Nhà tù Phú Quốc - Kiên Giang là di tích lịch sử cấp quốc gia được xếp hạng năm 1993. Từ một nhà tù với quy mô gần 500 nhà giam, đến nay chỉ còn lại 4 nhà nguyên gốc cùng một số cổng chào, bộ khung cửa nhà thờ và các nền đá…
Nhiều khách tham quan đã đến thăm khu di tích lịch sử này - nơi một thời từng được mệnh danh là “địa ngục trần gian”. Những năm qua, tỉnh đã phục hồi, tôn tạo một số hạng mục công trình như: 5 nhà tiền chế gồm nhà giam, nhà ăn, nhà bếp và hai nhà canh giữ của giám thị, phục hồi đường ngầm vượt ngục, một đoạn hàng rào kẽm gai, chòi canh, chuồng cọp, đài tưởng niệm ở nghĩa địa tù binh và nhà trưng bày bổ sung di tích… Năm 2005, các hạng mục này được hoàn thành đi vào hoạt động phục vụ khách tham quan, mỗi năm đã có hàng trăm ngàn lượt người đến thăm di tích.
Nhà tù Cây Dừa - Ảnh: Sưu tầm
Chi bộ trong Nhà lao Cây Dừa đã lãnh đạo tù nhân đấu tranh, viết nội san bí mật, tổ chức nhiều cuộc vượt ngục thành công. Chỉ tính từ tháng 07/1953 - 09/1953 đã có 5 cuộc vượt ngục lớn. Hiệp định Giơnevơ được ký kết (07/1954) Pháp trao trả cho ta số tù binh ở Nhà tù Phú Quốc.
Cuối năm 1955, ngụy quyền Sài Gòn lập lại Nhà lao Cây Dừa mà chúng gọi là Trại Huấn chính Cây Dừa. Trại chiếm diện tích khoảng hơn 20.000m². Xung quanh có ba lớp rào dây kẽm gai cao 2,6m. Ngoài ra có 14 tháp canh. Nhà tù Phú Quốc trong thời kỳ này cũng có tổ chức Đảng hoạt động bí mật và lãnh đạo anh em tù đấu tranh.
Ta còn bắt mối được ba nội tuyến nằm sâu trong hàng ngũ địch, nhờ đó mà ta có thể thường xuyên đưa thuốc men, tin tức vào trong tù. Từ năm 1957 địch đưa tù chính trị ra Côn Đảo, còn Phú Quốc chỉ giam giữ tù binh. Sau Đồng khởi 1960, mức độ chiến tranh ngày càng ác liệt, Nhà lao Cây Dừa được Mỹ - Ngụy chuyển đến xây dựng tại thung lũng An Thới kéo dài 5 cây số.
Hàng rào dây chì gai - Ảnh: Sưu tầm
Mới đầu trại có 6 khu. Sau Mậu Thân 1968, địch mở rộng đến 11 khu, nhưng khu thứ 11 chưa kịp sử dụng. Mỗi khu trại giam lại chia làm 4 phân khu A, B, C, D, mỗi phân khu có từ 9 đến 18 nhà giam, mỗi nhà dài 20m, rộng 5m giam giữ từ 80 đến 120 người. Tổng số có đến 400 nhà, vách dựng bằng tôn thiếc, mái lợp thiếc, cửa cũng bằng tôn thiếc.
Trưa nắng nhìn cả trại giam chói rực lên nhức mắt. Hầu hết nền nhà đều bằng đất nhưng sau những vụ đào hầm trốn tù, địch trám xi măng. Từng phân khu có hàng rào kẽm gai bao quanh, chỗ dày có thể từ 10 - 15 lớp rào, chỗ mỏng cũng 5 - 7 lớp rào. Những bãi mìn dày đặc xung quanh nhà tù. Bao quanh nhà tù là một vành đai trắng, rộng hàng cây số, không một bóng nhà dân. Ban đêm trong những lớp rào có thả chó và ngỗng mai phục người tù trốn trại và đèn điện sáng trưng như ban ngày.
Nhà biệt giam không có giường sạp gì, một nhà giam 120 người chen chúc sống, không được đi cầu tiêu, chỉ có 2 cái thùng đựng phân trong nhà. Thân thể tù binh cả mấy tháng trời cũng không được tắm rửa lại phải nằm xếp lớp như lớp cá cạnh nhau. Vậy mà phải quen mùi cơm hôi, cá thối, rệp dưới lưng, quen luôn cả mùi phân ở thùng phuy đặt ở đầu nhà.
