Không giống như những trẻ em ở thành thị, trẻ em vùng cao có cuộc sống khó khăn vất vả, thiếu thốn từ cái ăn cái mặc đến chỗ vui chơi và học hành, những em bé lớn thì phải lên rẫy phụ cha mẹ, còn các em nhỏ hơn thì ở nhà. Tuy cuộc sống với bao nhọc nhằn nhưng trên gương mặt các em bé vùng cao luôn rạng ngời niềm vui với ánh mắt thơ ngây trong sáng.
Nụ cười ngây thơ trong sáng của em bé vùng cao. - Ảnh: Đinh Mạnh Tài
Nụ cười tươi của hai anh em ở Sapa. - Ảnh: Wisnu
Vẻ đẹp chân thực trên gương mặt một em bé ở Sa Pa. - Ảnh:Sebastian
Khí hậu vùng đồi núi cao nguyên quanh năm phủ sương mù rất lạnh, từ em bé đến người lớn luôn mặc trang phục dày để giữ ấm cơ thể, tuy nhiên do điều kiện thiếu thốn nhiều em bé vùng cao chỉ mặc một lớp áo mỏng manh, bữa cơm thường rất ít khi có thịt mà chỉ là cơm trắng với nước canh loãng, trông thấy những cảnh như thế khiến du khách đến vùng cao không khỏi xót xa, nghẹn ngào.
Đợi mẹ về. Ảnh: Dino Ngo
Nhìn kỹ bức ảnh trên sẽ thấy bé nào cũng cười rất tươi. - Ảnh: Yeunhiepanh
Xem thêm : Các khách sạn giá rẻ tại Lào Cai
Nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan nghỉ dưỡng ở vùng cao đã chứng kiến cuộc sống khó khăn vất cả, thiếu thốn và bữa cơm thiếu dinh dưỡng của trể em vùng cao đã kêu gọi góp quỹ từ thiện để các em có quần áo ấm hơn, bữa ăn có thêm một vài miếng thịt.
Ngộ nghĩnh dễ thương em bé vùng cao và nhiếp ảnh giá ngoại quốc. Ảnh: Laura
Nhiều du khách cảm động trước cuộc sống cơ cực của các em bé. - Ảnh: Pinterest
Những em bé vùng miền núi Việt Nam phải ăn cơm độn khoai, sắn hàng ngày, đối với các em một bữa cơm với thịt cá đầy đủ, những bộ áo ấm, những đôi dép không cần đẹp thôi cũng là một giấc mơ xa xỉ mà các em chưa bao giờ nghĩ đến.
Trong đôi mắt trong trẻo của em bé chất chứa nhiều giấc mơ. - Ảnh: Laura
Một lần lên Tây Bắc vào tháng 9/2011 nhà báo Trần Đăng Tuấn nguyên là phó tổng đài truyền hình Việt Nam VTV vô cùng xúc động trước những hình ảnh em bé vùng cao nên đã khởi xướng ý tưởng cho chiến dịch “Bữa cơm có thịt”. Ngày nay được sự ủng hộ của nhiều nhà hảo tâm, nhiều thành viên dự án về ý tưởng “Bữa cơm có thịt” đã lan tỏa mạnh mẽ nhận nhiều đóng góp của hàng nghìn người Việt và du khách quốc tế.
Được ăn một ổ bánh mì cũng là một niềm vui không hề nhỏ của em. - Ảnh: Muamua
Các bạn trẻ có lòng hảo tâm tặng quà cho các em bé vùng cao ở Y Tý. - Ảnh: hachi8
Dễ thương làm dáng cho nhiếp ảnh gia chụp ảnh. - Ảnh: Pinterest
Hàng ngày ngoài giờ đến trường các em bé vùng cao thường theo cha mẹ lên rẫy phụ giúp việc cày cuốc, trồng trọt, còn các em bé nhỏ hơn thì ở nhà hoặc đôi khi được mẹ địu trên lưng cùng ra rẫy.
