Mytour blogimg_logo
Tags:
khám phá Đà Lạtdu lịch Đà Lạtthác Pongourcơm lam thác bảy tầng
06/04/20237.3950

Nam thiên đệ nhất thác - Pongour năm 2024

Trong những ngọn thác ở Tây Nguyên, thác Pongour tọa lạc ở phía nam thành phố Đà Lạt được người dân địa phương và du khách thập phương yêu mến hơn cả. Được tôn vinh là ngọn thác hùng vĩ, hoang dã và mang nét đẹp mơ màng nhất Nam Tây Nguyên, sẽ là một thiếu sót rất lớn nếu bạn đến Đà Lạt mà không ghé thăm thác Pongour. Để một lần chiêm ngưỡng trọn vẹn nét đẹp thiên thai của vùng đất bazan màu mỡ này, mời bạn theo chân mytourblogs.com cùng đến Tây Nguyên tìm về thác Pongour nhé!

 

Thác Pongour hay còn gọi là thác Bảy tầng thuộc huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, cách Đà Lạt 50 km. Ngày xưa, người dân phải vượt qua khu rừng, bám rễ cây theo men theo dòng suối mới có thể đến được con thác, nhưng vào đầu những năm 2000 thác Pongour đã mở lối đón du khách bằng một con đường nhựa dài khoảng 7km.

 

Pongour Da Lat

Người xưa phải đi xuyên rừng, bám rễ cây men theo dòng suối tìm thác Pongour - Ảnh: Hachi8

 

Pongour Da Lat

Đường vào thác nước Pongour, Đà Lạt - Ảnh: Che Trung Hieu

 

Pongour Da Lat

Cổng vào khu du lịch sinh thái thác Pongour - Ảnh: Che Trung Hieu

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Lâm Đồng

 

Sở dĩ được gọi là thác Bảy tầng vì ngọn thác có độ cao gần 40 mét, trải rộng hơn 100 mét với hệ thống đá bậc thang bảy tầng. Thiên nhiên đã tạo nên những mỏm đá chặn lại giữa dòng sông xé thác Pongour ra thành một chục dòng thác nhỏ gieo mình trải dọc bờ vách thẳng đứng. Nước thác Pongour tung lên thành các bức tường bọt trắng xóa dày xốp cùng những đám mây hơi nước khổng lồ bao trùm lên khắp mặt sông.

 

Pongour Da Lat

Thác Pongour có độ cao gần 40 mét, trải rộng hơn 100 mét - Ảnh: Hachi8

 

Pongour Da Lat

Vẻ đẹp hoang dại của suối thác Pongour từ trên cao - Ảnh: Yume35

 

Pongour Da Lat

Những mỏm đá xé thác Pongour ra hàng chục dòng thác nhỏ - Ảnh: Hung Nguyen

 

Pongour Da Lat

Hệ thống 7 tầng thác với các bức tường bọt trắng xóa - Ảnh: Hachi8

 

Dưới chân thác Pongour, con sông lúc sôi sục, chốc chốc bỗng hiền hòa trải mình thành một mặt hồ thênh thang cho cây rừng và vách đá soi bóng lung linh. Kết hợp với hàng trăm tấm đá phẳng lạ lùng nhô lên trên mặt nước, thác Pongour dịu dàng đón chân du khách bằng làn mưa bụi lất phất mát rượi. Tương truyền rằng, Nam thiên đệ nhất thác này cũng là nơi nghỉ chân mà vua Bảo Đại thường lui tới sau những chuyến xuyên rừng săn bắn.


Pongour Da Lat

Thác nước Pongour chốc chốc lại hiền hòa trải mình thêng thang - Ảnh: Expat

 

Pongour Da Lat

Nam thiên đệ nhất thác Pongour là chốn dừng chân thường xuyên của vua Bảo Đại - Ảnh: Vo Hoang Vu

 

Truyền thuyết kể lại rằng ngày xưa, vùng đất bazan màu mỡ này do một nữ tù trưởng K’Ho xinh đẹp tên Kanai cai quản. Tuy là phận nữ nhi nhưng nàng không giống những phụ nữa trong buôn, nàng có tài chinh phục thú dữ phục vụ lợi ích cho dân làng, trong đó có bốn con tê giác to lớn khác thường, luôn tuân lệnh Kanai và cùng nàng dời non ngăn suối, khai phá nương rẫy trồng bắp, gieo lúa và sẵn sàng xung trận chiến đấu chống kẻ thù, bảo vệ buôn làng.

