trúc tháp Chăm Pa ở Bình Định

 

Nguyễn Minh Hoàng - mytourblogs.com

 

Nội dung bài viết thuộc bản quyền của mytourblogs.com (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại mytourblogs.com..

Các câu hỏi thường gặp
Quần thể kiến trúc tháp Chăm Pa ở Bình Định là gì?

- Quần thể kiến trúc tháp Chăm Pa ở Bình Định là một khu di tích kiến trúc của văn hóa Chăm Pa, bao gồm các tháp đền và các công trình kiến trúc khác.

Vì sao quần thể kiến trúc tháp Chăm Pa ở Bình Định lại được coi là sức lôi cuốn?

- Quần thể kiến trúc tháp Chăm Pa ở Bình Định được coi là sức lôi cuốn bởi vẻ đẹp hoang sơ, cổ kính và độc đáo của kiến trúc Chăm Pa. Ngoài ra, đây còn là một trong những di tích văn hóa đặc sắc của Việt Nam.

Quần thể kiến trúc tháp Chăm Pa ở Bình Định có bao nhiêu tháp đền?

- Quần thể kiến trúc tháp Chăm Pa ở Bình Định bao gồm 14 tháp đền, trong đó có những tháp đền lớn như tháp Bàn Đạp, tháp Chàm, tháp Hải Vân...

Lịch sử của quần thể kiến trúc tháp Chăm Pa ở Bình Định như thế nào?

- Quần thể kiến trúc tháp Chăm Pa ở Bình Định được xây dựng từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 15 bởi người Chăm Pa. Sau đó, khi đất nước bị xâm lược, các công trình này đã bị bỏ hoang và bị lãng quên cho đến khi được khám phá lại vào thế kỷ 19.

Làm thế nào để đến được quần thể kiến trúc tháp Chăm Pa ở Bình Định?

- Quần thể kiến trúc tháp Chăm Pa ở Bình Định nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 20km. Du khách có thể đi bằng xe máy hoặc taxi từ Quy Nhơn hoặc thuê xe ô tô để đến đây.

0 Thích

Đánh giá : 4.8 /133