Mytour blogimg_logo
06/04/20237.2251

Những trò dân gian độc đáo trong ngày Tết cổ truyền năm 2024

Những ngày đầu xuân, không khí tưng bừng rộn ràng khắp muôn nơi. Tiếng nhạc xuân, tiếng nói cười chúc tụng vang vọng từ nhà này sang nhà khác. Ngày Tết cổ truyền cũng là dịp những sự kiện vui chơi, giải trí mừng xuân diễn ra tưng bừng từ nông thôn đến thành thị.

 

trò chơi dân gian

Tết cổ truyền tưng bừng - Ảnh: nonlavietnam

 

Đặc biệt, Tết cũng là dịp mọi người cùng nhau tham gia các trò chơi dân gian được hình thành từ lâu đời. Những trò chơi dân gian ấy vô cùng phong phú, mang bản sắc riêng của từng địa phương. So với những dịp khác, trò chơi dân gian ngày Tết có phần đặc biệt hơn với bầu không khí cực kỳ sôi động, rạo rực tinh thần đua tranh và đầy ắp tiếng cười.

 

trò chơi dân gian

Những trò chơi ngày Tết mang lại tiếng cười tươi vui - Ảnh: Pham Huu Hoan

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Hà Nội

 

Mời bạn cùng “điểm danh” các trò chơi dân gian trong ngày Tết cổ truyền của Việt Nam ta để xuân Ất Mùi này cùng anh em, bạn bè tham gia chơi nhé.

 

1.CHƠI ĐẬP NIÊU ĐẤT

 

Đập niêu đất là trò chơi đã có từ lâu đời và phổ biến rộng khắp cả nước. Thông thường, trò chơi này sẽ được tổ chức vào các lễ hội đặc biệt là trong ngày Tết cổ truyền.

 

Trò chơi đập niêu đất

Trò chơi đập niêu đất thường được tổ chức vào dịp lễ Tết - Ảnh: quangngai.gov

 

Để chuẩn bị chơi đập niêu đất, người ta dựng giữa sân hai chiếc cột cách nhau 5m, buộc dây thừng nối 2 thân cột làm giá treo niêu. Người chơi sẽ bịt mắt và cầm một chiếc gậy dài đứng vào vạch mốc rồi tìm đập những chiếc niêu treo trên dây. Người đập trúng niêu sẽ có được phần thưởng ghi trong mảnh giấy nhỏ trong chiếc niêu bị đập vỡ…

 

Trò chơi đập niêu đất

Sân chơi đập niêu đất - Ảnh: Youtube

 

Trò chơi đập niêu này không quá khó và thu hút đông người tham gia, vì vậy trong ngày xuân Ất Mùi năm nay, bạn có thể cùng bạn bè tổ chức chơi để ngày Tết thêm hứng khởi và vui vẻ.

 

Trò chơi đập niêu đất

Bạn có thể bày trò chơi đập niêu ở đất cứ đâu - Ảnh: sưu tầm

 

2. ĐI CÀ KHEO

 

Tuy khó chơi và đòi hỏi người chơi phải có sức khỏe tốt cùng sự khéo léo nhịp nhàng toàn bộ cơ thể, nhưng đi cà kheo luôn thu hút đông đảo mọi người. Những người không tham gia chơi thì đứng xem và cổ vũ nhiệt tình cho người chơi.

 

Đi cà kheo

Đi cà kheo được tổ chức khắp nơi trong các lễ hội - Ảnh: baodaklak

 

Đi cà kheo

Trò chơi đi cà kheo thường được tổ chức chơi ở các làng phía Bắc nhiều hơn - Ảnh: sưu tầm

 

Các cuộc thi cà kheo tại các vùng quê vào dịp Tết thường tạo được tiếng cười sảng khoái cho người theo dõi bởi sự hấp dẫn, bất ngờ của trò chơi. Sau khi chọn được người thắng cuộc, đội cà kheo cùng các cổ động viên của làng sẽ sang làng khác để thi tiếp khiến cho ngày xuân tưng bừng khắp xóm làng.

 

Đi cà kheo

Cuộc chơi tạo tiếng cười vui vẻ - Ảnh: sưu tầm

 

Đi cà kheo

Trẻ em cũng hào hứng với trò chơi này - Ảnh: tienphong

 

3.CHƠI CỜ NGƯỜI

 

Cờ người thực chất là môn cờ tướng do người đóng thế thành các quân cờ. Bàn cờ thường ở khoảng sân đất rộng như sân đình, chùa. Mỗi ván cờ lúc bắt đầu phải đủ 32 quân, bao gồm 16 nam và 16 nữ. Trang phục của “quân cờ” phải chỉnh tề và thống nhất, có lọng che nên sân chơi cờ người rất rực rỡ, đẹp mắt.

