Mytour blogimg_logo
Tags:
Phủ Tây Hồ du lịch tâm linh
06/04/20233920

Phủ Tây Hồ - Điểm du lịch tâm linh Hà Nội 2024

Phủ Tây Hồ là một trong những điểm du lịch tâm linh, đã tồn tại lâu đời nhất định phải ghé qua khi tham quan Hà Nội. Nếu bạn đang tìm một địa điểm để cầu tài lộc và may mắn nhân dịp năm mới, Phủ Tây Hồ chính là một lựa chọn lý tưởng đấy!

Phủ Tây Hồ – là mảnh đất địa linh nhân kiệt, phong thủy vượng khí của thủ đô Hà Nội. Song song với bề dày ngàn năm văn hiến của Hà Nội. Phủ Tây Hồ cũng mang những câu chuyện lịch sử, những nét kiến trúc và tâm linh rất riêng. Qua bài viết dưới đây, Mytour sẽ giúp bạn hiểu thêm về tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ Phủ.

Nguồn gốc lịch sử của phủ Tây Hồ

Hàng năm, có rất nhiều người đến phủ Tây Hồ để dâng lễ; thắp hương, đặc biệt là vào những dịp lễ, Tết. Vậy Phủ thờ ai mà người dân lại mang lòng tôn kính đến vậy? Câu trả lời là Bà chúa Liễu Hạnh – một trong những nhân vật trong truyền thuyết của lịch sử Việt Nam.

Tương truyền, khi xưa bà là con gái của Ngọc Hoàng. Có lần, bà lỡ tay làm vỡ ly ngọc quý của vua cha nên bị đày xuống hạ giới. Sau khi dạo quanh khắp nơi, bà chọn Hồ Tây làm nơi dừng chân và sinh sống. Tại đây, bà đã ra tay trừ gian diệt bạo, bảo vệ dân lành. Nhờ lối sống đức độ, tài hoa xuất chúng nên bà được người dân tôn làm Thánh mẫu.

Trong một lần đi dạo quanh hồ, Trạng nguyên Phùng Khắc Khoan đã tình cờ gặp và đem lòng thương nhớ bà chúa Liễu Hạnh. Tuy nhiên, trong lúc Trạng lên đường bái kiến vua quan, bà đã rời đi. Vì quá nhớ thương bà nên Trạng đã cùng dựng nên phủ Tây Hồ để thờ bà. Từ đó, đền thờ ấy vẫn được giữ vẹn nguyên.

Phủ Tây Hồ

Không gian linh thiêng bên trong Phủ

Địa chỉ

Phủ Tây Hồ ở trên một bán đảo nhỏ, nằm nhô ra giữa Hồ Tây. Phủ thuộc địa phận làng Nghi Tàm, quận Tây Hồ; cách trung tâm khoảng 4km về phía Tây. Thu mình giữa thành phố ồn ào, náo nhiệt. Phủ mang đến cho mọi người cảm giác an yên và bình lặng.

Phủ Tây Hồ

Tầm nhìn ra hồ Tây thoáng đãng mà đầy tĩnh lặng

Để di chuyển đến Phủ, bạn có thể dễ dàng tra vị trí chính xác trên Google Maps. Hoặc nếu bạn muốn đi xe bus, những chuyến xe đi qua Phủ là 31, 33, 55.

Kiến trúc tinh xảo Phủ Tây Hồ

Kiến trúc bên ngoài

Từ bên ngoài, du khách sẽ bị choáng ngợp với cánh cổng tam quan đồ sộ, nguy nga. Cánh cổng được chạm trổ tinh xảo với ba lối vào. Phủ bao gồm 3 nếp Tam tòa thánh mẫu, trong đó Phủ chính có quy mô lớn nhất. Ngoài ra, bên trong còn có Điện Sơn Trang, lầu Cô, lầu Cậu, phương đình, tiền tế, hậu cung,... Ở phủ nổi bật nhất là bức đại tự với dòng chữ “Thiên tiên trắc giáng” và bức hoành phi khắc dòng: “Mẫu nghi thiên hạ”. Qua đó, Phùng Khắc Khoan và nhân dân nơi đây muốn tỏ bày tấm lòng chân thành và kính trọng đối với công chúa Liễu Hạnh.

Bên cạnh Tam quan là điện Sơn Trang phủ rêu phong cổ kính với 3 tầng 8 mái. Đây là nơi thờ Quan Âm Bồ Tát linh thiêng. Qua Tam Quan, du khách sẽ thấy phương đình và nhà tiền tế. Ở ngoài sân phủ, 2 am thờ nhỏ nhân dân lập nên để thờ lầu Cô và lầu Cậu.

Kiến trúc bên trong

Bước vào phủ, bạn sẽ bị choáng ngợp bởi phủ chính rộng lớn. Được xây dựng tỉ mỉ và đầy công phu. Mặt trước phủ chính là cửa tam quan 2 tầng, với dòng chữ sắc nét “Tây Hồ hiển tích” ghi trên mái. Phần thờ ở phủ cũng được chia làm ba lớp khác nhau, ứng với 3 nếp của tam quan. Lớp thứ nhất thờ cúng Tam phủ công đồng, Tứ phủ vạn linh và Hội đồng các quan. Lớp thứ hai thờ phụng Ngọc Hoàng, Nam Tào và Bắc Đẩu. Sau cùng là lớp thứ ba, nơi thờ Tam tòa Thánh Mẫu. Cửa võng ở lớp thứ 3 khắc đôi câu đối của bà chúa Liễu Hạnh cùng dòng chữ “Tây Hồ Phong Nguyệt”. 

