Nhà máy thủy điện Đa Nhim là một công trình thủy điện của Việt Nam được xây dựng trên sông Đa Nhim. Đây là công trình thủy điện đầu tiên, nằm ở nấc thang trên cùng, khai thác tiềm năng thủy điện của hệ thống sông Đồng Nai, nằm giáp ranh giữa tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận.
Nhà máy thủy điện Đa Nhim được khởi công xây dựng vào tháng 1 năm 1962 đến tháng 12 năm 1964 với sự tài trợ của Chính phủ Nhật Bản. Nhà máy có tổng công suất thiết kế lắp đặt là 160 MW gồm 4 tổ máy, sản điện lượng bình quân hàng năm khoảng 1 tỷ kWh. Tuy nhiên theo thời gian, các thiết bị và đường dây của nhà máy cũ dần khiến cho nó không thể hoạt động với đầy đủ công suất thiết kế. Năm 1996, Chính phủ Việt Nam quyết định xuất 66,54 triệu USD để cải tạo lại thiết bị và đường dây trong đó có 7 tỷ Yên (48,6 triệu dollar) là vốn vay ưu đãi từ Nhật Bản, 2,9 triệu Dollar là vốn đối ứng trong nước, còn lại là của các nhà tài trợ quốc tế khác.
Xem thêm: Các khách sạn tại Lâm Đồng
Tại chỗ hợp lưu của sông Krông Lét vào sông Đa Nhim ở thị trấn Đơn Dương (Lâm Đồng), người ta xây hồ Đa Nhim (ở độ cao trên 1000 m so với mực nước biển, rộng 11-12 km² và dung tích là 165 triệu m³ nước) để cung cấp nước cho nhà máy.
Đập ngăn nước của hồ dài gần 1500 m, cao gần 38 m, đáy đập rộng 180 m, mặt đập rộng 6 m. Ở đáy hồ có một đường hầm thủy áp dài 5 km xuyên qua lòng núi nối tới hai ống thủy áp bằng hợp kim dốc 45°, dài 2040 m và đường kính trên 1 m mỗi ống. Nước từ hồ Đa Nhim theo hệ thống thủy áp này đổ xuống tới hệ thống 4 tuốc bin ở sông Krông Pha (sông Pha) ở độ cao 210 m [cần dẫn nguồn]
Nhà máy cung cấp điện cho các tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận và Khánh Hòa thông qua các đường dây 110 kV và hòa vào hệ thống quốc gia thông qua đường dây 230 kV. Đồng thời, nước từ thủy điện Đa Nhim cung cấp mỗi năm hơn 550 triệu mét khối nước phục vụ tưới tiêu cho hơn 20.000 ha đất canh tác của tỉnh Ninh Thuận, vốn là một tỉnh có lượng mưa trung bình hàng năm thấp nhất Việt Nam.
Xem thêm: Các khách sạn tại Bình Thuận
Quản lý Nhà máy thuỷ điện Đa Nhim là Công ty Thuỷ điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi (Theo Quyết định số 18/2005/QĐ-BCN ngày 30 tháng 3 năm 2005 của Bộ Công nghiệp Việt Nam).
Từ thị xã Phan Rang (Ninh Thuận), ngược quốc lộ 27 chừng 50 km, bạn sẽ đến một điểm du lịch hấp dẫn, là sản phẩm của sự kết hợp giữa bàn tay con người và thiên nhiên hùng vĩ: Thủy điện Đa Nhim (còn gọi là Sông Pha) và đèo Ngoạn Mục.
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Lâm Đồng
Từ xa, cách cả chục km, bạn có thể nhìn thấy hai ống thủy lực chạy song song, dài khoảng 2 km, dẫn nước từ trên núi xuống nhà máy nằm dưới chân đèo. Đa Nhim được xây dựng cách đây 40 năm và là một trong những công trình thủy điện lớn của Việt Nam.
Đập ngăn nước của Đa Nhim cao 38 m, dài gần l.500 m, chứa 165 triệu m3 nước, với 4 tổ máy. Đến thăm nơi đây, du khách cần chú ý xin phép trước, hoặc phải có giấy giới thiệu của cơ quan.
Rời thủy điện, xe bắt đầu "chinh phục" đèo Ngoạn Mục. Con đèo ngoằn nghèo, cao hơn 1.000 m so với mực nước biển, dốc "cùi chỏ" liên tục, có đoạn cua gần như thành một vòng tròn khép kín. Trên lưng chừng đèo nhìn xuống, bạn sẽ thấy quãng đường xe đã đi qua quanh co tựa như một con rắn khổng lồ ôm lấy dãy núi.
