Lễ mừng thọ là dịp để con cháu thể hiện lòng hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ và để xã hội thể hiện sự tôn trọng và biết ơn đối với người cao tuổi. Thông thường, 70 tuổi gọi là thượng thọ, 80 tuổi là đại thọ, 90 tuổi là thượng thượng thọ và tròn 100 tuổi là bách tuế hay bách niên chi lão.
Lễ mừng thọ thường được diễn ra vào dịp đầu Xuân hoặc vào đúng ngày sinh. Phong tục này không rõ chính xác có từ bao giờ, nhưng đã được lưu truyền từ đời này sang đời khác và tồn tại cho đến ngày nay, trở thành một nét đẹp trong văn hóa ứng xử của người Việt.
Lễ mừng thọ - nét đẹp trong văn hóa ứng xử
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Hà Nội
Trong tâm thức dân gian của người Việt, mỗi người sinh ra đều mong muốn đạt được Ngũ Phúc trong đời. Ngũ Phúc bao gồm năm yếu tố là: Phúc, Lộc, Thọ, Khang, Ninh. Trong đó, Thọ là yếu tố khó nắm bắt nhất nên cũng là điều mà mọi người mong muốn nhất. Điều này thể hiện ngay trong đời sống thường nhật, trong những lời chúc tụng, bao giờ người ta cũng đề cập đến lời chúc về sức khỏe đầu tiên, còn tiền tài hay danh vọng chỉ được xếp sau. Tuổi thọ là điều quý giá nhất của đời người mà không phú quý nào sánh bằng.
Con cháu quây quần chúc thọ ông bà
Người xưa cho rằng những người sống thọ là có phúc lớn nên mới được “trời ban” cho sống lâu, sống khỏe. Bởi vậy, theo tục lệ, vào những năm chẵn tuổi của ông bà, con cháu sẽ tổ chức lễ mừng thọ cho ông bà.
Thời xưa, ngoài 50 tuổi là đã được tổ chức lễ mừng thọ. Tuy nhiên, ngày nay do xã hội phát triển, mặt bằng dân sinh, dân trí cao, tuổi thọ con người được kéo dài hơn nên thường lễ mừng thọ chỉ được tổ chức vào các năm 70, 80, 90…
Lễ mừng thọ chỉ được tổ chức vào các năm 70, 80, 90…
Thông thường, những nghi thức trong lễ mừng thọ phụ thuộc vào phong tục của từng nơi, từng địa phương mà có cách tổ chức khác nhau. Nhưng về cơ bản, thường thì lễ mừng thọ sẽ do con cháu trong nhà tổ chức riêng. Rồi sau đó, vào dịp đầu Xuân, ở đình làng sẽ tổ chức một lễ mừng thọ chung cho các bậc cao niên trong làng. Theo phong tục, trong ngày mừng thọ, con cháu sẽ chúc rượu thọ, nói những lời tốt đẹp để tỏ lòng biết ơn, mong cha mẹ, ông bà được sống lâu, sống thọ, tặng một sỗ lễ vật nhỏ như: tấm áo, chiếc khăn… hay làm thơ, câu đối, tặng chữ, tặng tranh… để ông bà vui lòng.
Một lễ mừng thọ được tổ chức sao cho vừa trang trọng vừa ấm cúng sẽ đem lại niềm vui và may mắn cho cả gia đình. Thông qua việc tổ chức mừng thọ, người già sẽ thấy hạnh phúc hơn vì con cháu đề huề lại hiếu thảo, họ nhận thấy công sức bao năm bỏ ra để nuôi dạy con cái, cống hiến cho xã hội đã được đền đáp xứng đáng. Con cháu cũng sẽ thấy tự hào về ông bà cũng như truyền thống gia đình mình, vui vẻ vì đã có cơ hội để báo hiếu, làm vui lòng ông bà, cha mẹ.
Giờ đây, phong tục mừng thọ đã trở nên quen thuộc với mọi người, từ làng xã, nông thôn cho đến phố phường, thành thị. Tuy nhiên, với sự “hiện đại hóa” của xã hội ngày nay, cộng với ý nghĩ “Phú quý sinh lễ nghĩa” mà hiện đã có nhiều gia đình tổ chức lễ mừng thọ quá đà, rườm rà, gây nhiều lãng phí, tốn kém không cần thiết.
