Văn hóa Việt Nam là một trong cơ tầng văn hóa nguyên thủy của vùng Đông Nam Á. Theo Đông Nam Á Sử Lược của D.G.E. HALL thì Việt Nam chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa và một chừng nào đó của Ấn Độ. Chính hai dòng văn hóa Ấn-Hoa đã tích cực tranh giành nhau đem ảnh hưởng của mình xâm nhập vào đời sống của dân tộc Việt Nam từ thời đại xa xưa.
Kể từ khi có sự hiện diện của người Bồ Đào Nha vào cuối thời đại trung cổ tại vùng Đông Nam Á thì nền văn hóa ở đây chia ra thành hai lĩnh vực, chịu ảnh hưởng của Ấn – được gọi là Ngoại Ấn – (L Inde Exterieure) – trong đó có cả Việt Nam và các quốc gia khác nữa như vương quốc Ấn Độ hóa, Chiêm Thành v.v... Chiêm Thành cũng còn gọi là Chămpa, là một quốc gia có từ thời cổ đại, ngày nay là vùng Trung và Nam Trung Việt. Cư dân của Chiêm Thành thuộc ngữ hệ Mã Lai – Nam Đảo. Từ những năm đầu Công Nguyên Chămpa đã thành lập các tiểu quốc Lâm Ấp và Panduranga. Mãi đến thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ 15 mới thống nhất được các tiểu quốc vào thành vương quốc Chiêm Thành có diện tích kể từ phía Bắc tức các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Nha Trang, Phan Rang và Phan Thiết (tức Bình Thuận). Kinh Đô Chiêm Thành không ở nguyên một nơi mà đã thiên đô đến nhiều nơi như Trà Kiệu, Po-Nagar, Đồng Dương (Quảng Nam), Chà Bàn tức là Vijaya thuộc tỉnh Bình Định. Sở dĩ nhiều lần thiên đô như vậy vì luôn luôn xảy ra nhiều diễn biến phức tạp với các nước láng giềng. Do các biến cố này khiến cho biên cương bờ cõi bị thu hẹp dần.
Xem thêm: Các khách sạn tại Quảng Bình
Múa lân ngày xuân - Ảnh: sưu tầm
Xem thêm: Tour du lịch thú vị đến Ninh Thuận
Đa phần các cuộc chiến diễn ra giữa Việt Nam và Chiêm Thành, tuy vậy từng có một thời kỳ hai quốc gia láng giềng này liên minh về mặt quân sự chống trả lại sự xâm lược của quân Nguyên. Tưởng đâu, sự liên kết như vậy được đời đời bền vững, nhưng rồi bắt đầu cuối thế kỷ 14 dẫn đến nửa đầu thế kỷ 15, hai nước bắt đầu lạnh nhạt dần, để rồi vào những năm 1471-78, vua Chế Bồng Nga sau khi huấn luyện được các đạo binh hùng mạnh tiến quân đánh nước Đại Việt. Đến năm 1471 Lê Thánh Tông xua đại binh tấn công Vijaya. Sau đó Chiêm Thành bị suy yếu dần và bị chia thành ba tiểu quốc. Mãi đến năm 1693 thì đất nước này bị hoàn toàn sát nhập vào lãnh thổ Đàng Trong của Chúa Nguyễn. Tưởng cũng nên biết nền kinh tế của Chiêm Thành là cổ xúy việc trồng lúa nước, đặc biệt phát triển về thủy lợi và gỗ trầm hương... Dân Chiêm tôn sùng vua chúa như thần thánh! Về phong tục tập quán họ thuộc chế độ mẫu hệ. Văn hóa phong phú có phần chịu ảnh hưởng với nền văn hóa Ấn Độ. Chiêm Thành có văn tự riêng, và có cả lịch pháp riêng... Về tôn giáo đa phần theo đạo Hindu, đạo Phật và đạo Hồi. Nghệ thuật điêu khắc được xem là phát triển. Các tượng điêu khắc gồm tượng Thần, Phật, Tiên Nữ và Vũ Nữ... Đặc biệt là các Tháp Chàm ngày nay vẫn còn, xem là công trình tuyệt mỹ hiện còn dọc theo quốc lộ 1...
Đông đúc người tham dự lễ hội - Ảnh: sưu tầm
Nghệ thuật điêu khắc Chàm nói lên được sắc thái độc đáo của một nền văn minh có sức sáng tạo tuyệt vời. Quả thật Chiêm Thành xứng đáng là một quốc gia có sắc thái đặc thù của một dân tộc, có biên cương, bờ cõi, có một nền văn hóa riêng tư, cùng nằm trong một khu vực cùa các quốc gia Đông Nam Á.
