Pleiku thường được nhắc đến với Biển Hồ mênh mông, đồi chè xanh bạt ngàn, hay những con đường thông lá kim lãng mạn,… Bên cạnh đó, chúng ta cũng không thể không nhắc đến Quảng trường Đại Đoàn Kết ở phố núi này. Được mệnh danh là trái tim của Pleiku nói riêng và Gia Lai nói chung, Quảng trường Đại Đoàn Kết đã khiến bao người dân phố núi cùng hàng nghìn lượt du khách đến đây phải thổn thức hạnh phúc và tự hào vô bờ bến.
Quảng trường Đại Đoàn Kết, hay còn gọi là quảng trường lớn, tọa lạc giữa trung tâm thành phố Pleiku thuộc tỉnh Gia Lai với khuôn viên rộng lớn 12 héc ta.
Bác Hồ và quảng trường nơi phố núi Pleiku - Ảnh: Nguyễn Giác
Trung tâm quảng trường phố núi Pleiku với tượng Bác Hồ cao khoảng 10.8 mét, đứng trên bệ bê tông ốp đá xanh cao 4.5 mét, trọng lượng khoảng 16 tấn. Tượng được làm bằng đồng nguyên chất, khung xương được làm bằng thép không gỉ, là tượng đúc Chủ tịch Hồ Chí Minh lớn nhất Việt Nam và dĩ nhiên cũng là lớn nhất thế giới. Tượng đài này đã được thực hiện trong 2 năm bởi nhà điêu khắc Nguyễn Bá Đua tại sân bay Gia Lâm (Hà Nội) theo công nghệ gò ép hiện đại.
Vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam - Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Các khách sạn ở Hà Nội
Buổi lễ khánh thành bức tượng ngày 9.12.2012 đã diễn ra trong không khí trang trọng, ấm áp và tự hào của khắp người dân Pleiku đổ về chào đón Bác. Trong tim mỗi người dân Việt sục sôi cháy bỏng với niềm kính trọng bức tượng thiêng liêng này. Hình ảnh “vị cha già kính yêu của dân tộc” đứng vững chãi trên bệ, giơ tay vẫy chào đồng bào khắp mọi miền đất nước là hình ảnh gợi nhắc đến tình cảm của Bác đối với dân, với nước, Bác vẫn luôn ở bên cạnh đồng bào Việt Nam qua bao năm tháng. Hình ảnh này thể hiện sự uy nghiêm của Bác nhưng cũng thật giản dị, gần gũi và quen thuộc.
Bác Hồ và thiếu nhi - Ảnh: Ha Trung Hieu
Phía sau tượng Bác là dãy phù điêu mô phỏng hình hoa sen được cách điệu bằng đá uốn cong, như rừng núi Tây Nguyên bất tận. Bên cạnh đó là những nét chạm khắc điêu luyện về cuộc sống sinh hoạt, sản xuất và chiến đấu thường nhật của đồng bào nơi đây. Việc xây dựng tượng đài Bác Hồ tại nơi đây có tầm quan trọng và ý nghĩa rất lớn. Đó chính là biểu tượng thiêng liêng và vô giá không chỉ đối với người dân Pleiku mà còn đối với người dân khắp cả nước.
Tượng Bác tỏa sáng ngời ngời sau ánh hoàng hôn - Ảnh: Ha Trung Hieu
Cùng với quần thể các bảo tàng từ Bảo tàng Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên, Bảo tàng Cổ vật Gia Lai, tượng anh hùng Núp… quảng trường trái tim phố núi Pleiku đã tạo nên không gian đậm chất văn hóa – lịch sử cho Việt Nam. Vòng ra sau bức phù điêu, du khách sẽ có dịp chiêm ngưỡng ngọn núi nhân tạo có hình dạng của núi Hàm Rồng – một ngọn núi cao linh thiêng ở Pleiku. Hơn nữa, giữa khuôn viên của Quảng trường Đại Đoàn Kết rộng lớn ấy là 54 khối đá bazan hình trụ tạo thành tháp đá 3 lớp cao dần lên, đầy sức sống của 54 dân tộc anh em của nước ta.
Khối đá hình trụ tượng trưng cho 54 dân tộc anh em - Ảnh: Nhuygialai
Xem thêm: Các khách sạn tại Hồ Chí Minh
Những hoạ tiết đậm nét văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên trên các bức tượng đài ở quàng trường - Ảnh: Hachi8
Bên trái và phải của bức phù điêu là 2 dàn cồng chiêng Tây Nguyên khá ấn tượng với chiêng bằng và chiêng núm.
Dàn cồng chiêng đặc sắc tại quảng trường Đại Đoàn Kết - Ảnh: nhuygialai
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Pleiku
Hướng ra 205 ô cỏ xanh ngút ngàn xen kẽ với đá granit tạo thành con đường tản bộ cho mọi người, cột cờ cao 25m với lá quốc kì cờ đỏ sao vàng luôn bay phấp phới trên bầu trời Việt Nam. Công trình tượng đài “Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên” ở Pleiku thực sự là một công trình kiến trúc đặc sắc, đầy nghệ thuật, đáng được tôn vinh và tự hào.
Quảng trường lớn Pleiku là nơi kể lại những câu chuyện văn hóa – lịch sử qua những lễ hội truyền thống cho nhiều thế hệ. Nhất là khi xuân về, Tây Nguyên lại rộn rã tiếng cồng chiêng mừng xuân. Những giai điệu biến tấu độc đáo ấy khi vang lên lay tỉnh cả đất trời. Vì vậy lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là di sản truyền khẩu và phi vật thể nhân loại.
