Phố Hàng Bồ dài hai trăm bẩy mươi hai mét (272m). Thời thuộc Pháp phố có tên gọi “ Rue Des Paniers”.Nếu đi từ Tây sang Đông, bắt đầu từ phố Bát Đàn qua ngã tư : Bát Đàn - Đường Thành, Bát Đàn – Hàng Điếu, đến đầu phố Hàng Thiếc sẽ gặp phố Hàng Bồ. Nếu đi từ Đông sang Tây, bắt đầu từ chỗ giáp nhau giữa phố Hàng Đào - Hàng Ngang qua ngã tư Hàng Bồ – Hàng Cân đi đến đầu Hàng Thiếc là hết phố Hàng Bồ.
Phố Hàng Bồ xưa thuộc đất hai thôn Xuân Hòa – Nhân Nội , tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương. Về sau thôn Xuân Hòa nhập với Yên Hòa thành thôn Xuân Yên, tổng Tiền Túc đổi thành Thuận Mỹ. Phố Hàng Bồ xưa chia thành hai phố : Phố Hàng Dép dài gàn bẩy mươi mét (70m) từ Hàng Đào đến ngã tư Hàng Bồ - Hàng Cân. Trên con phố này bên dãy nhà số lẻ mặt tiền hẹp lòng nhà nông. Người bán bày hàng ra trước nhà, treo lên tường các loại guốc mộc, guốc sơn, dép quay da,… ; giá cả phải chăng hợp với túi tiền người làm công ăn lương, công chức cấp thấp. Phần lớn các mặt hàng này do thợ thủ công phố Hàng Điếu bán buôn, hoặc bán trả chậm. Nhà bên dãy số chẵn có mặt tiền rộng, nhưng phía sau chạm tường nhà phố Hàng Ngang, nên nhà không có chiều sâu. Vì vậy nhà nào cũng xây thêm gác lửng, mở cửa sổ song gỗ để đón gió, ánh sáng trời và nhìn xuống đường. Tầng dưới chỉ đủ làm nơI bán hàng và sinh hoạt hàng ngày. Tầng trên là nơi nghỉ ngơi của cả gia đình. Mặt hàng bên dãy nhà số chẵn phong phú hơn, có giày cườm,giày nhung thêu hoa, giày muyn phục vụ quý cô quý bà; giày tây đủ màu : đen , trắng , nâu phục vụ quý ông. Ngoài ra còn có nhiều mặt hàng đồ gia kiểu cách mới phù hợp thị hiếu người giàu có, công chức cấp cao.
Góc phố Hàng Bồ - Hàng Thiếc - Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội
Mấy năm sau mặt hàng guốc, dép dần vắng khách, các nhà bên dãy số lẻ chuyển sang nghề chữa đồng hồ, cắt tóc. Nhưng vì mặt tiền hẹp nên thợ chữa đồng hồ đủ chỗ để chiếc tủ kính; thợ cắt tóc treo gương lên tường, gá thêm bên dưới cái giá rộng chừng 30cm đủ để dao, kéo, tông-đơ, hộp xà phòng, bình xịt nước, cạo râu, chải tóc cho khách.
Một cửa hàng bán các sản phẩm từ tre nứa - Ảnh: Sưu tầm
Phố Hàng Bồ ngày xưa bắt đầu từ ngã tư Hàng Bồ – Hàng Cân chạy đến đầu phố Hàng Thiếc dài hơn 200m. Vào giữa thế kỉ XIX trên con phố này nhà cửa thưa thớt. Dân cư phần lớn là người ngoại thành vào đây lập nghiệp bằng nghề đan đát rổ, rá, thúng mũng, bồ bằng tre nứa. Hàng làm ra mang bán ở các chợ nội thành, về các vùng quê. Vào những năm đầu thế kỉ XX, các mặt hàng tre đan ế ẩm, nhiều người muốn bán nhà trở về quê. Lợi dụng cơ hội những nhà giàu người Việt, người Hoa về đây mua những căn nhà cũ nát phá đi lấy đất xây cất nhà hàng, cửa hiệu.Vì vậy mà nhà cửa trên phố xây theo kiến trúc tân thời, to đẹp. Tuy nhiên nói về kinh doanh trên phố Hàng Bồ xưa phải kể đến cư dân người Hoa. Hầu hết Hoa Kiều trên phố Hàng Bồ quê ở Triều Châu, Phúc Kiến. Họ nhận làm đại lý cho các hãng buôn lớn ở Hương Cảm, Thượng Hải.Các nha bào chế cao đơn hoàng tán của người Hoa ở Sài Gòn; đại lý độc quyền buôn bán diêm “ Quả đào” của nhà máy diêm Hà Nội… Về sau chình các nhà buôn ấy tổ chức xuất khẩu nông lâm thổ sản nước ta về Trung Quốc, sang Lào, Miên ( Campuchia ). Một nghịch lí là chính họ đã vượt mặt các nhà buôn Việt Nam tổ chức thu mua chè Phú Thọ, Thái Nguyên, mua đường Quảng Ngãi, Phú Yên đem về đóng gói dán nhãn hiệu Trung Quốc, Hồng Công bán lại cho người Việt với giá cao. Tích lũy được vốn lớn, họ tậu đất cất nhà ở nhiều phố khác để cho thuê mở cửa hàng…Tóm lại người Hoa trên phố Hàng Bồ xưa không bỏ qua bất cứ nghành nghề khinh doanh nào có thể mang lại lợi nhuận cho mình.