Những cô gái Chăm xinh đẹp - Ảnh: sưu tầm
Theo nhà biên khảo nổi tiếng – ông Hall – đã khuyên những nhà viết sử cũng như các biên khảo gia là không nên quá chú trọng về vai trò của nền văn hóa du nhập từ bên ngoài mà xem thường nền văn hóa bản xứ...
Trong hai dòng văn hóa Ấn-Hoa du nhập vào đất nước Việt Nam, thật ra văn hóa Ấn Độ không gây ảnh hưởng được mấy với dân chúng bản địa, trong lúc đó văn hóa Trung Hoa lại dễ dàng hòa nhập trên mọi lĩnh vực, chẳng những trong đời sống của xã hội mà còn luôn cả về phương diện chính trị nữa. Nhưng đối với dân tộc Chàm khó lòng các dòng văn hóa ngoại lai xâm nhập được dễ dàng.
Quả thật Chiêm Thành tuy không hoàn toàn khác nhau với các quốc gia Đông Nam Á, nhưng nó có những sắc thái đặc biệt riêng rẻ, chứng tỏ rằng dân tộc này có một nền văn hóa hoàn toàn độc lập! Cứ theo Đông Nam Á Sử Lược – các nhà khảo cổ gần đây ! Cứ theo Đông Nam Á Sử Lược – các nhà khảo cổ gần đây tìm thấy qua những di tích hiện còn nguyên vẹn tại miền Trung và miền Đông Nam phần Việt Nam với những Tháp Chàm, những bia đá, hình tượng của các Nữ Thần... nằm rải rác suốt dải đất nổi tiếng có lắm hồn thiêng của mà Hời.
Ca múa hát ngày xuân là không thể thiếu - Ảnh sưu tầm
Có nhiều tập tục mà các nhà khảo cổ tìm thấy như tục chôn người đã quá cố chẳng hạn. Như tại cánh đồng Chum ở Lào có tục táng trong chum vại, tất nhiên là họ đặt trong tư thế ngồi, tại cồn cát Sa Huỳnh cũng có tục y như vậy. Họ xem các chum vại là một loại quan tài bằng đất nung. Ngoài ra họ còn dùng cả thân cây khoét lỗ làm hòm, song không bằng như các thi hài chôn trong các chum vại, cho dù trải bao nhiêu niên đại đi nữa các hài cốt vẫn còn nguyên vẹn.
Vừa rồi các nhà khảo cổ phát hiện cả "Cánh Đồng Chum" tại một vùng đất nước Lào. Sự phát hiện này được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Bản tin loan đi được viết như sau: "Toán bộ số chum của Cánh Đồng Chum nằm rải rác trên địa phận tỉnh Xieng Khouang của Lào. Theo số liệu của những nhà khảo cổ, hiện nay số chum khổng lồ tìm được vào khoảng 700 chiếc. Điều đặc biệt ở những chiếc chum này là ở khối lượng và kích thước của chúng. Những chiếc chum được làm từ đá cẩm thạch, đá ong, đá vôi với hình dạng khác nhau: miệng lồi, miệng tròn và nặng trung bình 6 tấn, đường kính 0.8m và cao tới 2,5m. Sau khi được đo carbon, số chum khổng lồ này được xác định có niên đại cách ngày nay khoảng 3,000 năm..."
Đấu vật là môn thể thao truyền thống mỗi dịp xuân về - Ảnh sưu tầm
Xin nhắc lại: "Vào khoảng năm 1932, tại Sông Vực còn gọi là Sông Hồng, hay Sông Vực Hồng – dòng sông nhánh chảy từ Sông Cái tức Sông Vệ đổ về ngang qua các Bến Cây Xanh, xã Tân Quang, nơi có khu Rừng Cấm nổi tiếng lắm chuyện ma quái. Qua khỏi Tân Quang đổ về địa phận xã Phước Long và suốt cả chiều dài của làng Hà Khê giáp ranh với phố nhỏ Thu Xà... người ta đã phát hiện ra được nhiều chiếc chum nằm sâu dưới lòng đáy vực. Vì địa bộ này thuộc khu tiểu nhượng địa được cai quản của viên Đồn Tây Thu Xà, trực thuộc tòa Sứ Pháp, nên ngay sau khi được báo cáo, các toán lính Tập và Khố Đỏ được phái đến ngăn chặn không cho dân địa phương bén mảng đến gần bờ sông Vực – nơi có các Chum nung thuộc thời cổ đại".
