Mytour blogimg_logo
Tags:
du lịch Tây NguyênKinh nghiệm du lịch Gia LaiDu lịch Kon TumKhám phá Thành phố Kon Tum
06/04/202334.1541

Nhà Rông Tây Nguyên được người dân Kon Tum gìn giữ và phát triển năm 2024

Nhà Rông là một kiểu nhà sàn đặc trưng, đây là ngôi nhà cộng đồng, dùng làm nơi tụ họp của dân làng trong các buôn làng trên Tây Nguyên. Nhà Rông chỉ có ở những buôn làng người dân tộc như Gia Rai, Ba Na...ở phía Bắc Tây Nguyên, đặc biệt ở hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum.

 

Xem thêm: Khách sạn giá tốt tại Kon Tum

 

Nhà Rông được xây dựng chủ yếu bằng các vật liệu của chính núi rừng Tây Nguyên như cỏ tranh, tre, gỗ, lồ ô... và được xây cất trên một khoảng đất rộng, nằm ngay tại khu vực trung tâm của buôn.

Nhà Rông Tây Nguyên được người dân Kon Tum gìn giữ và phát triển
Một đoàn tham quan nhà Rông

Nhà Rông của mỗi dân tộc đều có những nét riêng trong kiến trúc, tạo dáng, trang trí hoa văn. Nhìn chung nhà Rông là ngôi nhà to hơn nhiều so với nhà bình thường, có kiến trúc cao. Có những ngôi nhà cao tới 18 m, với đặc điểm là mái nhọn xuôi dốc hình lưỡi búa vươn lên bầu trời với một dáng vẻ mạnh mẽ.

Nhà được dựng trên những cột cây to, thường là tám cột bằng cây đại thụ, thẳng, chắc, mái nhọn lợp bằng lá cỏ tranh, phơi kỹ cho đến khi khô vàng.
 
Nhà Rông Tây Nguyên được người dân Kon Tum gìn giữ và phát triển
Một nhà Rông đang được xây dựng
  
Nhà Rông ở Tây Nguyên nói chung và ở Kon Tum nói riêng được biết đến như “trái tim” của làng đồng bào dân tộc thiểu số. Cũng giống với các mái đình của dân tộc Kinh, Nhà Rông của làng ở Tây Nguyên là nơi diễn ra các sự kiện quan trọng của dân tộc.

Nhà Rông Tây Nguyên được người dân Kon Tum gìn giữ và phát triển
Với hình dáng mạnh mẽ, nhà rông là tượng đài tinh thần của cả buôn làng

Dân làng coi Nhà Rông rất trang trọng và thiêng liêng, nó gần như đại diện, là biểu tượng của quyền lực làng vì đây là nơi tụ họp mọi người trong mọi sinh hoạt chung, vốn rất cần cho cuộc sống nông thôn cần có sự nương tựa, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau của cộng đồng dân tộc thiểu số.

Chính vì vậy, việc gìn giữ và phát triển Nhà Rông lWall được chính quyền tỉnh Kon Tum cũng như chính đồng bào dân tộc thiểu số quan tâm gìn giữ.

Sự quan trọng của Nhà Rông trong tiềm thức của người dân tộc thiểu số Kon Tum được hình thành từ chính sự quan niệm của đồng bào dân tộc, họ cho rằng: Nhà Rông thể hiện sự quyền uy, giàu có của dân làng mình. Nhà Rông cao to như thể là nơi các vị thần về trú ngụ, là nơi trung gian giữa người và Yang (trời).


Các hoạt động tâm linh của dân làng đều diễn ra ở Nhà Rông. Trong bất cứ Nhà Rông nào đều phải có nơi để vật thiêng. Trên nóc các Nhà Rông đều phải trang trí thật đẹp với hoa văn, họa tiết mô phỏng hình mặt trời, rau dớn... Do vậy, làng nào cũng cần phải có Nhà Rông, làng nào không có Nhà Rông thì bị coi là “làng đàn bà” như người dân tộc Ba Na ví von vì đó là những ngôi làng chưa ra làng, chưa xứng đáng là làng.