 

Pongour Da Lat

Dân tộc K’Ho ở Đà Lạt - Ảnh: Blogspot

 

Pongour Da Lat

Vẻ xinh đẹp, dịu dàng của các thiếu nữ K’Ho ở Đà Lạt - Ảnh: Ngọc Viên Nguyễn

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Đà Lạt

 

Nhờ đó, cuộc sống cộng đồng ngày càng sung túc, thanh bình. Vào một ngày đầu xuân trăm hoa đua nở đúng ngày rằm tháng giêng, nàng nhẹ nhàng trút hơi thở cuối cùng. Ngạc nhiên thay bốn con tê giác quanh quẩn đêm ngày không rời thân chủ nửa bước, chẳng buồn ăn uống cho đến chết. Bỗng một sáng bình minh vừa hé, mọi người hết sức ngạc nhiên khi thấy nơi nàng yên nghỉ sừng sững hiện ra ngọn thác Pongour đẹp tuyệt trần giữa thiên nhiên.

 

Pongour Da Lat

Thác Pongour hiện lên sừng sững nơi nàng Kanai yên nghỉ - Ảnh: Hachi8

 

Pongour Da Lat

Dòng thác trắng xóa, mềm mại tựa suối tóc của nàng Kanai - Ảnh: Ngocdung

 

Thì ra, suối tóc Kanai đã hoá thành làn nước trong xanh, mát rượi, tung bọt trắng xoá, còn những phiến đá bàn xanh rêu xếp từ cao xuống thấp, làm nền cho thác Pongour đổ, chính là các cặp sừng của đàn tê giác hoá thạch mà người dân cho đó là biểu tượng của sức mạnh đoàn kết, gắn bó vĩnh cửu giữa con người với thiên nhiên bao la. Từ đó hình ảnh nữ tù trưởng Kanai luôn sống mãi trong tim mỗi người dân bộ tộc K’Ho.

 

Pongour Da Lat

Những bàn đá làm nền cho thác Pongour chính là các cặp sừng tê giác - Ảnh: Che Trung Hieu

 

Pongour Da Lat

Những bờ đá tràn trề nhựa sống ở thác Pongour - Ảnh: Lar

 

Và mỗi dịp trăng tròn đầu tiên của mùa xuân ấm áp, núi rừng khởi sắc đã trở thành ngày tưởng niệm của bộ tộc K’Ho. Nam thanh nữ tú khắp nơi đều rộn rã du xuân, hồ hởi vượt qua bảy tầng thác Pongour, mong vào được chốn Thiên Thai, không phân biệt trai gái, sang giàu và bất cứ dân tộc nào. Họ cùng trao đổi tâm tình, tìm hiểu và yêu nhau bên thác Pongour. Cũng vào dịp lễ hội mùa xuân này, những đôi trài tài gái sắc thường cùng nhau cầm hoa đăng quỳ dưới chân thác Pongour cầu nguyện nàng Kanai để mong có được một tình yêu chân thành, thủy chung và viên mãn.

 

Pongour Da Lat

Du khách hồ hởi xuyên rừng khám phá thác Pongour - Ảnh: Yume35

 

Pongour Da Lat

Lễ hội mùa xuân bên thác Pongour - Ảnh: Baolamdong

 

Pongour Da Lat

Những đôi trai gái cầu nguyện dưới chân thác Pongour để mong có được tình yêu đẹp - Ảnh: Toibay

 

Khu ẩm thực của nhà hàng thác Pongour với những món ăn mang đậm bản sắc Tây Nguyên được chế biến và nấu trực tiếp với nguyên liệu được trồng ngay trong khu vườn sinh thái bên cạnh ngọn thác Pongour như: Cơm Lam chắt lọc vị ngọt của dòng suối mát và hương thơm của rừng tre nứa xanh ngút đầu non.