Xem thêm: Các khách sạn tại Quận Hoàn Kiếm
Phố Hàng Bồ thời trước năm 1945 - Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Các khách sạn tại Phú Yên
Người Việt giàu có trên phố Hàng Bồ vào những năm đầu thế kỉ XX bằng nghề buôn bán không nhiều. Có thể kể trên đầu ngón tay: Công ty Quảng Hưng Long của Nghiêm Xuân Quảng, cửa hàng đồ sắt “ Đắt Bằng” của Nguyễn Văn Đa, xưởng dệt kim dòng họ Cự quê Cự Đà gồm Cự Thất, Cự Long… Số khác kinh doanh trong nghành văn hóa như: Phạm Lê Bổng mở tòa báo “ La Patrie annamite” ( Tổ quốc An Nam ) , Nghiêm Xuân Quảng lập nhà in Kim Đức Giang. Nhiều người giàu lên nhờ buôn bán bất động sản, làm thầu khoán, cho vay nặng lãi. Điều này nói lên ở giai đoạn ấy trên phố Hàng Bồ chưa hình thành một liên kết người Việt biết tổ chức có nghệ thuật kinh doanh để cạnh tranh với Hoa Kiều.
Ông đồ cùng đám trẻ nhỏ - Ảnh: Sưu tầm
Nét đặc trưng mà người Hà Nội cũ còn giữ lại trong kí ức khi nhớ về phố Hàng Bồ xưa. Đó là vào những ngày áp tết âm lịch các cụ đồ già trải chiếu trên vỉa hè bày ra trước mặt nghiên mực tàu, ống bút lông chờ khách đến xin chữ, mua câu đối tết. Có những câu đối viết sẵn trên giấy hông điều, cũng có những băng giấy còn nguyên đợi khách đến nêu yêu cầu, cụ đồ mới nghĩ ra câu đối cho vừa lòng khách. Từ khi nền Nho học suy tàn, các cụ đồ vắng dần, thảng có xuất hiện thì cảnh tượng thật điều hiu như trong bài thơ: “ Ông đồ” của thi sĩ Vũ Đình Liêm :
Nhưng mỗi năm một vắng
Người thuê viết nay đâu
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiêng sầu
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay
Xem thêm: Các khách sạn tại Hà Nội
Hai ông đồ đang ngồi viết chữ - Ảnh: Sưu tầm
Phố thưa dần, hai ông vẫn miệt mài ngồi viết chữ - Ảnh: Sưu tầm
Phố Hàng Bồ hôm nay đang bước theo nhịp sống của nền kinh tế thị trường thời mở cửa. Trên con phố dài chừng hai trăm mét( 200m ) từ đầu Hàng Thiếc đến ngã tư Hàng Bồ – Hàng Cân đã có hai tòa soạn “ Báo màn ảnh và sân khấu” số nhà 73, “ Báo Lao Động” số 51. Ba ngân hàng “ Eximbank” số 67, “ Phương Nam” số 88, “ Vietinbank” số 37. Ba khách sạn lớn “ Hotel New Vision” số 68, “ Mỹ Lan hotel” số 70, “ La Dolce Vita” số 53. Các nhà trọ sang trọng, chỗ nghỉ của khách trong và ngoài nước, tiết kiệm tiền để kéo dài ngày ở chơi Hà Nội. Vô số cửa hàng phục vụ việc ăn mặc, làm đẹp như “ Thời trang Lan Hương” số 65, “ Tonny Lê” số 78A, “ Thời trang Hàn Quốc” số 86, “ Tư vấn thiết kế thời trang” số 78, “ áo váy ngủ Mai Trang” số 84A, “ Chăm sóc móng tay, chân Phương Anh” số 84C,v…v…v. Khách có thể thư giãn trong các phòng trà, quán cà phê nghe âm nhạc, mua sắm trang sức ở cửa hàng : Vàng bạc Trương Tiến số 64, hay Công ty trách nhiệm hữu hạn “ Vàng bạc Kỳ Thái” số 91. Khách cần sắm đồ lễ đi đình chùa đến cửa hàng “ Thanh Hương” số 85, cần mua thuốc chữa bệnh đến “ Nhà thuốc Phi” 59B. Cuối phố ở góc Hàng Bồ – Lương Văn Can có “ Công ty văn phòng phẩm” số 23. Đây là thế giới thiết bị văn phòng có đầy đủ loại để khách lựa chọn.Từ chiếc cặp học sinh, hộp bút tô màu, bút xóa, bút bi, bút phục vụ viết chữ đẹp cho học sinh cấp một giá hai mươi chín nghìn ( 29 000đ) đến chiếc bút Parker trong hộp nhung giá gần hai triệu, … Giáy vở, sổ tay không thiếu thứ gì cần dùng cho nghiệp vụ văn phòng. Trên phố Hàng Bồ còn vô số hàng quà vỉa hè để khách phương xa thưởng thức các món ăn dân dã, truyền thống của đất Hà Thành, nghe các câu chuyện mừng vui, âu lo của người dân trong phố và khách qua đường.
