Mytour blogimg_logo
06/04/20236.4240

Phố Hàng Mành năm 2024

Khu phố cổ Hà Nội được tạo nên bởi những con phố hàng, phố nghề đông đúc. Phố Hàng Mành cũng vậy, con phố nhỏ bé này dài 150 mét thuộc phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm.

 

Phố Hàng Mành nối phố Hàng Bông, chỗ ngã tư Hàng Hài, với phố Hàng Nón, chỗ đầu Hàng Đàn, phố Hàng Mành dài một trăm năm mươi mét, ở trên đất của hai thôn cũ Kim Cổ và Yên Thái.

 

Góc phố Hàng Mành ngày nay

Góc phố Hàng Mành ngày nay - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội


Phố có lịch sử hơn một thế kỉ do một số dân làng Giới Tế (nay thuộc huyện Yên Phong, Bắc Ninh) đến lập nghiệp, chuyên làm mành lập ra nên có tên gọi là phố Hàng Mành. Phố được xây dựng trên nền đất xưa vốn thuộc thôn Yên Thái và thôn Kim Bát Thượng, tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương.


Khi xưa, phố chuyên làm các loại mành

Khi xưa, phố chuyên làm các loại mành - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Khách sạn gần phố Hàng Mành


Thời Pháp thuộc, phố được gọi là “Rure des Stores” tức là phố “Hàng Mành”. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, ta đã chính thức hóa tên gọi này. Ngày nay, phố Hàng Mành thuộc phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
     
Trong phố này tập trung nhiều nhà làm mành mành nứa để che cửa. Họ là người làng Giới Tế (huyện Yên Phong, Bắc Ninh), nơi có nghề cổ truyền này; những nhà làm mành nứa ở đây đều có họ hàng với nhau (hiện nay vẫn còn ba, bốn nhà làm nghề mành). Những nhà làm mành dùng cả trong nhà và vỉa hè để chẻ nứa và kê dàn đan mành; họ phần đông ở chỗ đầu phố từ ngã tư Yên Thái đến Hàng Nón.

 

Xem thêm: Các khách sạn tại Bắc Ninh

 

Dùng cả trong nhà và vỉa hè để chẻ nứa và kê dàn đan mành

Dùng cả trong nhà và vỉa hè để chẻ nứa và kê dàn đan mành - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Khách sạn tại Hà Nội

 

Ngoài ra, phố này còn có những cửa hàng nhỏ buôn bán vặt, hàng quà như bánh giò, phở, đặc biệt là quán bún chả hàng Mành nổi tiếng. Đi qua con phố này, du khách sẽ thấy mấy bác nghệ nhân già trải rộng chiếc mành nhuộm màu xanh đang múa bút, dùng màu đỏ, vàng, trắng  trong những chiếc chậu sành nhỏ, vẽ rồng phượng và hoa văn lên nền nứa đan.

Khẩu ngữ “tâm vàng, phẩm ngọc” được những người chủ nơi đây lấy làm chuẩn mực cho cách kinh doanh hàng hóa của mình nên năng suất tăng, chất lượng sản phẩm ổn định. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm mành tại phố Hàng Mành tăng trưởng đều đặn hàng năm trên 15% trong suốt những năm qua.

 

Bún chả hàng Mành nổi tiếng

Bún chả hàng Mành nổi tiếng - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các tour du lịch Hà Nội


Tuy nhiên, niện nay còn rất ít già đình làm mành ở phố này, thay vào dó là các nhà hàng, khách sạn tư nhân kinh doanh, buôn bán. Cũng như nhiều phố cổ ở Thủ đô, phố Hàng Mành đã tạo được nét đặc trưng cho riêng mình với bản sắc của phố nghề trong thời kỳ đổi mới.

 

Đến với Hà Nội, du khách hãy bỏ ra hẳn 1 ngày để dạo quanh những con phố nơi đây, để hòa mình vào với không khí kẻ chợ, hiểu thêm bản sắc, văn hóa con người Việt Nam.

0 Thích

Đánh giá : 4.7 /548