Nhìn qua ô cửa đợi mẹ về -Ảnh: Nguyen Anh Viet
Căn nhà đơn sơ có nhiều em nhỏ cùng đợi cha mẹ đi rẫy về. - Ảnh: Lam Tac
Ba chị em vui đùa trước cửa. Ảnh: Bao Vu
Ngủ ngoan trên lưng mẹ. - Ảnh: Le Quang
Chị em cùng ra rẫy giúp cha mẹ. - Ảnh: Joram
Tuổi nhỏ nhưng em bé vùng cao rất biết phụ giúp gia đình. - Ảnh: Trent Lane
Nhiều người tự hỏi rằng cái ăn cái mặt còn thiếu thốn thì chỗ chơi đùa giải trí cho các em bé vùng cao như thế nào? các em vui chơi ở đâu? Công viên rộng lớn với các trò chơi hiện đại như ở thành thị còn là một điều quá xa vời, trò giải trí của trẻ em ở đây thường là các trò chơi dân gian bình dị không kém phần hấp dẫn như: cà kheo, ném cù, nhảy dây, chạy xe gỗ,...
Góc ảnh dễ thương của em bé chơi trò ú tìm. - Ảnh: Son Nguyen
Thể hiện bản lĩnh của một chàng trai miền núi tương lai. - Ảnh: Son Nguyen
Chị em người H’mong dễ thương qua ống kính du khách nước ngoài. - Richard
Khi phụ giúp việc ngoài ruộng rẫy, cũng là những lúc vui đùa của các em bé vùng cao, hình ảnh cười tươi trên lưng trâu hay chạy đuổi bắt ngoài nương rẫy nô nức tiếng reo hò của các em bé ngày nay là những hình ảnh cũng ít thấy ở một số vùng nông thôn Việt Nam.
Ai bảo chăn trâu là khổ, chăn trâu vui lắm nhé!. - Ảnh: - Visarut
Nhí nhảnh bịt mắt khi bị chụp ảnh của một em bé ở Sapa. - Ảnh: MM Photos
Bản Cát Cát là một bản làng người dân tộc Mông nằm cách thị trấn Sa Pa khoảng 2 Km. Đây là điểm tham quan hấp dẫn của du lịch Sa Pa nói riêng và Lào Cai nói chung. Làng Cát Cát được hình thành từ giữa thế kỷ 19 do một bộ phận dân tộc ít người sinh sống. Cát Cát xứng đáng được xem là điểm du lịch văn hóa vừa là du lịch sinh thái lý thú dành cho du khách. Tại đây, du khách cũng sẽ rất thường xuyên thấy hình ảnh những em thiếu nhi nô đùa với thiên nhiên - một hình ảnh đọng lại ấn tượng trong tâm trí du khách.
Các em bé chơi đùa, tắm suối ở làng Cát Cát - Ảnh: Nathan
Một đôi bạn thân ở vùng cao. - Ảnh: Natasha
Đáng yêu hình ảnh một em bé ngủ gục khi đợi cha mẹ. - Ảnh: 500px
Một thoáng trầm tư của các em bé gái nhìn về quê hương mình. - Ảnh: Nattachart
Có những khoảnh khắc thời tuổi thơ gắn với những bạn bè ở xóm làng cùng những trò chơi dân gian đã đi vào ký ức của biết bao thế hệ mà ngày nay khó có thể tìm thấy những khoảnh khắc đó ở những em bé thành thị với cuộc sống hiện đại, đầy đủ.
Đánh đu là trò chơi dân gian ưa thích của nhiều em bé người dân tộc ở miền núi. - Ảnh: Lac Gia
Em bé người Lô Lô cười híp mắt bên ruộng cải vàng hực - Ảnh: Lam thanh
Đánh quay hay còn gọi là đánh cù là trò chơi dân gian nổi tiếng của các trẻ em vùng cao, trong đó có trẻ em dân tộc Mông, đây là trò chơi thường dành cho các bé trai chơi với nhau, trò chơi này khá nguy hiểm nếu lỡ cù bị ném vào mặt hay đầu.
Trò đánh cù là trò chơi truyền thống dành cho các bé trai. - Ảnh: Yan
Còn các bé gái thì chơi trò nhảy dây khá nhẹ nhàng và vui nhộn, dây không phải dây thun mà được dùng bằng sợi mây hay dây đai làm dây nhảy.
Các bé gái thì chơi trò nhảy dây. - Ảnh: Yan
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Lào Cai
Do điều kiện thiếu thốn nên cũng là động lực giúp các em sáng tạo ra những đồ chơi độc đáo từ những vật dụng đơn giản như gỗ, tre nứa, bánh xe… các em bé vui đùa cùng nhau trong tiếng cười vang rộn rã khắp bản làng.