 

chơi cờ người

Cờ người là một trong số những trò chơi dân gian đặc sắc diễn ra trong các ngày Tết cổ truyền - Ảnh: thethaohcm

 

chơi cờ người

Cờ người là trò chơi ngày Tết mang đầy tính trí tuệ - Ảnh: Thong Tmthong

 

Trò chơi này không đơn thuần chỉ để giải trí mà còn là một cuộc đấu trí mang đậm bản sắc dân tộc Việt nên thường được duy trì trong ngày Tết cổ truyền.

 

chơi cờ người

Trang phục trên sân cờ là màu quân đỏ hoặc vàng và màu quân đen hoặc xanh - Ảnh: sưu tầm

 

4. CHƠI ĐÁNH ĐU

 

Trò chơi đánh đu thu hút từ trẻ nhỏ đến nam thanh nữ tú và cả người lớn tuổi tham gia vì trò này không khó và không có quy định cụ thể nào. Có nhiều cách đu nhưng phổ biến nhất vẫn là đu đơn và đu đôi. Đu đơn nữ thường thể hiện sự nhịp nhàng, nhẹ nhàng và duyên dáng của người chơi. Đu đơn nam thể hiện sự khỏe mạnh, bay bổng và người nam thường đu cao tít lên, càng cao càng được mọi người tán thưởng cổ vũ.

 

chơi đánh đu

Đánh đu bay bổng - Ảnh: nonlavietnam

 

Xem thêm: Các tour du lịch Hà Nội giá rẻ

 

chơi đánh đu

Các bạn trẻ hào hứng tham gia chơi - Ảnh: dantri

 

Đu đôi gồm có đôi nam, đôi nam nữ. Tuy nhiên đẹp nhất, hấp dẫn và thích thú nhất vẫn là chơi đu đôi nam nữ, bởi giữa đất trời mùa xuân ngày Tết cổ truyền, hoa cỏ đang khoe sắc đua hương, những đôi trai gái đang độ tuổi xuân vui chơi kết duyên, tìm bạn.

 

chơi đánh đu

Đu đôi nam nữ - Ảnh: dulichnamchau

 

chơi đánh đu

Các liền anh liền chị chơi đánh đu - Ảnh: sưu tầm

 

5. ĐẤU VẬT

 

Đấu vật là một trò chơi thượng võ, không chỉ đòi hỏi sức khỏe mà sự mưu trí và nhanh nhẹn cũng đóng góp phần đáng kể.

 

chơi đấu vật

Chơi đấu vật - Ảnh: baovinhphuc

 

Ở nước ta có nhiều ngày hội đấu vật như hội vật làng Sình, Liễu Đôi, Hà Nam... và trong ngày Tết cổ truyền, Trò chơi ngày Tết này diễn ra ở khắp mọi nơi trên cả nước. Nhiều hội vật ở các làng xã được tổ chức để khuyến khích tài năng cũng như rèn luyện thân thể của trai tráng đồng thời tạo không khí chơi xuân.

 

chơi đấu vật

Đông đảo mọi người cổ vũ đôi vật - Ảnh: sưu tầm

 

chơi đấu vật

Một hội vật trong ngày Tết cổ truyền - Ảnh: Youtube

 

6. CHƠI KÉO CO

 

Bất kể khi nào bạn cũng có thể chơi kéo co cùng bạn bè, nhưng chơi vào ngày Tết cổ truyền thì không khí đặc biệt hơn đúng không nào!

 

chơi kéo co

Kéo co ngày xuân - Ảnh: sưu tầm

 

Trò chơi dân gian này vừa có tác dụng rèn luyện sức khỏe, lại vừa vui vẻ, thoải mái. Và vì đây là trò chơi tập thể, nên qua đó các bạn càng trở nên đoàn kết hiệp lực, thân thiết với nhau hơn rất nhiều.

 

chơi kéo co

Trò chơi này thể hiện tinh thần đồng đội cao - Ảnh: baoquangngai

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Lào Cai

 

chơi kéo co

Bạn có thể cùng bạn bè chơi kéo co ở bất cứ đâu - Ảnh: The Anh

 

7. ĐI CẦU KIỀU

 

Đi cầu kiều là một trò chơi tuy nhìn có vẻ đơn giản nhưng thực ra không dễ chút nào. Người ta thường lựa chọn một bờ đất cao trên một hố đất rộng, bắc một đoạn tre làm cầu. Đoạn tre ấy một đầu nằm ghếch trên bờ đất, đầu kia buộc vào chiếc cột chôn vững chắc. Cũng có nhiều nơi, ngày Tết cầu kiều sẽ được bắc ra hồ nước trong làng hay ao nhà nên tính thử thách càng cao hơn rất nhiều.

