Mytour blogimg_logo
Tags:
du lịch miền tâydu lịch An GiangKinh nghiệm du lịch An Giangsông nàm vao
06/04/20236.8500

Sông Vàm Nao năm 2024

Vàm Nao là đoạn sông hợp thành bởi đuôi cù lao huyện Phú Tân và đầu cù lao Ông Chưởng. Người xưa kể rằng, sông này lúc xa xưa chỉ là con rạch nhỏ được hình thành do lối mòn của bầy voi rừng. Lâu dần, rạch nước nhỏ bị dòng nước xoáy của sông Tiền bào khoét mà trở thành sông. Nơi đây có hiện tượng “san nước” độc đáo từ sông Tiền qua sông Hậu vào mỗi mùa nước đổ. Nước xoáy, tạo ra những hốc nước sâu bí ẩn, là nơi trú ẩn lý tưởng của biết bao loài kình ngư nổi tiếng của dòng Mekong.

 

Dập dìu cá lạ


Từng lớn lên và gắn bó đời mình với dòng sông Vàm Nao gần 70 năm, ông Hiệp kể ngày đó cá dưới sông Vàm Nao nhiều vô kể. “Thuở tôi mới bảy, tám tuổi, tắm sông nơm nớp lo sợ cá cắn, dưới sông có cá đao, cá ngát, cá đuối, cá sấu… đầy rẫy. Nhưng cá lớn xứ này hiếm khi tấn công con người”. Trẻ nhỏ tắm sông hễ gọi “Ông nược ơi lên đua” thì chỉ khoảng chục phút sau, cả bầy cá nược dưới sông Vàm Nao nổi lên mặt nước. Chúng bơi ầm ào rồi tiến đến gần con người đùa giỡn. “Lúc đó tôi còn nhỏ nên hơi sợ, chỉ lội cặp bờ, cá nược lội ngoài sâu đua nhau. Khi mình mệt, nói “Thôi, nghỉ chơi nghe ông nược” thì mấy ổng lặn mất hút” - ông Hiệp hồi tưởng.

 

Con sông Vàm Nao là tuổi thơ của biết bao thế hệ - Ảnh: Sưu tầm

 

Khoảng chục năm trước, ngư dân Nguyễn Văn Sáng nhà ở ấp Trung 2, xã Tân Trung (Phú Tân) vẫn đánh bắt được một con cá ông, nặng trên 100 kg ở sông Vàm Nao. Khi kéo cá lên bờ thì bà con trong xóm lưới đến mổ bụng, lấy bộ lòng cá đem luộc định nhậu. Khi họ chưa kịp ăn thì có người nói đích xác đó là cá ông. Thế là mọi người không ai dám ăn. “Con tui mang cá xuống chợ Long Xuyên bán nhưng không ai dám mua” - ông Nguyễn Văn Chăn (Tám Chăn, ba anh Sáng) kể.

 

Những con cá bé bắt được người dân đem thả lại xuống sông - Ảnh: Sưu tầm



Ngày 25-11-2010, một ngư dân ở xã Tân An (thị xã Tân Châu) trong lúc cào cá bằng ghe trên sông Tiền (đoạn đầu của sông Vàm Nao) cũng bắt được con cá đuối khổng lồ, nặng 163 kg. Khả năng ở Vàm Nao vẫn còn những con cá đuối khác trú ngụ.

 

Xem thêm: Khách sạn tại An Giang

 

Hoàng hôn trên sông - Ảnh: Sưu tầm



Xứ sở cá hô

Ngày trước, từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 âm lịch năm sau là mùa săn cá hô của cư dân Vàm Nao. Lưới bắt cá hô thường có mắt lưới rộng 4,5 tấc, căng ngang từ bờ sông này qua bờ bên kia, khoảng 600 m.

 

Sông Vàm Nao mùa nước lũ - Ảnh: Sưu tầm

 

Ông Năm Thứ (Trần Văn Thứ hay Năm cá hô ở xã Bình Thủy, Châu Phú) là người săn cá hô cự phách nhất vùng. 30 năm trong nghề, ông dính trên 100 con cá hô khổng lồ. Ông Năm Thứ kể lại lần đầu tiên ông giăng lưới dính cá hô nặng trên 150 kg cách đây 30 năm: “Chiều tối hôm ấy, vợ chồng tôi ra kéo lưới thì thấy nước sông bắn lên bong bóng nước ục ục. Lưới kéo lên nặng trĩu, vợ chồng tôi lo sợ không biết dính cái gì. Bất ngờ từ dưới nước vọt lên con cá hô lớn cỡ chiếc xuồng. Tôi la lên cho người ta tới tiếp ứng, kéo cá lên bờ. Mừng quá, cả đêm không ngủ được. Bán con cá lúc ấy có giá tương đương với một cây vàng”.

 

Ngư dân với chiến lợi phẩm trên tay - Ảnh: Sưu tầm 

 

Theo ông Năm Thứ, cá hô thường ở từng bầy. Phá Vàm Nao là nơi sâu nhất con sông nên cá hô lớn thường tụ tập ở đây. Mỗi con nước lớn cá hô lên ngớp rầm rầm, ngư dân mang lưới đến đó giăng thì chắc chắn dính. “Sở dĩ tôi bắt dính nhiều nhất xứ là vì người ta chỉ giăng một giàn lưới. Còn tôi sắm tới ba, một để giăng, hai giàn khác cho người ta thuê và ăn chia. Mỗi lần dính con cá hô dưới 100 kg thì tôi cúng tạ một cặp vịt, còn trên 100 kg thì phải cúng cái đầu heo” - ông Năm nhớ lại.