Do vậy, Nhà Rông thường được các Già làng và những người lớn tuổi trong làng lựa chọn sao cho có vị trí quan trọng nhất, thường được chọn ở ngay chính giữa làng và được xây dựng đầu tiên. Sau đó, người dân mới dựng nhà ở xung quanh và mặt của nhà thường hướng về phía Nhà Rông. Đây là kiến trúc làng cổ mà hiện nay rất ít làng còn lưu giữ.

Theo già làng A Xép - dân tộc Bah Na (làng Kon Kơ Tu, xã Đăk Rơ Wa thành phố Kon Tum) cho biết mỗi khi phải chuyển buôn đến một vùng đất khác hoặc do bWall đông người quá không có đất đủ sinh sống phải tách buôn thì già làng và mọi người đi tìm nơi mới, khi đã ưng ở đất đó thì tiến hành cất Nhà Rông, nếu trong thời gian dựng không có biến cố gì xảy ra gây đổ hoặc nguy hiểm đến tính mạng người nào thì coi như "giàng đã đồng ý" thì mới bầu già làng mới và cho nhổ nhà dân đến dựng xung quanh. Làng Kon Kơ Tu của A Xép khi mới thành lập cũng được xây dựng như vậy.

Đối với dân làng, Nhà Rông không phải là một ngôi nhà bình thường mà là một ngôi nhà thiêng. Có lẽ vì chính dân làng là người xây dựng Nhà Rông của mình bằng chính những giọt mồ hôi, công sức và cả tình cảm của mỗi người dân. Để xây dựng một Nhà Rông mới cần phải cả 1 quá trình nhiều năm mới hoàn thành và phải huy động tất cả người dân góp công sức để hoàn thành. Chính điều đó càng tạo nên sự kết nối cộng đồng sâu sắc trong lòng người đồng bào dân tộc thiểu số.

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, Nhà Rông thuộc khu vực bắc Tây Nguyên khá đặc sắc và đa dạng. Với mỗi dân tộc khác nhau mà Nhà Rông được xây dựng với hình dáng khác nhau và có nhiều tên gọi khác nhau.

Theo đó, Nhà Rông nhỏ và thấp thường là của người Giẻ Triêng, còn Nhà Rông của người Xê Ðăng lại vút cao uy vũ. Trong khi đó Nhà Rông của người Ba Na lại mềm mại nhưng vẫn không kém phần uy nghi trông như gà mẹ đứng giữa, các nhà sàn chung quanh là đàn gà con.

Mọi người đang sinh hoạt vui chơi 
 

Nhà Rông của người Gia Rai thanh thoát như lưỡi rìu dựng ngược vào trời xanh… Tuy vậy, các Nhà Rông đều có điểm chung khi mà mọi người dân đều đến đây để cùng nhau sinh hoạt cộng đồng.

Thực tế cho thấy, trong Nhà Rông hiện nay, nhiều làng đã treo ảnh, tượng Bác Hồ, cờ Tổ quốc; Quốc hiệu để tỏ lòng kính trọng, biết ơn công lao của Ðảng, Bác Hồ đối với đồng bào các dân tộc.

Nhiều làng còn treo nội qui, hương ước của làng tại Nhà Rông để mọi người đều có thể tiếp cận một cách dễ dàng. Bên cạnh việc sinh hoạt mang tính tín ngưỡng, cổ truyền, tâm linh, thì hiện nay nhiều làng còn tổ chức các sinh hoạt với nhiều hình thức mới như: tổ chức chào cờ đầu tuần, lễ mừng báo công, nơi phát động các phong trào lớn của các tổ chức, đoàn thể…

Nơi đây, các phong trào như "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", phong trào xây dựng nông thôn mới… cũng phát triển theo hướng có chất lượng và hiệu quả. Bên cạnh đó, Nhà Rông được sử dụng để hội họp, học tập quán triệt các chủ trương, chính sách, Nghị quyết của Ðảng và Nhà nước, đồng thời tổ chức các hoạt động văn hóa mới như thông tin lưu động, chiếu phim, biểu diễn nghệ thuật, míttinh... do các cơ quan, đoàn thể tổ chức.

