Mytour blogimg_logo
Tags:
cảnh đẹp Lào CaiCao nguyên Bắc Hàchợ phiên
06/04/20235.1890

Say đắm vẻ đẹp của Cao nguyên trắng Bắc Hà năm 2024

Hương vị riêng của hoa trái giữa miền nhiệt đới. Được tạo ra từ những núi non, ẩn hiện trong mây, trên cao ngàn mét, Bắc Hà được biết đến như một vùng đất có cảnh sắc, hương hoa của miền ôn đới. Trái mận Tam hoa ăn giòn tan, ngọt lịm đã trở thành một sản vật được phân biệt với cái tên mận Bắc Hà.
 
Khá lâu rồi cứ phải đút chân gầm bàn, múa tay trên bàn phím với những con chữ và nhìn đời qua lăng kính “Internet”, sau vài lời rủ rê “mật ngọt”, chúng tôi quyết định làm chuyến “offline” Bắc Hà (Lào Cai) vào ngày cuối tuần, đúng vào phiên chợ văn hóa vùng cao.

Sau một chặng đường dài, bỏ lại sau lưng phố xá và khói bụi của xe hơi, của những thanh âm thị thành, chúng tôi đã chạm ngõ thị trấn và dừng lại nạp năng lượng, trước khi vào chợ phiên. Sau khi thưởng thức bát phở gà chặt miếng rất ngon và có nét rất riêng của vùng cao Bắc Hà, chúng tôi cứ thế trôi theo dòng người đủ váy áo sặc sỡ, đủ thứ hàng hóa lúc nào không hay. Lạc giữa cơ man nào váy thổ cẩm. Chen giữa dòng người đến chợ, chúng tôi len lỏi để tìm những khuôn hình cho khoảnh khắc bấm máy... nhưng vẫn thật khó vì chợ quá đông. Chả là, bà con vừa thu hoạch xong. Thời gian này tha hồ đi chơi chợ đi mua sắm, nên chợ phiên tuần này mới đông như vậy.

Khung cảnh mờ ảo trong sương khói - Ảnh: sưu tầm

Len lách mãi chúng tôi cũng vào đến khu ẩm thực. Này là chảo thắng cố trên bếp đang sôi ùng ục, bốc khói nghi ngút, này là nồi canh thịt lợn đen thơm lựng mùi của gừng nướng, của thảo quả và lá chanh. Những bát bánh đúc ngô vàng trong như thạch. Những bát bánh phở tráng và bát rượu ngô cứ nâng lên đặt xuống... của tình bằng hữu, của những người đàn ông vùng cao “gặp nhau chỉ để uống rượu”. Những đứa trẻ theo mẹ xuống chợ thì tụm lại một chỗ hào hứng với chiếc kem mút trông rất mãn nguyện.

Ở Bắc Hà, điều dễ dàng nhận thấy rằng, khách đến chợ vẫn thu hút hơn cả là cảnh bán mua của đồng bào vùng cao chứ không phải đến để mua vài cái túi thổ cẩm, vài cái khăn dệt cách điệu... Tôi dám chắc rằng ai đến chợ cũng đều muốn tìm mua những sản vật núi rừng như gà đen, thịt lợn bản và những mớ rau tươi non không có chất hoá học được gùi từ trên những đỉnh núi mù sương xuống chợ.

Chị e nhà ta tích cực trả giá - Ảnh: sưu tầm

Thú vị nhất là khu bán những con vật nuôi. Nhìn một người đàn ông Mông tay dắt một con lợn đen. Tôi đánh bạo hỏi mua: Có bán lợn không? Anh trả lời: Bán đấy, mua đi. Tôi hỏi: Bán bao nhiêu. Anh ta lại trả lời bằng tiếng Kinh vẫn còn chưa sõi: 700 nghìn con này, 19 cân đấy. Tôi bèn hỏi tiếp: Thế bán bao nhiêu tiền một cân. Anh ta nói ngay: 45 nghìn một cân... Chúng tôi phá lên cười rất to: 45 nghìn một cân, chỉ nhẩm nhanh thiếu 45 nghìn nữa là đầy 900 nghìn. Vậy mà bán chỉ có 700 nghìn ? Chị đồng nghiệp ngã giá: 35 nghìn 1 cân có bán không? Anh ta trả lời dõng dạc: Không bán đâu, 45 nghìn mới bán. Con này 19 cân, 700 nghìn đồng đấy!... Chị đồng nghiệp bảo: cái anh này, chúng tôi hỏi cho vui thôi. Không mua đâu. Và lúc tạm biệt anh bán lợn cắp nách, chị đồng nghiệp vẫn cứ dặn đi dặn lại rằng: Nếu bán 45 nghìn 1 cân thì con này anh phải bán 855 nghìn nhé! Câu chuyện của người bán lợn làm chúng tôi vui suốt dọc đường về...

