Trên khắp thế giới, mỗi nước, mỗi dân tộc lại có những lễ hội rộn ràng. Mỗi một lễ hội có một nét đặc trưng riêng, nhưng đều mang đến cho người tham gia niềm vui và giúp cho cuộc sống càng thêm rực rỡ sắc màu văn hóa.
Mỗi lễ hội mang màu sắc rực rỡ, thể hiện văn hóa vùng miền - Ảnh: hailaodong
Trong những chuyến du lịch, tìm về với các lễ hội, bạn sẽ thấy cuộc đi chơi trở nên vui vẻ, hạnh phúc và hiểu hơn về văn hóa của địa phương mà mình đang có mặt đấy!
Những con sâu nhỏ xù xì luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người và mọi người thường tìm cách loại bỏ, xua đuổi chúng. Vậy mà ở Devon, nước Anh, vào tháng Năm hàng năm lại có một lễ hội thu hút những con sâu.
Trong lễ hội này những chú sâu lại trở nên dễ thương nếu chịu “ló mặt” - Ảnh: thuvienvatly
Trong lễ hội, người ta sẽ chia đội thi đấu, mỗi đội sẽ đứng vào một ô rộng một mét vuông. Trong vòng 15 phút, đội nào có thể thu hút nhiều sâu, giun trồi lên mặt đất nhất thì sẽ chiến thắng. Những người tham gia có quyền dùng bất kỳ hình thức nào để “thu hút” những con giun, chú sâu bé nhỏ. Họ chỉ cần phải tuân theo một luật duy nhất đó là không được đào sâu lên.
Lễ hội thu hút sâu ở Anh - Ảnh: Roger Olge
Nếu bạn là người không sợ độ cao và yêu thích việc phiêu lưu mạo hiểm thì hãy ghi tên mình vào cuộc thi Treo người trên cao được tổ chức hàng năm tại Ý. Những người tham gia cuộc thi này cần phải treo mình trên cao hàng trăm mét giữa những hẻm núi của dãy Apls.
Thật can đảm khi tham gia lễ hội này – Ảnh: Gicroang
Có người còn mạo hiểm với trò đi thăng bằng trên dây nữa đấy – Ảnh: Wahluetter
Treo mình trên cao như thế bạn không chỉ được hưởng cảm giác hồi hộp, mạo hiểm mà còn phải đương đầu với những cơn gió và học cách giữ thăng bằng cho bản thân. Tuy có mạo hiểm nhưng người tham gia lễ hội này lại có dịp đo lòng can đản của bản thân và thỏa thuê ngắm cảnh từ trên lưng chừng trời.
Thư giãn nào! - Ảnh: Wahluetter
Ở trên cao nhìn xuống, phong cảnh đẹp tuyệt phải không mọi người – Ảnh: Wahluetter
Dĩ nhiên, người đi dây cũng như treo mình như thế đều có trang bị dây khóa an toàn trên dây treo, nhưng cho dù vậy thì dám đi trên sợi dây mỏng mảnh giữa vực sâu hun hút như vậy cũng là dũng cảm lắm rồi bạn nhỉ!
Cứ đến 16 tháng Giêng Âm lịch hàng năm, người Ma Coong ở Quảng Bình lại cùng tụ tập về Cà Roong, mảnh đất thiêng của dân tộc Ma Coong để tham dự lễ hội đập trống hay còn gọi là lễ hội ngoại tình. Trong đêm này, bất kể ai, dù có gia đình hay chưa hoàn toàn có quyền đến với người mình yêu mà không hề bị dị nghị hay cấm đoán. Đây là đêm duy nhất trong năm, đồng bào Ma Coong được quyền đến với người khác ngoài chồng, vợ của mình. Nếu trong năm mà họ bị bắt quả tang ngoại tình thì sẽ bị phạt nặng, thậm chí bị đuổi khỏi làng.
Sau tiếng trống lễ hội bắt đầu – Ảnh: phamphuthep
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Quảng Bình
Dân bản sẽ tụ tập về nơi làm lễ, xếp thành vòng tròn đi chung quanh một cái trống bằng da thú rừng to lớn. Sau khi khấn vái, uống rượu, họ tụ tập xung quanh trống, dùng gậy đánh cho tới khi trống thủng thì đêm ngoại tình được bắt đầu.
Những đức ông chồng muốn thể hiện tình yêu thương, gắn bó với người bạn đời của mình hãy đến với lễ hội cõng vợ ở Sonkajärvi, Phần Lan.
Lễ hội cõng vợ là nơi những người chồng thể hiện tình yêu thương của mình dành cho vợ - Ảnh: Daniel Lynch
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Quảng Bình
Trong lễ hội cõng vợ, những người đàn ông có cơ hội thể hiện tình yêu thương vợ bằng cách cõng vợ yêu băng qua quãng đường dài hơn 250m. Quãng đường này sẽ có nhiều chướng ngại vật. Con đường tượng trưng cho đường đời gập ghềnh nhưng người chồng vẫn luôn sát cánh và yêu thương vợ của mình. Lễ hội cõng vợ ở Phần Lan hiện đã lan ra một số nơi trên thế giới như Mỹ, Hồng Kông, Ấn Độ…
Cõng vợ vượt qua những thử thách để minh chứng tình yêu cũng như sức mạnh của mình - Ảnh: Daniel Lynch
Ở Đài Loan, mùa lễ hội đẹp nhất và thu hút đông đảo người dân tham gia nhất là lễ hội thả lồng đèn. Bắt đầu từ ngày Tết cho đến rằm tháng Giêng hàng năm, đặc biệt là vào ngày 15, ngày Tết Nguyên tiêu, lễ hội thả lồng đèn diễn ra sôi nổi nhất. Lễ hội thả lồng đèn không chỉ được người dân nơi đây chờ đợi mà ngay cả du khách thập phương cũng háo hức không kém.