Sâu trong phủ, bạn sẽ thấy 3 pho tượng nữ thần. Đầu tiên là Mẫu thượng ngàn có màu xanh, là biểu tượng cho núi rừng hùng vĩ; Tiếp theo là mẫu Thoải màu trắng, là biểu tượng cho dòng nước trong veo, mát lành; Cuối cùng là mẫu Địa với tấm áo vàng, tượng trưng cho đất đai màu mỡ. Phủ thờ ba vị Mẫu nhằm báo đáp công ơn tạo nên cho chúng sinh muôn loài một nguồn sống dồi dào và đủ đầy. Đặc biệt, tượng mẫu được đặt ở vị trí cao nhất. Với nét mặt rạng ngời và đôi mắt tinh anh, ban phước lành và may mắn đến mọi nhà.

Phủ Tây Hồ

Phủ Tây Hồ với những cây đa cao tuổi rợp bóng mát

Phủ Tây Hồ lưu giữ rất nhiều di vật cổ với những giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời của đất nước. Là một công trình kiến trúc tâm linh vĩ đại gồm gần 300 pho tượng lớn nhỏ, hoành phi, câu đối,…

Giờ đóng, mở cửa của Phủ Tây Hồ

Khi du khách đi lễ ở Phủ Tây Hồ, hãy lưu ý về giờ đóng, mở cửa của Phủ:

  • Từ 5h00 đến 19h00, đảm bảo du khách có đủ thời gian để thờ cúng và tham quan.
  • Vào 2 ngày lễ là mồng 3/3 âm lịch và 13/8 âm lịch, Phủ sẽ đóng cửa muộn hơn do một lượng đông du khách đổ về đây để cúng lễ.

Tuy nhiên, bạn hãy lưu ý là Phủ Tây Hồ có hàng ngàn lượt khách đến mỗi ngày trong dịp Tết Nguyên đán. Đặc biệt, vào mồng 1, 2, 3 Tết và vào khoảng 10h00 – 16h00, lượng khách đông ở mức báo động. Nếu bạn muốn vãn cảnh, Mytour khuyên bạn nên sắp xếp thời gian hợp lý, tốt nhất là tránh 3 ngày đầu năm mới.

Phủ Tây Hồ

Người dân đến Phủ cúng lễ để cầu tài lộc, may mắn

Lời kết 

Với người dân thủ đô, phủ Tây Hồ từ lâu đã trở thành điểm hành hương quen thuộc mỗi khi tết đến, xuân về. Hy vọng với những chia sẻ trên đây, Mytour đã mang đến những thông tin bổ ích và giúp bạn có những ngày tham quan thật thú vị.

Các câu hỏi thường gặp
Phủ Tây Hồ là gì?

Phủ Tây Hồ là một ngôi đền tôn giáo nằm trên đảo Trấn Quốc thuộc hồ Tây, Hà Nội. Đây là một trong những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của Hà Nội.

Lịch sử của Phủ Tây Hồ?

Phủ Tây Hồ được xây dựng vào thế kỷ thứ 17, là nơi thờ phượng Đức Thánh Tổng Lãnh Thiên Hạ Đại Sư. Trong quá trình lịch sử, ngôi đền này đã trải qua nhiều lần tu sửa và nâng cấp.

Những hoạt động tâm linh tại Phủ Tây Hồ?

Phủ Tây Hồ là nơi tôn giáo quan trọng của người dân Hà Nội, nơi tổ chức nhiều hoạt động tâm linh như lễ hội, cầu siêu, lễ cúng, lễ hội truyền thống...

Cách đến Phủ Tây Hồ?

Du khách có thể đến Phủ Tây Hồ bằng xe máy, taxi hoặc xe buýt. Tuy nhiên, để đến được đảo Trấn Quốc, du khách phải đi qua cầu Thanh Niên và đi bộ khoảng 10 phút.

Thời gian tham quan Phủ Tây Hồ?

Phủ Tây Hồ mở cửa từ 7h sáng đến 5h chiều hàng ngày. Thời gian tham quan tại đây khoảng 1-2 giờ.

Giá vé vào cửa Phủ Tây Hồ?

Vé vào cửa Phủ Tây Hồ là miễn phí. Tuy nhiên, du khách có thể đóng góp tiền cho ngôi đền để hỗ trợ cho việc bảo tồn và phát triển.

Những điều cần lưu ý khi tham quan Phủ Tây Hồ?

Du khách nên mặc quần áo lịch sự, trang phục che đầy đủ cơ thể khi vào thăm đền. Ngoài ra, du khách cần tuân thủ các quy định của ngôi đền và không gây ồn ào, xúc phạm tôn giáo.

0 Thích

Đánh giá : 4.1 /211