 

Pongour Da Lat

Cơm Lam, đặc sản núi rừng Tây Nguyên - Ảnh: Lienhoanmiendong

 

Hay món Gỏi lá ở thác Pongour được chọn từ hơn 40 loại lá khác nhau, nhiều loại rất quen thuộc nhưng cũng có những loại phải tìm kiếm từ rừng Tây nguyên mới có. Nước chấm được làm từ hèm rượu, được khử qua dầu ăn, lẫn cùng trứng vịt thành loại nước chấm sền sệt. Kẹp đủ các loại lá, bỏ vào đó thịt, tôm, da heo, gia vị… rồi ăn cùng một lúc, nhai càng kỹ càng dễ nhận ra nhiều hương vị khác nhau vừa có vị chan chát, vừa ngòn ngọt, chua chua và vừa bùi béo ngậy của thịt, tôm.

 

Pongour Da Lat

Độc đáo món Gỏi lá của núi rừng Tây Nguyên - Ảnh: Nguoidothi

 

Xem thêm: Các tour du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng

 

Thưởng thức các món ăn bên cạnh thác Pongour cùng rượu cần ngây ngất với những điệu múa của các thiếu nữ bản Thượng thì còn gì tuyệt vời hơn. Ngoài ra, còn những món ăn đặc sản như lẩu lá rừng, măng le, cà đắng… Những gian hàng quà lưu niệm lạ và độc đáo cho bạn bè và người thân tin chắc sẽ làm hài lòng bạn, lưu luyến mãi không rời.

 

Pongour Da Lat

Món rượu cần không thể không kể đến trong các đặc sản ở Tây Nguyên - Ảnh: Pleikucafe

 

Pongour Da Lat

Một gian hàng quà lưu niệm ở thác Pongour - Ảnh: Che Trung Hieu

 

Pongour Da Lat

Dùng bữa cạnh thác Pongour là một ý tưởng không tồi - Ảnh: Thien Nguyen

 

Đến với Nam thiên đệ nhất thác - Pongour, hòa mình vào giữa thiên nhiên, hít thở bầu không khí trong mát mà không phải bất cứ nơi nào cũng có được, bạn sẽ mau chóng quên đi những mệt mỏi, căng thẳng trong cuộc sống. Một lần đắm mình trong bãi tiên sa của thác Pongour cũng sẽ đủ để khiến bạn có thêm lý do để sống vui hơn, ý nghĩa hơn từng ngày. Nếu có dịp, hãy cùng mytourblogs.com ghé thăm thác Pongour các bạn nhé!

 

Gumi - mytourblogs.com

 

Lưu ý: Tất cả bài viết thuộc bản quyền mytourblogs.com. Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại mytourblogs.com.  

Các câu hỏi thường gặp
Nam Thiên Đệ Nhất Thác - Pongour là gì?

- Nam Thiên Đệ Nhất Thác - Pongour là một thác nước nằm ở Lâm Đồng, Miền Trung Việt Nam. Đây là một trong những thác nước đẹp nhất và lớn nhất ở Việt Nam.

Pongour có gì đặc biệt?

- Pongour có độ cao khoảng 40m và rộng khoảng 100m, tạo thành một dải nước trắng xóa đổ xuống từ đỉnh đá cao. Thác nước này có một vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ và rất thu hút du khách.

Làm thế nào để đến Pongour?

- Pongour cách thành phố Đà Lạt khoảng 50km, bạn có thể đi bằng xe máy hoặc ô tô. Nếu không tự lái, bạn có thể thuê xe hoặc đi tour.

Khi nào là thời điểm tốt nhất để đến Pongour?

- Thời điểm tốt nhất để đến Pongour là vào mùa khô, từ tháng 11 đến tháng 3. Lúc này, thác nước sẽ đổ nhiều hơn và có màu sắc đẹp hơn.

Có gì để làm ở Pongour?

- Bạn có thể tham quan và chụp ảnh tại Pongour, hoặc tham gia các hoạt động như tắm mát, leo núi, trekking, hay tham quan các làng chài và thăm quan các địa điểm du lịch khác ở Lâm Đồng.

0 Thích

Đánh giá : 4.1 /351