Đầu tiên là về những nghi thức trong lễ mừng thọ. Trước đây, vào ngày mừng thọ, con cháu chỉ dâng rượu chúc thọ ông bà thì nay có gia đình còn bày vẽ thuê cả kiệu rước cụ ra đình, con cháu ai nấy lễ phục chỉnh tề kéo theo sau, ồn ào, huyên náo như ngày hội làng. Có nhà thì thích “khoe mẽ”, lợi dụng việc mừng thọ mà phô trương tên tuổi, thuê cả phông bạt về dựng rạp, cũng chữ xanh, chữ đỏ, mở nhạc sập xình suốt ngày, đêm, các cụ thì phải mặc áo dài, khăn xếp đi tiếp đón từng người như đám cưới, rình rang cả làng trên, xóm dưới đều biết.
Mâm cỗ quây quần gia đình, làng xóm
Vấn đề thứ hai là chuyện tổ chức ăn uống. Theo tục lệ ngày xưa, lễ mừng thọ thường chỉ diễn ra trong nội bộ gia đình, làm mấy mâm cơm để cả gia đình sum họp, đầm ấm. Hiện giờ, lễ mừng thọ đã bị một số người bóp méo, xấu xí bằng việc tổ chức xa hoa, tốn kém, nhất là trong khâu ăn uống. Họ mời mọc khắp làng, khắp xóm, thuê người nấu vài chục mâm cỗ, ăn uống linh đình. Cá biệt, có nhà lợi dụng, biến chuyện mừng thọ ông bà, cha mẹ trở thành chuyện “thương mại hóa”, kinh doanh lời lãi. Việc tổ chức lễ mừng thọ không phải để tỏ lòng hiếu thảo mà thừa dịp thu phong bì, quà cáp… Rồi cứ theo tư tưởng sai lầm đó mà nhiều người dù gia đình khó khăn, không có điều kiện cũng cố tổ chức lễ mừng thọ linh đình cho bằng hàng xóm, láng giềng nên phải vay tiền, thế chấp rồi sau đó lại lo kéo cày trả nợ.
Còn một chuyện cũng đáng để bàn là vấn đề quà cáp. Nếu trước đây, vào ngày mừng thọ, ông bà thường chỉ nhận từ con cháu và những người thân thiết những món quà đơn giản, mang nặng ý nghĩa tình cảm là chính thì nay, khi được mời đi ăn tiệc mừng thọ, không ít người phải đắn đo về vấn đề phong bì, quà cáp. Những người có hoàn cảnh khó khăn, hàng ngày phải lo biết bao chi phí, khi được mời đi ăn mừng thọ, đi thì tốn một khoản tiền không nhỏ, mà không đi lại sợ bị trách. Thành ra việc tặng quà mừng thọ không mang ý nghĩ đẹp nữa mà nặng về yếu tố vật chất hơn.
Con cháu thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà qua lễ mừng thọ
Xem thêm: Các tour du lịch Hà Nội
Thiết nghĩ, mừng thọ là một phong tục đầy ý nghĩa nhân văn đã được lưu truyền từ bao đời nay. Bởi vậy, những quan niệm sai lầm trong việc tổ chức mừng thọ trên cần phải được loại bỏ. Lễ mừng thọ cần tổ chức làm sao để vừa đầm ấm, vừa tiết kiệm, để lễ mừng thọ luôn là một nét đẹp văn hóa thuần Việt đáng được lưu truyền.
Lễ mừng thọ là một trong những lễ hội truyền thống của người Việt Nam, được tổ chức để kính trọng và chúc phúc cho người già trong gia đình.
Lễ mừng thọ thường được tổ chức vào ngày 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm.
Lễ mừng thọ là một nét đẹp trong văn hóa ứng xử của người Việt Nam, thể hiện sự kính trọng và tôn trọng đối với người già trong gia đình. Đây cũng là dịp để các thế hệ trong gia đình sum vầy, gắn bó và chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống.
Lễ mừng thọ thường được tổ chức bằng cách đốt những cây nến và đèn lồng, cúng thức và cầu nguyện cho người già trong gia đình. Sau đó, gia đình sẽ tổ chức một bữa tiệc để mừng tuổi và chúc phúc cho người được mừng thọ.
Trong ngày lễ mừng thọ, người Việt thường ăn các món ăn truyền thống như bánh chưng, bánh tét, thịt kho tàu, canh măng, chả lụa... Đây là những món ăn đặc trưng của vùng miền Bắc, nơi có nhiều truyền thống văn hóa ẩm thực đặc sắc.
0 Thích