Mytour blogimg_logo
Tags:
du lịch hà nộikhám phá Hà Nộicảnh đẹp Hà Nộidu lịch ngày tết
06/04/20232.9210

Ngày Tết tại Miền Bắc năm 2024

(Mytour.vn) - Mỗi một nơi có một phong tục khác nhau, tại Hà Nội ngày Tết đường phố cũng trở nên vắng vẻ hơn, nhưng những gì gọi là phong tục tập quán thì không thể thiếu được, chẳng hạn như những chiếc bánh chưng xanh, dưa hành muối...
 
Tết cổ truyền Miền Bắc với nhiều nét khá thú vị và hấp dẫn, ngày Tết sẽ đi chúc Tết moi gia đình, làng xóm, các bác, cậu, chú...và những người bạn của mình nữa! có thể có những người chỉ đến dịp Tết mới có thể gặp nhau được.
 
Nét đẹp ngày Tết cổ truyền ở Hà Nội

Tết Nguyên Đán (hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền hay chỉ đơn giản còn gọi là Tết) là dịp lễ quan trọng nhất của Việt Nam, theo ảnh hưởng văn hóa của Tết Âm lịch Trung Hoa và Vòng văn hóa Đông Á. Trước ngày Tết, thường có những ngày khác để sửa soạn như "Tết Táo Quân" (23 tháng chạp âm lịch) và "Tất Niên" (29 hoặc 30 tháng chạp âm lịch).

Hoà mình cùng đón chào Tết cổ truyền
 
Vì Tết tính theo Âm lịch là lịch theo chu kỳ vận hành của Mặt Trăng nên Tết Nguyên Đán của Việt Nam muộn hơn Tết Dương lịch (còn gọi nôm na là Tết Tây). Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch. Toàn bộ dịp Tết Nguyên đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).


Cành đào nở hoa đón chào xuân
 
Hàng năm, Tết được tổ chức vào ngày mồng 1 tháng 1 theo âm lịch trên đất nước Việt Nam và ở một vài nước khác có cộng đồng người Việt sinh sống.
 
Tục gói bánh chưng đêm giao thừa
 
 
Trong những ngày Tết, các gia đình sum họp bên nhau, cùng thăm hỏi người thân, mừng tuổi và thờ cúng tổ tiên... Theo phong tục tập quán, Tết thường có những điều kiêng kỵ


Bánh chưng món không thể thiếu trong ngày Tết
 
Bánh chưng là một trong những thứ không thể thiếu trong ngày Tết của miền Bắc, đối với miền Nam thì được thay từ bánh chưng thành bánh Tét, nhưng ở khi vực Miền Bắc ngày Tết hương vị thân quen và đánh dấu ngày Tết trong bữa ăn gia đình đó chính là bánh chưng.


Hàng bán dịp Tết nguyên đán

Chợ Tết cũng là một trong những điều thú vị cho việc chuẩn bị Tết. Chợ tết luôn đông đúc và thú vị hơn ngày thường.

 
Đường phố Hà Nội ngày Tết không nhộn nhịp như ngày thường mà trầm lắng hơn.
 
Mâm cơm cúng ngày Tết
 

 Dưa hành món không thể thiếu

"Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ" đó là điều nhắc đến hương vị ngày Tết của người Việt.

Cụ đồ bên câu đối đỏ

Nguồn Mytour.vn
Các câu hỏi thường gặp
Ngày Tết tại Miền Bắc bắt đầu từ ngày nào?

- Ngày Tết Âm lịch thường bắt đầu từ ngày 1 đến ngày 3 tháng Giêng.

Tết Nguyên Đán là ngày lễ quan trọng nhất của người Việt Nam, nhưng tại Miền Bắc có những nét đặc trưng gì?

- Tại Miền Bắc, người dân thường tổ chức lễ hội đền Hùng vào ngày mùng 10 tháng Giêng. Ngoài ra, còn có trò chơi dân gian như đánh bài, đánh cờ tướng, đá gà, đá cầu, kéo co, nhảy múa, hát hò, văn nghệ...

Tại Hà Nội, những địa điểm nào thường được du khách ghé thăm trong dịp Tết Nguyên Đán?

- Các địa điểm thường được du khách ghé thăm trong dịp Tết Nguyên Đán tại Hà Nội bao gồm: Chùa Một Cột, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hồ Gươm, phố cổ Hà Nội, khu vực Hoàn Kiếm, khu vực Tây Hồ...

Tại Miền Bắc, những món ăn truyền thống nào được ưa chuộng trong dịp Tết Nguyên Đán?

- Những món ăn truyền thống được ưa chuộng trong dịp Tết Nguyên Đán tại Miền Bắc bao gồm: bánh chưng, bánh tét, nem rán, thịt đông, giò chả, chả lụa, mứt, hạt dưa, hạt sen, mứt gừng...

Tại Miền Bắc, những hoạt động giải trí nào được tổ chức trong dịp Tết Nguyên Đán?

- Tại Miền Bắc, những hoạt động giải trí được tổ chức trong dịp Tết Nguyên Đán bao gồm: xem pháo hoa, xem múa lân, múa rồng, đua thuyền trên sông Hồng, đua ghe ngoài biển, đua chó, đua gà, đua vịt...

0 Thích

Đánh giá : 4.9 /518