Có những di tích, những vùng đất sống với thời gian bởi vai trò lịch sử, kiến trúc độc đáo, thắng cảnh đẹp. Lại có những vùng đất, di tích khẳng định giá trị qua các lễ hội cổ truyền độc nhất vô nhị. Danh thắng đền Cao thuộc địa phận xã An Lạc (Chí Linh), chinh phục mọi người bởi cả hai điều đó. Nơi đây, ngoài là một địa danh cổ, chốn của các di tích lịch sử còn có một lễ hội mà không phải ai cũng có may mắn chứng kiến, đó là lễ xin trùm.
Đền Cao - Hải Dương
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Hải Dương
Khi biết tin sau hơn chục năm, ngày 15 tháng 10 âm lịch vừa qua mới lại có đại lễ xin trùm tại đền Cao, nhiều người đã không để lỡ dịp may tham dự. Trong ngày đại lễ, đền được trang hoàng ấn tượng. Chính giữa nơi hành lễ là một tấm biển lớn trên có chữ “Lễ Xin Trùm”. Từ 5 giờ sáng, bài vị, kiệu, lọng của năm vị thánh, đền Cao, đền Cả (nơi thờ hai vị), đền Bến Tràng, đền Bến Cả cùng cỗ chay: cơm trắng, hoa quả, bánh kẹo, bánh dày và chè đông (hai món không thể thiếu được trong lễ hội đền Cao) đã được các quan đám cùng dân làng rước về nơi hành lễ trong tiếng chiêng trống vang lừng. Cả năm đoàn rước từ năm hướng cùng một lúc tụ về nơi hành lễ.
Nghi thức xin trùm
Lệ xin trùm ở đền Cao ra đời từ khi lập đền, đến nay đã được duy trì hơn một ngàn năm và là một nghi lễ linh thiêng được thực hiện vô cùng khắt khe. Để đứng ra lo việc đền hằng tháng, hằng năm sẽ có một cụ trùm và năm vị quan đám đại diện cho bốn ngôi đền trên và một ngôi đình là quan Đông, quan Đoài, quan Nam, quan Bắc và quan Trung. Những người này là bậc cao niên trong làng, sống đức độ, con cháu hiếu thảo thuận hòa và đặc biệt gia đình không có tang trở. Mỗi tháng 6 vị trên phải trai giới ăn chay ngày 13 đến ngày 15 và ngày 29 đến ngày mồng 1 âm lịch khi tiến hành làm lễ. Các quan đám chỉ được nhận mũ áo và đảm nhiệm việc làng trong một năm từ mồng 2 Tết này cho đến mồng 2 Tết sau. Sau nhiệm kỳ họ sẽ được làng phong Lềnh và rất được trọng vọng. Riêng ông trùm là người lãnh đạo các quan đám sẽ đảm nhiệm vai trò của mình đến lúc gia đình có việc tang trở hoặc qua đời. Khi đó, lễ xin trùm mới lại được tổ chức và chỉ tiến hành vào ngày 15 tháng 3 hoặc 15 tháng 10 âm lịch.
Lễ hội Đền Cao thu hút hàng nghìn du khách
Xem thêm : Các khách sạn giá rẻ tại Hải Dương
Nghi lễ xin trùm được thực hiện một cách nghiêm trang và mang đậm yếu tố tâm linh. Người được phong trùm sẽ được chọn trong số các Lềnh. Trước hết, năm quan đám sẽ tiến hành dâng trầu nước, dâng cỗ lễ chay, thắp hương đen lên các ban. Trên bục hành lễ, quan đám đứng trước sẽ đọc tên khấn với nhà thánh xin phép cho vị đứng sau mình được làm trùm rồi quỳ xuống đội chiếc mâm đồng trên có 2 đồng tiền trinh để trên một thoi vàng phủ vải điều, làm lễ khất keo. Khi vị quan đám hơi cúi đầu để gieo lễ thì hai vị quan đám khác khiêng chiếc mâm đồng đệ phía trước đón hai đồng tiền rơi xuống. Lễ khất keo này chỉ được phép thực hiện duy nhất một lần. Nếu hai đồng tiền một sấp một ngửa thì lễ xin trùm đã được chấp thuận. Trường hợp ngược lại thì việc xin trùm phải gác lại cho đến dịp sau và các quan đám sẽ tạm thời đảm trách các công việc của trùm. Lễ xin trùm là một nghi thức tín ngưỡng được đông đảo nhân dân nơi đây quan tâm theo dõi. Theo quan niệm năm nào làm lễ xin trùm thành công thì năm đó và những năm tiếp theo trong vùng sẽ được no đủ.