Phố hàng Bồ ngày nay - Ảnh: Sưu tầm
Phố Hàng Bồ còn một đoạn kéo dài từ ngã tư Hàng Bồ – Hàng Cân đến phố Hàng Đào xưa gọi là phố Hàng Dép. Ngày nay trên con phố này không có ngân hàng, khách sạn, hiệu ăn, quán cà phê, phòng trà,… Duy chỉ có nét khác biệt là những căn nhà chật hẹp mặt tiền, lòng nhà nông năm xưa nay các chủ mới mua liền mấycăn mở rộng mặt tiền xây thêm gác. Việc kinh doanh trên con phố này chủ yếu là cung cấp phụ liệu may mặc như : Chỉ khâu, thêu, khuy áo, quần đủ loại, khóa kéo bằng nhựa, bằng sắt… Vì thói quen chăng, mà các mặt hàng đều được bày bán trước nhà? Đi qua phố Hàng Dép ngày xưa, phố Hàng Bồ hôm nay dù là người Hà Nội cũ khó nhận ra sự đổi thay của con phố ấy.
Còn khá nhiều những ngôi nhà cổ vẫn được gìn giữ - Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Tour du lịch Hà Nội
Phố Hàng Bồ hôm nay phản ánh gương mặt phố phương thời đổi mới. Tuy còn không ít những khiếm khuyết cần điều chỉnh, nhưng trong mắt mọi người đã lóe sáng tia hy vọng vào ngày mai.
Nguồn: Sưu tầm
Phố Hàng Bồ là một trong những phố cổ nổi tiếng của Hà Nội, nằm ở quận Hoàn Kiếm. Đây là nơi tập trung nhiều cửa hàng bán đồ handmade, đồ gốm sứ, đồ thủ công mỹ nghệ, đồ lưu niệm, quần áo, giày dép, túi xách, đồ da, đồng hồ, trang sức, đồ chơi, đồ dùng gia đình, đồ điện tử, đồ ăn uống, đồ gia dụng, vật dụng phong thủy, và nhiều sản phẩm khác.
Phố Hàng Bồ có không gian kiến trúc cổ kính, phong cách truyền thống, mang đậm nét văn hóa của Hà Nội. Nơi đây còn được biết đến với các món ăn đặc trưng của Hà Nội như phở, bún chả, nem rán, chả cá Lã Vọng, bánh cuốn, bánh mì, chè, trà đá, cà phê, và nhiều món ăn khác.
Phố Hàng Bồ hoạt động từ sáng sớm đến tối muộn, nhưng thời gian chính của nơi này là từ 9h sáng đến 9h tối. Nơi đây cũng có nhiều quán cà phê, quán ăn, quán nhậu, và quán trà đá mở cửa đến khuya.
Phố Hàng Bồ là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng của Hà Nội, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước. Nơi đây có không gian đẹp, sản phẩm đa dạng, giá cả hợp lý, và không khí văn hóa đặc trưng của Hà Nội.
Phố Hàng Bồ có nhiều khách sạn, nhà nghỉ, homestay, và căn hộ cho thuê gần đó như Hanoi La Siesta Hotel & Spa, Hanoi Pearl Hotel, Hanoi La Siesta Diamond Hotel & Spa, Hanoi La Siesta Central Hotel & Spa, Hanoi La Siesta Trendy Hotel & Spa, Hanoi La Siesta Premium Hang Be Hotel, Hanoi La Siesta Classic Hang Be Hotel, và nhiều khách sạn khác.
1 Thích