 

Cá chình nặng hơn 8 kg được ngư dân bắt được - Ảnh: Sưu tầm

 

Còn ông Tám Chăn kể: Hồi năm 1990, ông từng dính cá hô trên 157 kg. “Những lần đầu thấy cá hô khổng lồ bà con khắp xứ cũng như dân đi du lịch chùa Bà chúa xứ núi Sam (Châu Đốc) xúm đến coi. Về sau, chuyện dính cá hô trở nên phổ biến và ít ai coi nữa”. Ông Sáu Duyên (Trần Văn Duyên ở Phú Tân) kể rành rẽ: “Tính sơ bộ ở hai bến có trên 100 tay lưới cá hô. Riêng tôi trong 10 năm thả lưới đã dính trên 50 con cá hô, con nặng nhất lên đến 160 kg. Đời sống ngư dân ngày đó dễ thở lắm”.


Mùa thả lưới đèn



Loài cá có hình thù lớn và giá trị kinh tế cao sau cá hô, cá đuối, tra bần… là cá bông lau. Cả đoạn sông Vàm Nao có khoảng 10 bến thả lưới cá bông lau, mỗi bến có khoảng 30 xuồng máy. Lưới cá bông lau làm bằng chỉ nylon do người dân tự đan thủ công. Có ba loại lưới gồm: lưới lếch, lưới lừng và lưới đèn dùng đánh bắt theo con nước.

 

Những mẻ lưới đầu tiên trong ngày - Ảnh: Sưu tầm

 

Lưới lếch được thả vào mùa nước nổi. Khi nước sông giật chút đỉnh thì ngư dân Vàm Nao bắt đầu thả lưới lừng, sâu khoảng 10 m. Vui nhất có lẽ là bước sang mùa khô, nước cạn đồng và dòng Vàm Nao dao động theo triều. Lúc đó ngư dân chuyển sang đánh bắt cá bông lau bằng lưới đèn, chuyên thả về đêm. Lưới này có độ sâu tương đương với độ sâu của sông Vàm Nao (trung bình 17 m). Ngư dân căng lưới ngang mặt sông (dài khoảng 700 m). “Thả lưới đèn mạo hiểm lắm. Hễ có ghe tàu chạy ngang mình không kịp cuốn là tay lưới mua gần chục triệu đồng bị tàu cuốn luôn” - ông Nguyễn Ngọc Võ (Phú Tân) kể.

 

Đàn ông thả lưới còn phụ nữ ở trên bờ thu lượm - Ảnh: Sưu tầm

 

Trên giềng lưới đèn người ta cột vào sợi dây, nối với chiếc đèn dầu thả trôi trên mặt nước. Vào mùa thả lưới đèn bắt cá bông lau, đèn nhấp nháy trên sông Vàm Nao như người ta thả hoa đăng vậy. “Có mẻ lưới dính tới bốn, năm con bông lau, mỗi con nặng 5-6 kg. Có đêm một xuồng cũng kiếm được vài triệu đồng. Nhưng chỉ vài ngày thu hoạch trúng như vậy, còn lại thì… hên xui” - ông Nguyễn Văn Nu nhà gần chợ Vàm Nao (Chợ Mới) trải lòng tâm sự.

 

Sông Vàm Nao là nơi mưu sinh của nhiều hộ dân ở các huyện Phú Tân và Châu Phú và được xem là ngư trường khai thác quan trọng nhất vùng. 

Các câu hỏi thường gặp
Sông Vàm Nao là gì?

- Sông Vàm Nao là một con sông tại tỉnh An Giang, nằm ở miền Nam Việt Nam.

Sông Vàm Nao có đặc điểm gì?

- Sông Vàm Nao có chiều dài khoảng 30km, chảy qua các huyện Chợ Mới, Thoại Sơn và An Phú của tỉnh An Giang.

- Sông Vàm Nao có nước trong, sạch và có nhiều loài cá quý hiếm như cá lăng, cá tra, cá rô phi, cá chình...

Có những hoạt động gì có thể tham gia tại Sông Vàm Nao?

- Du khách có thể tham gia câu cá, đi thuyền trên sông, ngắm cảnh và tận hưởng không khí trong lành của miền quê.

- Ngoài ra, du khách cũng có thể ghé thăm các làng nghề truyền thống như làng chài, làng gốm sứ, làng dệt lụa...

Khi nào là thời điểm thích hợp để đến Sông Vàm Nao?

- Thời điểm thích hợp để đến Sông Vàm Nao là vào mùa khô, từ tháng 12 đến tháng 4 hàng năm. Lúc này, thời tiết khô ráo, không mưa nhiều, nước sông trong và có nhiều loài cá.

Có những địa điểm du lịch nổi tiếng gần Sông Vàm Nao không?

- Có, du khách có thể ghé thăm các địa điểm du lịch nổi tiếng như Chùa Bà Chúa Xứ, Chợ Nổi Long Xuyên, Vườn Quốc Gia U Minh Hạ...

0 Thích

Đánh giá : 4.7 /306