Chợ buông ngựa tại Bắc Hà - Ảnh: sưu tầm
 

Rời khu bán vật nuôi, chúng tôi bị cuốn hút bởi những âm thanh lạ tai phát ra từ một nhóm người đàn ông đang túm tụm vòng tròn ở một góc chợ. Tiến lại gần chúng tôi thấy hai người ngồi giữa đám đông ấy đang say sưa trổ tài biểu diễn với chiếc kèn gỗ. Tôi lân la làm quen với một đàn ông trung niên tên là Cáo Chúng Lìn, người Mông ở xã Cốc Ly. Thấy chúng tôi có vẻ tò mò về chiếc kèn gỗ, ông Lìn làm “phiên dịch” cho chúng tôi bằng tiếng Kinh: Kèn của người Mông dùng để thổi trong những dịp tang ma hay đám cưới đều được. Kèn làm từ gỗ cây sung đấy! Tôi đánh bạo cầm một chiếc lên thổi. Chiếc kèn nhẹ bẫng phát ra âm thanh... Trên thân kèn có 7 lỗ được khoan tròn như cây sáo trúc. Trong lúc chúng tôi đang thỏa trí tìm hiểu về chiếc kèn, hai người đàn ông vẫn cứ say sưa biểu diễn. Một người khác trong nhóm giải thích: Họ mua về rồi, bây giờ họ thổi đấy! Thì ra không phải thổi để chào hàng như chúng tôi nghĩ mà là thổi để “thể hiện”, để thử kèn vậy thôi... Mãi chúng tôi mới dứt ra khỏi đám người đàn ông thổi kèn gỗ ấy.

 
Đến thăm đồng bào người dân nơi đây - Ảnh: sưu tầm

Hai bên hành lang lối lên xuống là những người bán chổi, gùi, yên ngựa, đồ đan lát từ tre nứa. Rồi chúng tôi đi qua dãy bán hương - một sản phẩm truyền thống của đồng bào Mông hoa ở vùng cao Bắc Hà... Phía ngoài cổng chợ, hàng cốm mới thơm lừng thành dãy dài. Vừa gặt xong vụ mùa nên cốm bán rất nhiều. Đặc biệt, chợ Bắc Hà còn bán “khẩu rang”- thứ gạo dùng để nấu xôi, hạt gạo to như hạt bỏng. Người bản địa thì gọi đó là “cốm già”... rất ngon.

Đến trưa, định bụng sẽ vào chợ làm một chầu thắng cố và thử say với thứ tinh túy mà mọi người vẫn nói một cách hoa mỹ là “vắt ra từ trời đất” ấy xem thế nào. Nhưng rồi, không nỡ chối từ lời mời mọc, chúng tôi đã khoanh chân tại một nhà hàng nổi tiếng món phở chua Bắc Hà. Thứ phở chúng tôi ăn là bánh phở tráng màu hồng, dẻo quánh. Bát nước chấm được pha chế từ nước chua, dưa cải muối, rau xà lách thái nhỏ, trộn ít lạc rang giã vụn. Khi ăn mới trộn ít muối trắng vào. Thoạt nhìn, tôi nghĩ món ăn lạ lùng này, liệu mình có ăn nổi không. Vì tôi chưa ăn thế bao giờ. Ấy vậy mà, càng ăn, tôi càng bị cuốn hút bởi món ăn rất đơn giản và độc đáo này. Không chỉ có vậy, chúng tôi còn được gia chủ đãi món thịt trâu sấy xào, lòng ngựa xào khế... toàn những món thết khách của người vùng cao. Giữa cái lạnh của vùng cao mà anh bạn trong đoàn mồ hôi cứ vã ra như tắm. Thì ra, nhìn vào bát phở chua của anh bạn này đầy những tương ớt, một thứ đặc sản ớt ngâm của người bản địa. Chúng tôi cứ nâng hết chén này đến chén khác trong ngây ngất men say của hương rượu Bản Phố chưng cất từ ngô nếp nương và men lá hồng mi trên núi đá.