Xuân về trên quảng trường phố núi Pleiku - Ảnh: Baogialai
Giai điệu cồng chiêng thong thả, lúc trầm, lúc bổng làm đắm say bao người yêu mến tiếng chiêng. Ngày nay, đội hình cồng chiêng Pleiku đã góp mặt trong nhiều tiết mục tại quảng trường phục vụ du khách sau bao đêm dài luyện tập.
Các nghệ nhân nhảy múa đón thời khắc giao thừa tại quảng trường Pleiku - Ảnh: Nguyễn Giác
Các nghệ nhân đến từ làng Kép hòa vào không khí nô nức, tưng bừng của năm mới cùng người dân địa phương góp phần tạo nên tình đồng bào và sức mạnh to lớn của sự đoàn kết các dân tộc anh em.
Bữa tiệc rượu cần trên quảng trường Đại Đoàn Kết Pleiku - Ảnh: Baogialai
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Gia Lai
Bao đời này, Tây Nguyên gắn chặt với cồng chiêng, và bao mùa xuân tại Quảng Trường Đại Đoàn Kết Pleiku, hầu hết người dân tụ họp đón năm mới cùng tượng Bác là một nét văn hóa đặc trưng. Du khách đến đây vào dịp Tết Nguyên Đán sẽ có cơ hội được tận hưởng không khí Tết hòa trộn giữa sự nhộn nhịp và yên bình tại mảnh đất núi non trùng trùng điệp điệp này.
Tưng bừng đón năm mới - Ảnh: Nguyễn Giác
Dạo quanh vài vòng ở Quảng trường lớn Pleiku vào những buổi chiều, bạn sẽ thấy những đàn chim bay lượn quay về quây quần, ríu rít trên 2000 cây xanh do các địa phương từ khắp nơi gửi về. Có câu: “Đất lành chim đậu”, quả thật thế, chính vì mảnh đất trù phú, xanh tươi và nhiều tình cảm thiêng liêng của Pleiku này đã thu hút các đàn chim cùng hòa nhịp đập với người dân phố núi. Nơi đây chính là trái tim của người dân Pleiku, đồng thời cũng là lá phổi xanh với bầu không khí xanh, sạch và đẹp của Việt Nam.
Sắc xanh đầy sức sống tươi mới ở quảng trường lớn Pleiku - Ảnh: Quang Vu
Và mỗi ngày, vào những buổi sớm mai tinh mơ, các đàn chim lại bay lượn đi kiếm mồi, người dân Pleiku lại ra Quảng trường hít thở không khí trong lành, đón một ngày mới đầy năng lượng. Rồi sau những mệt nhọc của công việc, những bận rộn lo toan thường nhật, người dân địa phương lại đến Quảng trường trò chuyện, hàn huyên cùng gia đình, bạn bè vào mỗi chiều tối. Những ngày cuối tuần, những người du khách có dịp ghé đến quảng trường lại dấy lên lòng yêu thương, kính trọng vô vàn với vị lãnh tụ vĩ đại và niềm tự hào to lớn là con cháu đất Việt. Và con tim họ cùng những người dân Pleiku hướng về Quảng trường Đại Đoàn Kết.
Quảng trường Đại Đoàn Kết, điểm hẹn vui chơi của người dân Pleiku - Ảnh: Baogialai
Xem thêm: Các tour du lịch Tây Nguyên
Cuộc sống thanh bình nhẹ nhàng trôi ở Pleiku, không quá tập nập và sôi nổi như người dân Hà thành hay Sài thành. Mà có thể bởi lẽ đó mà Quảng trường Đại Đoàn Kết lại trở thành điểm thu hút du khách đến thăm Pleiku để trải nghiệm sự mới mẻ với những niềm vui và niềm hạnh phúc xuất phát từ những điều đơn giản nhất - lòng tự hào dân tộc. Tôi hay bạn, ắt hẳn chúng ta đều sẽ tìm được những cảm giác thoải mái, yên bình tại nơi này.
Mỹ Phượng - Mytour.vn
Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Mytour (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour..
- Quảng trường Đại Đoàn Kết là một công trình kiến trúc đặc biệt tại thành phố Pleiku, Gia Lai, Miền Trung. Đây là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng của địa phương này.
- Quảng trường Đại Đoàn Kết được xây dựng nhằm tôn vinh tinh thần đoàn kết, đồng lòng của người dân Gia Lai trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước. Đây cũng là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao và lễ hội của địa phương.
- Quảng trường Đại Đoàn Kết có diện tích khoảng 5.000m2, được thiết kế theo phong cách kiến trúc hiện đại, đồng thời cũng giữ được nét đặc trưng của văn hóa dân tộc địa phương.
- Quảng trường Đại Đoàn Kết thường được sử dụng để tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao và lễ hội của địa phương. Ngoài ra, đây cũng là nơi để người dân và du khách tham quan, tìm hiểu về lịch sử, văn hóa và con người Gia Lai.
- Quảng trường Đại Đoàn Kết có kiến trúc độc đáo, được thiết kế với nhiều chi tiết tinh tế và đẹp mắt. Đặc biệt, tại đây còn có một bức tượng đồng của người đàn ông và người phụ nữ đang cầm tay nhau, tượng trưng cho tinh thần đoàn kết và tình yêu thương giữa con người.
14 Thích