Nhận thức đúng vị trí, vai trò quan trọng của Nhà Rông trong đời sống cộng đồng các dân tộc thiểu số, từ năm 1999, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Kon Tum đã tiến hành khảo sát toàn diện thực trạng Nhà Rông trên địa bàn toàn tỉnh; đồng thời tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành chỉ thị 21 về việc khôi phục và xây dựng Nhà Rông truyền thông cho các làng đồng bào dân tộc thiểu số.

Nhờ đó, đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng được 575 Nhà Rông trên tổng số 588 làng đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ 97,8%. Điều đáng nói là việc khôi phục và xây dựng mới Nhà Rông ở các thôn, làng phần lớn do nhân dân đóng góp ( xây dựng mới được hỗ trợ từ 7-15 triệu đồng/cái, trong khi giá trị thực để xây dựng một Nhà Rông phải từ 200-800 triệu đồng).

Nhiều địa phương như huyện Kon Plông có 100% làng có Nhà Rông; huyện Đăk Tô có gần 98% số làng, thành phố Kon Tum có 96% số làng có Nhà Rông.

Đi khắp khu vực Bắc Tây Nguyên, những ngôi Nhà Rông được xây dựng nhìn như những lưỡi rìu đang vút ngược lên trời xanh hay như những chiếc thuyền căng lướt gió. Đó là nơi bắt đầu cho những tiếng cồng, tiếng chiêng vang ngân và nơi đây là hơi thở, đời sống và tâm hồn của mảnh đất Tây Nguyên.Nhà Rông là nơi thực thi các luật tục, nơi tiếp khách, nơi diễn ra các sự kiện trọng đại của buôn làng, nơi già làng tập hợp dân làng để bàn luận những việc quan trọng của buôn làng, của đất nước. Đây cũng là nơi thể hiện các lễ hội tâm linh cộng đồng và là nơi các thế hệ nghệ nhân già truyền đạt lại cho thế hệ trẻ những giá trị văn hóa truyền thống.

Ngoài ra nhà Rông còn là nơi lưu giữ các hiện vật truyền thống: cồng, chiêng, trống, vũ khí, đầu các con vật hiến sinh trong các ngày lễ.
 
Nhà Rông Tây Nguyên được người dân Kon Tum gìn giữ và phát triển
Bên trong một nhà Rông
Mytour.vn
Các câu hỏi thường gặp
Nhà Rông Tây Nguyên là gì?

- Nhà Rông Tây Nguyên là một kiến trúc truyền thống của người dân Tây Nguyên, được xây dựng bằng gỗ, có hình dáng hình chữ nhật, có mái bằng và được trang trí với các họa tiết độc đáo.

Nhà Rông Tây Nguyên có ý nghĩa gì đối với người dân Kon Tum?

- Nhà Rông Tây Nguyên là biểu tượng của văn hóa Tây Nguyên và là nơi giao lưu, hội tụ của cộng đồng người dân. Nó còn có ý nghĩa về mặt tâm linh, là nơi thờ cúng tổ tiên và các vị thần linh.

Nhà Rông Tây Nguyên được người dân Kon Tum gìn giữ và phát triển như thế nào?

- Người dân Kon Tum đã nỗ lực bảo tồn và phát triển Nhà Rông Tây Nguyên bằng cách tổ chức các hoạt động văn hóa, giáo dục và du lịch nhằm giới thiệu và tôn vinh giá trị văn hóa của Tây Nguyên. Họ cũng đưa Nhà Rông Tây Nguyên vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam.

Kon Tum là địa điểm du lịch nổi tiếng ở Miền Trung, nhưng điểm nổi bật nào của Kon Tum liên quan đến Nhà Rông Tây Nguyên?

- Kon Tum có nhiều Nhà Rông Tây Nguyên được bảo tồn và phục dựng, như Nhà Rông Kon Klor, Nhà Rông Kon Jo Ri, Nhà Rông Kon Kotu... Đây là những địa điểm thu hút du khách đến tham quan, khám phá và trải nghiệm văn hóa Tây Nguyên.

1 Thích

Đánh giá : 4.9 /248