Đứng trên đèo Ngoạn Mục, du khách sẽ thấy được toàn cảnh Nhà máy Thủy điện Đa Nhim và từng chiếc ôtô thận trọng nối đuôi nhau bò lên đèo. Đặc biệt, xe sẽ chui qua hai đường ống thủy lực khổng lồ.
Đến đỉnh đèo, du khách xuống xe, tham quan và ghi lại những bức ảnh làm kỷ niệm. Từ độ cao này, bạn có thể bao quát được cả một vùng núi rừng trùng điệp. Phía dưới là bình nguyên của Ninh Thuận thoai thoải, khoảng cách giữa miền sơn cước, đồng bằng và biển cả như gần hơn.
Sơ lược về thông số kỹ thuật: NMTĐ Đa Nhim (công suất 160MW) là một trong những công trình thủy điện đầu tiên được xây dựng ở nước ta, khai thác nguồn thủy năng của hệ thống sông Đồng Nai. Lượng nước của hồ Đa Nhim sau khi phát điện còn được dùng tiếp cho thủy điện Sông Pha (7,5MW) và nước sinh hoạt, tưới tiêu cho cả tỉnh Ninh Thuận.
Theo thiết kế, thời gian chạy máy chỉ là 6.400giờ/năm, nhưng hiện nay thường xuyên chạy 8.200giờ/năm mà thiết bị vận hành vẫn ổn định, ít bị sự cố, nhất là từ năm 2006, khi nhà máy hoàn tất việc phục hồi thay thế hầu hết các thiết bị chính. NMTĐ Hàm Thuận có công suất 300MW, sản lượng thiết kế 965 triệu kWh, nay mới đạt chưa đến 800 triệu kWh mỗi năm; Đa Mi (175MW), sản lượng thiết kế là 580 triệu kWh, trên thực tế mới đạt khoảng 450 triệu kWh/năm.
NMTĐ Sông Pha là công trình bậc thang dưới của Nhà máy Đa Nhim. Còn 2 NMTĐ Hàm Thuận, Đa Mi (475MW) được xây dựng trên sông La Ngà. Nhà máy Hàm Thuận sử dụng trực tiếp nguồn nước của sông La Ngà để chạy hai tổ máy. Nước sau khi chạy máy Hàm Thuận được dẫn về hồ chứa Đa Mi, tiếp tục sử dụng để chạy 2 tổ máy của Thủy điện Đa Mi.
Kể từ khi sáp nhập 2 cụm NMTĐ Đa Nhim - Sông Pha và Hàm Thuận - Đa Mi về một đầu mối quản lý là Công ty Thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi, đồng thời chuyển sang hạch toán kinh tế độc lập từ ngày 1-7-2005, Công ty trở thành mô hình tập trung quản lý các NMTĐ về một đầu mối để quản lý có hiệu quả.
- Nhà máy thủy điện Đa Nhim là một công trình thủy điện lớn tại Lâm Đồng, Miền Trung, Việt Nam. Được xây dựng trên sông Đa Nhim, nhà máy này có khả năng sản xuất điện năng lượng lớn để cung cấp cho khu vực Miền Trung và Tây Nguyên.
- Nhà máy thủy điện Đa Nhim có quy mô lớn, với tổng công suất lên đến 1600 MW. Nhà máy này bao gồm 4 đập và 3 nhà máy điện, được xây dựng trên diện tích hơn 1.000 ha.
- Nhà máy thủy điện Đa Nhim đã gây ra một số ảnh hưởng đến môi trường, bao gồm sự thay đổi đáng kể về địa hình và sinh thái của khu vực xung quanh. Tuy nhiên, các biện pháp bảo vệ môi trường đã được triển khai để giảm thiểu tác động của nhà máy.
- Hiện tại, nhà máy thủy điện Đa Nhim không mở cửa cho khách tham quan. Tuy nhiên, du khách có thể tham quan các điểm du lịch xung quanh như hồ Đa Nhim, thác Pongour, thác Dambri và các khu vực núi rừng xanh tươi xung quanh.
- Nhà máy thủy điện Đa Nhim đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm và phát triển kinh tế cho địa phương. Tuy nhiên, nhà máy cũng đã gây ra một số ảnh hưởng đến đời sống của người dân địa phương, bao gồm sự thay đổi về môi trường sống và nền văn hóa của khu vực.
1 Thích