Các em bé thành thị chắc hẳn cũng sẽ mê tít những chiếc xe tự chế thế này. - Ảnh: Yan
Và đôi khi chỉ gồm vài bạn nhỏ, cùng một sợi dây là đã có một trò chơi không kém phần hấp dẫn, vui nhộn vã cả mồ hôi trước khí trời se lạnh của miền núi. Những trò chơi dân gian truyền thống ngày nay như kéo co, ú tim, nhảy dây... không còn thấy các em bé ở thành thị chơi đùa nữa.
Trò kéo co ngày nay không còn thấy các em nhỏ ở thành thị chơi nữa. - Ảnh: Lam Thanh
Trường học của các em bé vùng cao là những căn nhà tre nứa tạm bợ và thường không chịu đựng nổi qua một con gió lốc, do đó vào các ngày hè chuẩn bị tựu trường các em phải lên rừng tìm tre nứa về gia cố lại lớp học.
Một buổi học thể dục của học trò vùng cao. - Ảnh: Tiin
Xem thêm: Các tour du lịch Lào Cai
Những ngôi nhà lợp bằng tranh thường rách nát như một ngôi nhà hoang qua một mùa gió lùa về, lớp học quý giá nhất chỉ là tấm bảng và đồng phục học sinh là những bộ quần áo cũ sờn phai màu theo năm tháng. Những hôm trời gió lớn thầy cô phải cho các em học sinh ra học ngoài trời vì sợ sập nhà nguy hiểm đến các em.
”Lớp em ở La Pán Tẩn” - Tác phẩm được 870 lượt bình chọn trong cuộc thi ảnh của Vnexpress -Ảnh: Nguyễn Minh Quang
Đồng phục của học sinh miền núi là những bộ quần áo cũ sờn. - Ảnh: Tiin
Con búp bê là tài sản quý nhất của bé gái. - Ảnh: Yan
Xem những hình ảnh trên không khỏi khiến chúng ta phải xót xa, những em bé ngây thơ dễ thương vô cùng như thế phải được sống trong một điều kiện tốt hơn, đầy đủ hơn. Hãy cùng mytourblogs.com lên vùng cao thăm các em nhỏ, góp một phần sức nhỏ bé của mình vào dự án “Bữa cơm có thịt” để cải thiện bữa ăn cho các em nhé.
Có một điều các em bé vùng cao luôn “giàu có” đó là niềm vui và nụ cười trên gương mặt thánh thiện của mỗi em...
Mời bạn đón xem:
Nét đẹp hồn nhiên của trẻ em vùng cao lay động lòng người - Phần 2
Nét đẹp hồn nhiên của trẻ em vùng cao lay động lòng người - Phần 3
Hà Lee - mytourblogs.com
Nội dung bài viết thuộc bản quyền của mytourblogs.com (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại mytourblogs.com..
- Trẻ em vùng cao ở Lào Cai có nét đẹp hồn nhiên, trong sáng, chân thật và rất thân thiện.
- Họ thường có nụ cười tươi tắn, đôi mắt to tròn và đầy sức sống.
- Nét đẹp của trẻ em vùng cao ở Lào Cai còn được thể hiện qua tình yêu thương, sự chăm sóc và sự quan tâm của cộng đồng.
- Nét đẹp hồn nhiên của trẻ em vùng cao ở Lào Cai thể hiện sự trong sáng, chân thật và tình cảm đối với mọi người xung quanh.
- Họ sống trong môi trường thiên nhiên tươi đẹp, không bị ảnh hưởng bởi những thứ vật chất và xã hội.
- Nét đẹp của trẻ em vùng cao ở Lào Cai còn được thể hiện qua sự chăm sóc và yêu thương của cộng đồng, khiến người ta cảm thấy xúc động và yêu thương.
- Du khách có thể tham gia các tour du lịch vùng cao ở Lào Cai để khám phá nét đẹp hồn nhiên của trẻ em.
- Các hoạt động như đi bộ đường mòn, leo núi, tắm suối, thăm các bản làng và trường học của trẻ em vùng cao.
- Du khách cũng có thể tham gia các hoạt động tình nguyện, giúp đỡ trẻ em vùng cao và cộng đồng địa phương.
4 Thích