Có một dòng tranh dân gian độc đáo về bút pháp, phong phú về đề tài, tươi tắn, sinh động về mầu sắc, rực rỡ làm nổi tiếng tên phố, là dòng tranh Hàng Trống. Đó là dòng tranh độc đáo do những nghệ nhân làng Tự Tháp, tổng Tĩnh Túc, huyện Thọ Xương xưa làm ra. Phố Hàng Trống nổi tiếng còn là tên của mặt hàng được dân làng Tiên Hương (Hải Dưong) ra đây làm và bán. Những chiếc trống cơm, trống bồng, trống bản, trống cái, trống con bầy rải trên phố.
Tranh Hàng Trống
Xem thêm Khách sạn gần Hàng Trống - Hà Nội
Cũng tại đây, dân làng Đào Xá (Hà Tây) làm và bán những chiếc lọång, ô dù rất đẹp...
Bức Cá chép trông trăng được nhiều gia đình mua về treo trong nhà.
Nửa đầu phố, xưa có tên là phố Hàng Thêu. Dân làng Quất Động, Hướng Dương (Thường Tín) ra đây lập nghiệp, bán sản phẩm là những chiếc khăn tay, khăn trải bản, khăn trải giường, quần áo, được thêu ren, hoa lá, chim muông, cũng như những bức tranh thêu cảnh bờ ao, luỹ tre, đồng ruộng, nếp nhà tranh... làm cho người dân "kẻ chợ" ngắm nhìn, vui mắt, thích thú mua sắm.
Tranh hàng trống
Tranh hàng trống
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội
Khách du lịch đến Hàng Trống hôm nay tận mắt thấy những cửa hàng tranh lộng lẫy . Những "thợ vẽ" ngồi sao chép tranh từ chuyện cổ Việt Nam đến tranh truyện hiện đại của Nhật Bản ở gần một chục của hàng trên phố. Có những phòng tranh sang trọng, lịch sự dành cho những nhà sưu tầm tranh chuyên nghiệp.
Tranh hàng trống
Tranh hàng trống
Nhà tranh Việt Fine ARTS số 96 và các của hàng "Galerry" san sát hơn 30 quầy, bầy bán đủ các loại tranh tranh sơn mài, tranh thêu Quất Động, bên cạnh tranh dân gian Hàng Trống và các loại túi thổ cẩm, tượng gỗ, tượng khắc đá, đồ gia dụng, mây tre cổ xưa. Những bức tranh gà, cá, tố nữ, tứ bình, màu sắc sinh động, tươi tắn, tranh bạch hổ, Ngũ hổ uy nghiêm, tranh danh tướng lịch sử, tranh tứ bình chim, hoa mềm mại, rực rỡ... trở thành mặt hàng có truyền thống văn hoá của phố xưa Hà Nội.
Xích hổ thần tướng: Tượng trưng cho vị thần trấn giữ phương Nam, thường trực vào mùa Hè
Tuy vậy, ngày nay Hàng Trống còn rất ít nghệ nhân làm tranh dân gian. Nghệ nhân Lê Văn Nghiêm, chuyên viên của Viện Bảo tàng Mỹ thuật là một người trong số ấy, ông luôn say sưa sáng tác và trùng tu những bức tranh cổ, đồng thời cố gắng truyền niềm say mê nghề như một "tiền nghiệp" cho con trai để bảo tồn dòng tranh Hàng Trống.
Tranh hàng trống
Gần một nửa số nhà trên phố Hàng Trống giờ đây kinh doanh trang phục thời trang. Riêng Công ty Thương mại Dịch vụ Hafaco có đến 7 của hàng lớn chuyến kinh doanh quần áo nam nữ. Cửa hàng Phú Mỹ chuyên doanh complê, vetston.
Tranh hàng trống
Có một của hàng rất nổi tiếng, quen thuộc với người Hà Nội, đó là của hàng quần áo trẻ em Đức Hạnh của bà Trần Thức Lễ, khởi nghiệp từ năm 1950. Sau bao nhiêu biến đổi thăng trầm cuả thị trường, cửa hàng Đức Hạnh vẫn đứng vững trước thời gian bằng sự say mê nghề nghiệp, tận tụỵ và sáng tạo phục vụ khách hàng.
Tranh Tố Nữ - Hàng Trống
Tranh hàng trống
Trang tứ bình bốn mừa - Hàng Trống
Giờ đây, trong ngôi nhà nhỏ hẹp ở số 21 Hàng Trống, ông bà thu gom diện tích sinh hoạt của gia đình đến "tối thiểu" để dành mặt bằng cho sản xuất. Hàng nghìn bộ đồng phục học sinh của nhiều trường trên địabàn Hà Nội đã được xuất xưởng tại đây. Nhiều mẫu mã thời trang trẻ em của Đức Hạnh đã được thị trường hào hứng chấp nhận. Ông bà là người luôn sẵn sàng đóng góp từ thiện, hàng trăm cân quần áo Đức Hạnh đã kịp thời đến tận tay trẻ em ở vùng thiên tai, bão lũ.
Xem thêm Khách sạn tại Hà Nội
Đoạn cuối phố Hàng Trống gần như là trụ sở làm việc của các công sở. Toà soạn báo Nhân dân số nhà 71, UBND quận Hoàn Kiếm số nhà 124, Tổng Công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam số nhà 120. Tại số nhà 79, sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945 là trụ sở Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Những năm chiến tranh chống Mỹ, là trụ sở Câu lạc bộ Thống nhất dành cho các cán bộ miền Nam tập kết. Bên cạnh phố Hàn.
Tranh Hàng Trống là một loại tranh dân gian truyền thống của người Việt Nam, được sản xuất tại làng Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Tranh Hàng Trống thường được vẽ trên giấy xốp hoặc vải bố, sử dụng màu sắc rực rỡ và đậm nét. Các chủ đề thường được vẽ là các cảnh đời sống, phong cảnh, hoạt động văn hóa, lịch sử và truyền thống của Việt Nam.
Tranh Hàng Trống được gọi là "Hàng Trống" bởi vì nó được sản xuất và bán tại làng Hàng Trống, một trong những làng nghề truyền thống của Hà Nội.
Tranh Hàng Trống là một phần không thể thiếu trong văn hóa dân gian Việt Nam. Nó thể hiện sự tinh tế và sáng tạo của người Việt Nam trong nghệ thuật truyền thống.
Tranh Hàng Trống có thể được mua tại các cửa hàng và chợ địa phương ở Hà Nội và các tỉnh miền Bắc. Ngoài ra, bạn cũng có thể mua tranh Hàng Trống trực tuyến trên các trang web thương mại điện tử.
1 Thích