Đi dạo dưới rừng hoa mận ngắm cảnh thật tuyệt vời - Ảnh: sưu tầm

Trong xu hướng bị thương mại hóa các chợ vùng cao hiện nay thì Bắc Hà là một trong những nơi hiếm hoi còn giữ được bản sắc dân tộc, nét riêng độc đáo. Nhiều phiên chợ đã thành nơi thu hút khách du lịch trong và ngoài nước như: chợ Bắc Hà, chợ Cốc Ly... Ở chợ không có cảnh mời chào chèo kéo mua hàng mà chỉ thấy những gương mặt thuần phác trong bộ quần áo dân tộc sặc sỡ, họ đến chợ để vui với chợ, vui với khách đi chợ. Đặc biệt hơn cả là ở Bắc Hà còn có chợ ngựa, có lẽ là duy nhất ở nước ta hiện nay. Chợ ngựa họp ngay ở trung tâm thị trấn. Mỗi phiên chợ có từ 100 - 200 con ngựa các loại ở trong huyện mang về bán hoặc trao đổi.

Các chàng trai, cô gái H"Mông Hoa, H"Mông Xanh, H"Mông Đen, Dao, Tày... khoác cho mình những bộ quần, áo tươm tất nhất đến chợ để vui, để quên hết vất vả nhọc nhằn. Và đến khi trời tối, họ lại ra về với lời hẹn phiên chợ sau trong niềm vui giản dị được giao lưu, gặp gỡ bạn bè.

Một mùa mận mới đang về trên khắp Bắc Hà, khoảng 10 ha mận Tam hoa đã được cải tạo thí điểm kết hợp với phục tráng gen giống mận Tam hoa quý chắc chắn cho kết quả tốt và sẽ được nhân rộng. Người Bắc Hà hy vọng, mận sẽ được giá để đời sống ngày càng khấm khá hơn. Đi đến đâu người ta cũng thấy được sự đổi mới của Bắc Hà với cuộc sống ngày càng thịnh vượng hơn của các dân tộc anh em. Nhưng có lẽ có những điều không bao giờ đổi thay, đó chính là bản sắc văn hoá, bầu không khí trong lành và vẻ đẹp của vùng đất được mọi người biết đến với cái tên: Cao nguyên trắng.
Tổng hợp bởi Mytour.vn
Các câu hỏi thường gặp
Cao nguyên trắng Bắc Hà là gì?
Cao nguyên trắng Bắc Hà là một khu vực đất cao nằm ở huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, Việt Nam. Đây là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng của miền Bắc với vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ và độc đáo.
Tại sao Cao nguyên trắng Bắc Hà lại được gọi là "trắng"?
Cao nguyên trắng Bắc Hà được gọi là "trắng" bởi vì đây là một khu vực đất cao có độ cao trên 1.000m so với mực nước biển, nơi có tuyết phủ suốt mùa đông. Khi mùa xuân đến, tuyết tan chảy và để lại một lớp màu trắng phủ khắp cả khu vực, tạo nên vẻ đẹp độc đáo và say đắm lòng người.
Có những hoạt động gì để khám phá Cao nguyên trắng Bắc Hà?
Du khách có thể tham gia các hoạt động như đi bộ đường dài, leo núi, ngắm cảnh, chụp ảnh, thăm các bản làng của người dân tộc thiểu số, thưởng thức các món ăn đặc sản của địa phương, và tham quan các điểm du lịch nổi tiếng như thác Tình Yêu, thác Bản Giốc, chợ phiên Bắc Hà...
Khi nào là thời điểm tốt nhất để đến Cao nguyên trắng Bắc Hà?
Thời điểm tốt nhất để đến Cao nguyên trắng Bắc Hà là từ tháng 9 đến tháng 11 hoặc từ tháng 3 đến tháng 5, khi thời tiết khô ráo, mát mẻ và không quá lạnh. Trong mùa đông, khu vực này có thể bị băng giá và tuyết phủ, gây khó khăn cho việc di chuyển và khám phá.
Có những lưu ý gì khi đến Cao nguyên trắng Bắc Hà?
Khi đến Cao nguyên trắng Bắc Hà, du khách nên mang theo đầy đủ quần áo ấm, giày thể thao, khẩu trang và nước uống để phòng tránh các tác động của thời tiết và đảm bảo sức khỏe. Ngoài ra, du khách cũng nên tôn trọng văn hóa và phong tục địa phương, không làm ồn ào, gây mất trật tự và vứt rác bừa bãi.

0 Thích

Đánh giá : 4.7 /104