Đêm nằm, dòi bọ từ đó túa ra chui cả vào miệng. Hàng ngày tù binh có lính áp giải vào rừng lấy củi, mây, gỗ hoặc đào công sự, hoặc làm đủ thứ việc nặng nhọc, làm tạp dịch phục vụ cho vợ con lính, người tù phải tự nấu cơm ăn, mỗi phân khu có một bếp ăn. Bữa ăn mỗi người chỉ được hai chén cơm hẩm với mấy miếng cá khô mà anh em tù gọi là cá long hội và một ít canh dưa leo. Còn ở khu biệt giam cấm cố thì lại càng tồi tệ, kẻ thù dùng cả bữa ăn để hành hạ tù binh, nước mỗi ngày cũng chỉ được mỗi người một ca vừa uống vừa để rửa. Quần áo thì chúng phát cho loại vải dày, nâu xẫm hoặc là những bộ quần áo cũ của lính Pháp, quần cộc. Trên lưng áo tù đều có đóng dấu hai chữ tù binh.
Chuồng cọp kẽm gai - Ảnh: Sưu tầm
Nhiều anh em lúc mới bước chân vào nhà tù đã nung nấu ý định trốn tù. Có những vụ từ trong tự thoát ra. Có những vụ được lực lượng vũ trang bên ngoài hỗ trợ. Các vụ vượt ngục ở Nhà tù Phú Quốc có ba dạng trốn là: Vượt rào, đánh lính khi áp giải để chạy trốn, đào hầm thoát ra ngoài. Dụng cụ đào hầm tự chế bằng nắp cà mèn, cán muỗng. Cách đào phân công ba người một ca không mặc quần áo và đào vào ban đêm.
Việc đào hầm không khó, khó nhất là làm sao giữ được bí mật. Vì vậy các đồng chí lên đầy đủ kế hoạch như lượng đất phải ép vào hai bên thành của hầm hoặc lợi dụng trời mưa đem đi đổ để xóa dấu vết, quan sát nếu có chỉ điểm thì trừ khử ngay. Theo tổng kết có 42 vụ vượt ngục, trong đó có 16 vụ vượt rào, 15 lần đi riêng lẻ, 7 cuộc đánh quân cảnh, 4 lần đào hầm. Hơn 400 người ra đi nhưng chỉ có 239 người về được căn cứ kháng chiến.
Nghĩa địa nhà tù đặt ở sườn đồi thấp giáp nhà thờ. Năm 1985, chúng ta đưa được 835 bộ hài cốt về an táng tại Nghĩa trang liệt sĩ. Khi tìm hài cốt đã thu lượm được nhiều chiếc đinh mười phân còn đóng dính vào xương mu bàn chân, đầu gối và đỉnh đầu. Nghĩa địa này có lúc địch cho xe ủi san lấp đất lên rồi chôn tiếp tù binh lên lớp chết trước. Ngoài ra, kẻ thù còn mang tù binh ra thủ tiêu ngoài biển. Có không dưới 4.000 tù binh bị giết chết tại đây.
Đài tưởng niệm liệt sỹ - Ảnh: Sưu tầm
Đài tưởng niệm liệt sỹ - Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Kiên Giang
Năm 1973, sau khi Hiệp định Paris được ký kết, nhà tù Phú Quốc bị giải tán. Tù binh được trao trả. Những câu chuyện khủng khiếp về một “địa ngục trần gian” giữa biển khơi vẫn còn trong ký ức không thể nào quên và những gì diễn ra với số phận của hơn 40.000 tù binh nơi đây là không thể kể xiết. Một khúc bi tráng về tù binh Nhà tù Phú Quốc ghi vào lịch sử. Chính vì vậy việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích này là việc làm rất cần thiết và quan trọng.
- Nhà tù Phú Quốc là một trại giam nằm trên đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Miền Nam Việt Nam.
- Nhà tù Phú Quốc được sử dụng để giam giữ các tù nhân chính trị và tội phạm.
- Tù nhân tại Nhà tù Phú Quốc được cung cấp những điều kiện sống cơ bản như chỗ ở, thức ăn, y tế và giáo dục.
- Hiện tại, Nhà tù Phú Quốc không mở cửa cho du khách tham quan.
- Nhà tù Phú Quốc đã từng bị chỉ trích vì vi phạm quyền con người của tù nhân, bao gồm cả việc tra tấn và hành hạ tù nhân. Tuy nhiên, chính quyền Việt Nam đã khẳng định rằng các tù nhân được đối xử đúng luật và không bị tra tấn.
0 Thích