Mytour blogimg_logo
Tags:
Lăng Cá Ông Bà Rịa - Vũng TàuChùa Khỉ Bà Rịa - Vũng TàuTượng Chú Kito Vũng Tàu du khách văn minh
06/04/20234.6630

Miếu Bà Phi Yến năm 2024

Đối với những người dân đảo, ngôi miếu rất linh thiêng, gắn liền với câu chuyện bi thương của người phụ nữ tài sắc, đức hạnh và giàu lòng yêu nước. Sau khi Bà mất, nhân dân trên đảo thương tiếc đã lập miếu thờ. Năm 1861, sau khi chiếm đảo, thực dân Pháp đã quyết định di toàn bộ dân vào đất liền để xây dựng nhà tù nên ngôi miếu dần bị đổ nát. Đến năm 19581 nhân dân trên đảo đã xây dựng lại ngôi miếu khang trang trên nền ngôi miếu cũ và thờ tự cho đến ngày nay.



Toàn cảnh Miếu Bà Phi Yến.

 
Sẽ là không có gì để bàn khi nguồn gốc miếu Bà đã được đăng tải trên mạng, được giới thiệu trong hầu hết các website, ấn phẩm, báo chí quảng bá du lịch từ trung ương đến địa phương (cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh) và bất cứ du khách nào ra Côn Đảo, đến miếu Bà đều được nghe truyền thuyết.


Một góc của Miếu bà Phi Yến.
 
 
Phía trước miếu bà Phi Yến.
 
 
 
Cây xanh được trồng xung quanh miếu bà Phi Yến.
 
Tương truyền rằng, bà Phi Yến là thứ phi của vua Gia Long (tức Nguyễn Ánh). Năm 1783, Nguyễn Ánh thua quân Tây Sơn bỏ chạy ra Côn Đảo và có ý định cầu viện giặc Pháp. Biết ý định của chồng, bà Phi Yến khuyên can liền bị Nguyễn Ánh nổi giận, giam vào hang núi trên đảo. Còn hoàng tử Cải – con của bà và nhà vua Nguyễn Ánh thì bị ném xuống biển. Xác Hoàng tử Hội An trôi dạt vào làng Cổ Ống ở Côn Đảo, được người dân vớt, chôn cất tử tế và lập miếu thờ tên gọi “Thiếu gia miếu”. Còn về phần bà Phi Yến đã đươc Hổ đen và Vượn trắng cứu và đưa về Cỏ Ống, nơi có ngôi mộ con mình, bà Phi Yến đã ở lại đây ngày đêm chăm sóc phần mộ đứa con bạc phước. Trong một hôm dự lễ làng, một kẻ tên là Bện Thi không kìm lòng được trước nhan sắc của bà liền lẻn vào nơi bà ở định giờ trò đồi bại. Để thủ tiết, bà Phi Yến đã tự vẫn ở chân ngọn núi cao nhất Côn Đảo bây giờ. Cảm phục người phụ nữ trung trinh tiết liệt người dân lập miếu thờ bà tên gọi “An Sơn Miếu”.
 
 
 Người dân trên đảo coi bà như vị thần nữ phò trợ cho cuộc sống nơi đây.
 
Hàng năm, ngày 17-10 âm lịch, người dân Côn Đảo lại làm cỗ chay để tổ chức lễ giỗ cho bà Phi Yến. Vào đêm này, Ban tổ chức Lễ giỗ bắt đầu bày cúng các loại hoa quả, xôi, chè và đãi khách thập phương. Ngày 18/10 âm lịch, lễ giỗ chính thức bắt đầu. Lễ vật là hương hoa, bánh và ngũ quả được xếp thành từng mâm đẹp mắt. Người dân ở Côn Đảo cũng bắt đầu đến miếu để dâng lên những vật phẩm mộc mạc và thành tâm cầu xin những điều tốt lành, sau đó tham gia các hoạt động văn nghệ, vui chơi được tổ chức ở đây. Những người vào dâng lễ đội mâm lễ vật trên đầu xếp thành hàng. Sau phần tế lễ, người dân cùng du khách sẽ được thưởng thức những món chay do nhân dân các Khu dân cư quyên góp và thực hiện. Với tài nấu nướng khéo léo và lòng thành kính, các Khu dân cư đã mang đến lễ hội những món chay vừa ngon vừa đẹp mắt để dâng cúng và thếch đãi mọi người, nhưng cũng là để tưởng nhớ Bà đã bỏ mình trong một dịp lễ đàng chay tại làng An Hải.
 
 Du khách đến với Côn Đảo ai ai cũng dành thời gian ghé thăm Miếu Bà Phi Yến. 
 
 
 
Lễ giỗ bà Phi yến mang ý nghĩa đặc biệt về văn hóa tinh thần của nhiều người dân Côn Đảo.
 
 
Nếu có dịp đến thăm Côn Đảo, bạn hãy dành thời gian ghé qua thắp nhang ở An Sơn Miếu, nghe người dân kể chuyện về bà Phi Yến, góp phần giữ gìn giá trị văn hóa của di tích An Sơn miếu cũng như những truyền thống tốt đẹp trong dân gian được lưu truyền mãi mãi.
Các câu hỏi thường gặp
Miếu Bà Phi Yến là gì?

- Miếu Bà Phi Yến là một ngôi miếu cổ xưa tọa lạc tại xã Long Phước, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, miền Nam Việt Nam.

Lịch sử của Miếu Bà Phi Yến như thế nào?

- Theo truyền thuyết, Miếu Bà Phi Yến được xây dựng vào thế kỷ 18 để tưởng nhớ một người phụ nữ tên là Phi Yến, người đã hy sinh để cứu dân trong một trận lũ lụt lớn.

Miếu Bà Phi Yến có gì đặc biệt?

- Miếu Bà Phi Yến có kiến trúc độc đáo, được xây dựng bằng gỗ và đá, với nhiều họa tiết trang trí tinh xảo. Ngoài ra, miếu còn có một số di vật cổ xưa như bàn thờ, đồng hồ mặt trời, cổng miếu,..

Lễ hội tưởng niệm Bà Phi Yến được tổ chức như thế nào?

- Lễ hội tưởng niệm Bà Phi Yến diễn ra vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch hàng năm, thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham dự. Trong lễ hội, người ta thường cúng tế và tổ chức các hoạt động văn hóa, giải trí.

Làm thế nào để đến Miếu Bà Phi Yến?

- Miếu Bà Phi Yến cách trung tâm thành phố Vũng Tàu khoảng 30km, bạn có thể đi xe máy hoặc ô tô theo đường QL51. Nếu đi bằng xe buýt, bạn có thể lên xe tại bến xe Vũng Tàu và chọn xe đi Đất Đỏ, rồi đi taxi hoặc xe máy từ Đất Đỏ đến miếu.

0 Thích

Đánh giá : 4.3 /460