 

đi cầu kiệu

Đi cầu kiều nhìn đơn giản nhưng không hề dễ - Ảnh: Bui Khuong

 

đi cầu kiệu

Cầu kiều bắc trên ao làng  - Ảnh: thaibinhtv

 

Nhiệm vụ của người chơi là khéo léo đi trên cây cầu lắt léo không có chỗ bám vịn ấy ra đến chỗ treo thưởng. Cuộc chơi càng hấp dẫn và kích thích sự hiếu thắng của mọi người.

 

đi cầu kiệu

Có người ra tới mút đầu cầu thì ngã ùm xuống ao - Ảnh: thaibinhtv

 

8. CHƠI TUNG CÒN

 

Chơi tung còn là trò chơi của đồng bào dân tộc Nùng. Vào những dịp lễ, nhất là vào dịp Tết cổ truyền, đồng bào dân tộc Nùng thường tổ chức chơi tung còn. Để chuẩn bị cho hội tung còn, người ta tìm một bãi đất trống, giữa sân trồng một cây tre thẳng, trên đỉnh có một vòng tròn, dán giấy hai mặt: một mặt màu vàng tượng trưng cho mặt trăng, một mặt màu đỏ tượng trưng cho mặt trời.

 

chơi tùng còn

Dựng hội tung còn - Ảnh: thcamduong


chơi tùng còn

Hội tung còn thu hút đông đảo mọi người - Ảnh: sưu tầm

 

“Quả còn” được làm bằng vải, kết nhiều mảnh màu lại với nhau thành một cái túi, bọc chặt lấy các hạt bông giống, thóc giống, hai sản phẩm chính để tự túc của nhà nông. Nhà nhà thi đua, ai cũng muốn quả còn của mình đẹp nhất nên họ chuẩn bị rất công phu vì vậy mà quả còn ngày càng đẹp, càng rực rỡ hơn. Tung còn đôi chỉ dành cho thanh niên nam nữ độc thân và được xem như nét giao duyên tốt đẹp mà qua đó rất nhiều đôi nam nữ đã nên vợ nên chồng.

 

chơi tùng còn

Tung còn là trò chơi không thể thiếu trong ngày Tết của đồng bào dân tộc - Ảnh: hivietnam

 

Xem thêm: Các tour du lịch Hà Giang giá rẻ

 

Những trò chơi ngày Tết này khá hấp dẫn phải không bạn? Xuân Ất Mùi này, hãy bày trò cùng với người thân và bạn bè để xuân thêm tươi vui, rộn ràng nhé!

 

Tùy Phong – Mytour.vn

 

Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Mytour (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour..

Các câu hỏi thường gặp
Những trò chơi dân gian nào được tổ chức trong ngày Tết cổ truyền ở Miền Nam?

- Trò chơi bầu cua cá cọp

- Trò chơi đánh bài Tây Du Ký

- Trò chơi đập nêm

- Trò chơi kéo co

- Trò chơi đua thuyền trên sông

Tại sao trò chơi bầu cua cá cọp lại được tổ chức trong ngày Tết cổ truyền?

- Trò chơi bầu cua cá cọp được coi là trò chơi mang lại may mắn và tài lộc cho người chơi trong năm mới.

- Hình ảnh của bầu cua cá cọp cũng được coi là biểu tượng của sự giàu có và phú quý.

Trò chơi đánh bài Tây Du Ký là gì?

- Đây là trò chơi đánh bài dân gian được phát triển từ truyện Tây Du Ký.

- Trong trò chơi này, người chơi sẽ được chia bài và đặt cược vào các nhân vật trong truyện như Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Đường Tăng và Sa Tăng.

Trò chơi đua thuyền trên sông được tổ chức ở đâu trong ngày Tết cổ truyền?

- Trò chơi đua thuyền trên sông thường được tổ chức ở các vùng sông nước như Đồng Tháp Mười, Cần Thơ, An Giang,...

- Trong trò chơi này, các đội thuyền sẽ cạnh tranh với nhau để giành chiến thắng và nhận được những phần thưởng hấp dẫn.

Những món ăn truyền thống nào được chuẩn bị trong ngày Tết cổ truyền ở Hồ Chí Minh?

- Bánh chưng, bánh tét

- Thịt kho tàu

- Cá kho tộ

- Dưa hành

- Mứt dừa, mứt gừng

Tại sao bánh chưng, bánh tét lại được coi là món ăn truyền thống trong ngày Tết cổ truyền?

- Bánh chưng, bánh tét được coi là món ăn mang lại sự may mắn và tài lộc cho gia đình trong năm mới.

- Hình dáng của bánh chưng, bánh tét cũng được coi là biểu tượng của trời đất và con người.

1 Thích

Đánh giá : 4.2 /489