Gần cả ngàn lồng đèn được thả lên trời cao - Ảnh: Imgur
Với mong muốn cầu nguyện những điều tốt lành cho gia đình và bản thân, có khi hàng ngàn lồng đèn được thả cùng lúc lên trời cao, tạo ra một khung cảnh lung linh tuyệt đẹp.
Mang theo lời nguyện cầu năm mới an lành - Ảnh: sưu tầm
Đà Lạt được mệnh danh là thành phố ngàn hoa với muôn ngàn hoa tươi khoe sắc. Hoa có mặt khắp nơi, níu bước chân du khách. Nhưng để thấy “thiên đường” hoa với muôn vàn kiểu, đủ loại từ trong nước tới quốc tế thì lễ hội hoa Đà Lạt chính là dịp đó.
Muôn hoa khoe sắc trong lễ hội hoa Đà Lạt - Ảnh: sưu tầm
Đông đảo du khách về dự hội hoa – Ảnh: vanthang
Lễ hội hoa Đà Lạt đã trở thành sự kiện của quốc gia, biểu tượng của Đà Lạt. Lễ hội được tổ chức không chỉ để giới thiệu về ngành công nghiệp trồng hoa của Đà Lạt nói riêng và cả nước nói chung mà còn nhằm thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư vào ngành công nghiệp này. Hàng năm, lễ hội hoa Đà Lạt đã thu hút hàng trăm du khách đổ về thành phố ngàn hoa để thưởng thức vẻ đẹp dịu dàng đắm say của muôn hoa nơi đây.
Ngoài ngắm hoa, đến lễ hội hoa Đà Lạt bạn còn có dịp xem biểu diễn ca múa dân tộc – Ảnh: vanthang
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Đà Lạt
Mùng 9-8 Âm lịch hàng năm, không khí ở Đồ Sơn, Hải Phòng nóng hẳn lên khi người người, nhà nhà từ khắp nơi cùng đổ về tham gia lễ hội chọi trâu. Để chuẩn bị cho ngày hội này, người dân Đồ Sơn đã phải bắt tay vào chuẩn bị từ đầu năm. Họ bắt đầu lựa chọn và huấn luyện trâu ròng rã suốt 8 tháng trời, để những “ông trâu” có sức khỏe và thi đấu tốt nhất.
Đông đảo người dân đến xem lễ hội chọi trâu Đồ Sơn – Ảnh: Phúc Hưng
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Hải Phòng
Lễ hội chọi trâu không chỉ thể hiện tinh thần thượng võ, gan dạ của người Đồ Sơn mà phần lễ tế thần sau đó còn thể hiện tinh thần đoàn kết của người dân nơi đây. Đây là một nét đẹp truyền thống của Hải Phòng, nên năm nào lễ hội cũng thu hút đông đảo du khách tới tham gia để được tận mắt chứng kiến những màn so tài đặc sắc của các “ông trâu”.
Cuộc chiến của những “ông trâu” – Ảnh: Phúc Hưng
Xem thêm: Các tour du lịch Hải Phòng
Những lễ hội mà Mytour kể trên đây chỉ là một phần nhỏ trong văn hóa lễ hội trên khắp thế giới. Nếu có dịp đến một vùng đất mới, bạn hãy tìm hiểu về các lễ hội của địa phương ấy để có cơ hội tham gia và hiểu hơn về văn hóa vùng miền nhé.
Việt Trang & Hải Yến – Mytour.vn
Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Mytour (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour..
- Lễ hội La Tomatina tại Tây Ban Nha: người tham gia sẽ ném nhau cà chua trong một không gian đầy màu sắc và vui nhộn.
- Lễ hội Holi tại Ấn Độ: người tham gia sẽ tung bột màu lên nhau để kỷ niệm ngày xuân về.
- Lễ hội Oktoberfest tại Đức: là lễ hội bia lớn nhất thế giới, thu hút hàng triệu du khách đến tham gia mỗi năm.
- Hang Sơn Đoòng: là hang động lớn nhất thế giới, được mệnh danh là "kỳ quan của kỳ quan".
- Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng: là một trong những vườn quốc gia đẹp nhất Việt Nam, có nhiều loài động vật và thực vật quý hiếm.
- Bãi biển Nhật Lệ: là một trong những bãi biển đẹp nhất Việt Nam, có cát trắng và nước biển trong xanh.
- Bánh bèo, bánh nậm, bánh lọc: là những loại bánh truyền thống của miền Trung, được làm từ bột gạo và nhân thịt, tôm, nấm,...
- Mì Quảng: là món ăn đặc sản của Quảng Nam, được làm từ bánh mì sợi, thịt heo, tôm, trứng, rau sống và nước dùng.
- Bún chả cá: là món ăn đặc sản của Đà Nẵng, được làm từ bún, chả cá, rau sống và nước dùng.
0 Thích