Một số hoạt đông trong lễ hội Đền Cao
Đền Cao thờ Thiên Bồng Đại tướng quân Đại vương Vương Đức Minh, là một di tích lịch sử có từ lâu đời tọa lạc trên đỉnh núi Thiên Bồng, giữa rừng lim già cổ thụ nhiều trăm năm tuổi. Ngôi đền cùng với đền Cả, đền Bến Tràng, đền Bến Cả tạo nên một cụm di tích danh thắng gắn liền với cuộc đời của năm vị tướng là năm anh em ruột họ Vương đã có công giúp vua Lê Đại Hành đánh quân xâm lược Tống (năm 981): Vương Đức Minh, Vương Đức Xuân, Vương Đức Hồng, Vương Thị Đào, Vương Thị Liễu. Qua thời gian, cuộc đời cùng chiến công của những vị danh tướng đã được nhân dân huyền thoại hóa để tỏ lòng tôn kính và được truyền tụng đến tận ngày nay.
Ngôi đền có kiến trúc kiểu chữ đinh, được xây dựng rất sớm, từ thời tiền Lê, sau khi năm vị tướng qua đời. Vào thời Nguyễn, ngôi đền được trùng tu lại với kiến trúc kiểu chữ tam và giữ nguyên hiện trạng cho đến nay. Hệ thống cổ vật, đồ thờ tự có giá trị như bia, long đao, bát bửu, ngai còn giữ được khá nguyên vẹn, tiêu biểu là các bức đại tự, câu đối. Trong hậu cung đền hiện còn lưu giữ được nguyên vẹn 12 đạo sắc phong qua các triều vua.
Không khí sôi động và vui tươi
Xem thêm: Các tour du lịch Hải Dương
Lễ hội đền Cao được mở từ ngày 21 đến 25 âm lịch tháng giêng hằng năm mục đích suy tôn Thành hoàng làng và 5 vị tướng họ Vương. Ngoài ra nơi đây còn là chốn linh thiêng gắn với sự ra đời của mười hai dòng họ Giao Chỉ thời Bắc thuộc (theo ngọc phả đền) và địa danh cổ được khắc ghi trong lịch sử (nơi vua Lê Đại Hành đóng đại bản doanh trong cuộc kháng chiến chống Tống). Trong ngày hội có nhiều hoạt động để người dân tham dự và sinh hoạt như lễ dâng hương (chỉ được đốt hương đen), đọc chúc văn, tế lễ, rước bộ, đu tiên, vật, kéo co, cướp cờ, cờ người, thi bánh dày, chè đông.
Với hiện trạng di tích và các sinh hoạt lễ hội, đặc biệt là lễ xin trùm, được nhân dân bảo tồn và gìn giữ khá nguyên vẹn, lễ hội đền Cao đã được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đánh giá là một trong những lễ hội cổ truyền tiêu biểu của tỉnh Hải Dương.
- Lễ xin trùm là một nghi lễ tôn giáo của người dân tộc Kinh ở miền Bắc Việt Nam, được tổ chức tại đền Cao ở Hải Dương vào ngày 14 tháng Giêng âm lịch hàng năm.
- Đền Cao nằm ở xã Việt Hồng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương, cách Hà Nội khoảng 60km.
- Lễ xin trùm bao gồm nhiều hoạt động như lễ cúng, lễ hội, diễu hành, trình diễn múa, hát và đánh trống. Người dân tập trung tại đền Cao để cầu nguyện cho một năm mới an lành, bình an và đầy may mắn.
- Lễ xin trùm là nghi lễ tôn giáo của người dân tộc Kinh, nhưng ai cũng có thể tham gia. Tuy nhiên, du khách nên tôn trọng và tuân thủ các quy định và nghi lễ của địa phương.
- Nếu bạn yêu thích văn hóa và tôn giáo, thì Lễ xin trùm là một sự kiện đáng để trải nghiệm. Ngoài ra, Hải Dương còn có nhiều điểm đến du lịch khác như chùa Bằng, chùa Kinh Dương Vương, đền Bạch Đằng, vườn quốc gia Xuân Thủy...
0 Thích