Xoay quanh tên gọi của núi là cả một truyền thuyết ly kỳ từ thời khai thiên lập địa. Chuyện kể rằng, thuở xa xưa khi đất trời còn giao hoà với nhau nơi đây núi non đẹp, cây xanh bóng mát, cảnh hạ giới mà chẳng khác gì chốn Bồng Lai. Từ trên trời cao các Tiên ông thường dắt các Tiên đồng, Tiên cô xuống núi này vui đùa. Các Tiên ông ngồi bên tảng đá đàm đạo và đánh cờ. Các cô Tiên thi chạy nhảy tung tăng vui đùa từ tảng đá này sang tảng đá khác và đề lại các dấu chân trên đá cho đến bây giờ. Cũng chính vì thế nên người ta gọi núi này là núi Chân Tiên.
Núi Chân Tiên nhìn từ trên cao xuống - Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Vũng Tàu
Ngày nay, đến thăm núi Chân Tiên, du khách sẽ được tận mắt rông thấy những dấu chân người in trên đá. Ở vách đá phía tay trái của lối vào, trên một quần thể khá đẹp, người ta thấy dấu vết đôi bàn chân giống như chân của một thiếu nữ nhỏ bé xinh xắn để lại, đến nay vẫn còn hằn sâu trên đá. Đi theo một dốc bậc thang đá lên phía trên. Qua nhiều tảng đá khác và leo lên đỉnh cao nơi có miếu thờ bà “Cửu Thiên Huyền Nữ” sẽ thấy có một bàn chân nhỏ bé xinh xắn rõ nét hơn in đậm và sâu trên vách đá của miếu thờ. Bên dưới bàn chân đó, người dân đã lập một bàn thờ nho nhỏ đề thờ cúng các vị thần tiên đã có dịp về đây du ngoạn. Xuống phía sau miếu Mẫu là một bàn cờ trên một phiến đá bằng phẳng gọi là bàn cờ tiên, nơi các vị Tiên ông ngày xưa chơi cờ. Cạnh bàn cờ tiên là dấu chân trên vách đá. Bàn chân này lớn hơn, nên được gọi là bàn chân của các Tiên ông.
Những "dấu chân" của người được in lên đá - Ảnh: Sưu tầm
Bàn chân của các Tiên ông - Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Các khách sạn gần núi Chân Tiên
Chùa Long Hòa, di tích lịch sử của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cổ kính, nằm yên tĩnh dưới núi Chân Tiên mà trên đường lên núi Chân Tiên ai cũng phải ghé thăm. Chùa được xây dựng cách nay 283 năm tại xứ Mô Xoài vùng Đồng Nai Hạ, nay là tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Hiện, chùa còn lưu giữ một số tài liệu hiện vật phản ánh giá trị lịch sử của chùa như: một số Long vị thờ vị tổ sư có công xây dựng chùa; các bức hoành phi câu đối; các nhóm tượng lam bằng gỗ quý có niên đại cách ngày nay trên dưới 200 năm; một quả chuông đồng nặng 105 kg đúc năm 1737… Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, chùa Long Hòa vẫn không bị tàn phá, vì vậy kiến trúc xây dựng và nghệ thuật trang trí, các hiện vật trong chùa đến nay vẫn còn nguyên vẹn, đầy đủ.
Chùa Long Hòa chụp năm 1998 - Ảnh: Sưu tầm
Dinh Cố - Ảnh: Sưu tầm
Tổ đình Thiên Thai cũng nằm trên đường du khách đến tham quan và khám phá núi Chân Tiên. Tổ đình Thiên Thai toạ lạc trên diện tích 6ha, được chia làm 4 khu vực chủ yếu đó là: Thiên Thai, Thạch Động, Thiên Khánh và Thiên Bửu Tháp.
Một góc trong khuôn viên Tổ Đình Thiên Thai - Ảnh: Sưu tầm
Đường tới chùa Giác Đế - Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Khách sạn tại Bà Rịa - Vũng Tàu
Trong số những ngôi chùa linh thiêng nằm dưới núi Chân Tiên còn có chùa Thiên Bửu Tháp được xây dựng khoảng năm 1930, cũng là một thắng cảnh đẹp của huyện Long Điền. Trong thời Pháp thuộc, các tăng ni, sư sãi đã tự tiêu hủy ngôi chùa, không cho Pháp chiếm đóng dùng làm căn cứ. Sau ngày giải phóng, năm 1989-1990 chùa được xây lại trong khuôn viên rộng 3ha, bằng phẳng thoáng mát và đẹp. Từ phía ngoài cổng chùa đi vào có một cụm các pho tượng miêu tả Quan Thế Âm Bồ Tát tay cầm bình cam lộ, tay bắt quyết, đứng trên tòa sen cứu sinh độ thế. Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc hình chữ Sơn. Giữa là ngôi nhà chính, hai bên là các dãy nhà phụ. Mái chùa được thiết kế có hình dạng các lọ lục bình lớn, giống như bình nước cam lồ của đức Phật. Đến thăm chùa Thiên Bửu Tháp, du khách có dịp tìm hiểu thêm sự phong phú, đa dạng của nền văn hóa tôn giáo Việt Nam.
Chùa Thiên Bửu Tháp - Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Tour du lịch Côn Đảo - Vũng Tàu
Nếu có dịp tới thăm Bà Rịa, du khách đừng quên ghé qua Núi Chân Tiên để thưởng thức cảnh đẹp cũng như lắng nghe truyền thuyết ly kỳ về tên gọi của núi nhé.