Trong số Chum được vớt lên có chứa kim loại (có tin đồn là vàng thẻ) và cũng có một số chum chứa cả hài cốt người. Tất nhiên những hài cốt đó là của người Chiêm Thành, vì Quảng Ngãi là một trong các tỉnh thuộc lãnh thổ Chămpa. Không những chỉ riêng Sông Vực mà tại ngay khu Rừng Cấm ở xã Tân Quang, vào năm 1930 dân chúng địa phương cũng phát giác được một số "Chum Vại" chôn sâu dưới cánh rừng bứa. Theo sự loan truyền của Phủ Tư Nghĩa lúc bấy giờ thì các chum họ phát hiện đó chỉ toàn là hài cốt của người bản xứ. Cũng có nhiều nhiều nguồn tin đưa ra khác biệt nhau, là các chum vại tại khu Rừng Cấm này chứa toàn các của quý của hàng quan lại từ triều Chế Bồng Nga cất giấu!
Kèn trốn rộn vang - Ảnh: sưu tầm
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Ninh Thuận
"Hiện nay vẫn chưa có câu trả lời chính thức về xuất xứ của cánh Đồng Chum, điều đó càng tạo cho cánh Đồng Chum một sức hút mảnh liệt của những bức màn bí ẩn che phủ. Cánh Đồng Chum đã bị tàn phá nặng nề trong cuộc chiến, bị phi cơ Hoa Kỳ rải bom xuống biên giới Việt Lào. Với những giá trị khảo cổ đặc biệt và được coi là dấu ấn của một nền văn minh đã mất, đáp ứng tiêu chí 111 trong Luật Di Sản Văn Hóa Thế Giới."
Theo bài báo gần đây cho biết:... "Cánh Đồng Chum đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 2001. Sau ba thiên niên kỷ giữa mưa dập gió vùi, thời gian và chiến tranh khắc nghiệt, cánh đồng Chum vẫn sừng sững trở thành biểu tượng của đất nước Triệu Voi".
Ngoài ra họ còn có các lễ khác dành cho người qua đời, như lễ "bỏ mả", lễ "dựng nhà mồ" các dân tộc thiểu số các nước Đông Nam Á đều có lối tổ chức tương tự như vậy. Điểm này chứng tỏ các cư dân của toàn thể vùng Đông Nam Á đều có tập tục chẳng có gì khác nhau mấy, chứng tỏ họ có cùng chung một cơ tầng văn hóa nguyên thủy từ hàng ba nghìn năm nay hay còn có thể lâu hơn.
Nói về nền văn hóa Bắc Sơn và Hòa Bình ở Bắc Việt, nhà biên khảo Hall đã phân tích ghi nhận như sau: "... Còn nhiều di tích chứng xác cho nên văn hóa thuộc thời Trung thạch còn lưu lại đến ngày nay. Người ta gọi là văn hóa Bắc Sơn và Hòa Bình (Bắc Việt), lấy tên hai tỉnh, nơi mà người ta tìm ra nhiều nhất những dụng cụ làm bằng đá trong thời ấy. Đặc biệt của những khí cụ làm bằng đá này là chỉ được mài một bên mà thôi. Với dụng cụ này, người ta còn tìm thấy bát, chén làm bằng xương người tìm thấy, được ghi nhận là thuộc một giống người nhỏ nhắn, da đen, chủng tộc Mọi Úc. Veddoid – tìm thấy ở bán đảo Ấn-Hoa, di tích của một dân tộc cổ Mã Lai, Melanosoid".
Các cư dân của khu vực Đông Nam Á thuộc nhiều dân tộc khác nhau, sống xen kẽ và gồm nhiều nhóm ngôn ngữ như Nam Đảo (autronesien) nhóm Hán-Tạng (Sinotibetain), nhóm Tày Thái (Tai), Nam Á Autroasiatique, nhóm Việt Mường, nhóm Travidien, nhóm Ấn Âu (Indo-Europien)... Tộc đa số sinh sống ở đồng bằng còn thiểu số thì ở các vùng cao như núi non, nương đồi v.v...
Nhiều bằng chứng cho thấy cư dân của các sắc tộc ở Đông Nam Á, tập quán, phong tục giống nhau. Tục uống rượu cần vẫn còn thấy ở các sắc dân miền núi: Tây Miến Điện là người Chin, Tây Bắc nước ta thì đồng bào Thái, Tây Nguyên người Ê Đê, Bornéo người Dayak v.v... Tục ở nhà sàng cũng vậy, đồng bằng ngày nay không còn tục này, song tại các vùng núi non vẫn còn giữ nguyên nề nếp truyền thống của họ...
Trẻ con nô nức đón xuân về - Ảnh: sưu tầm
Xem thêm: Các khách sạn tại Ninh Thuận
Cứ mỗi lần nắng mới chan hòa trên mọi nẻo là y như các lễ hội gắn liền với con người từ bao nhiêu đời được dịp bộc phát. Không phải chỉ riêng có người Chàm hay các dân tộc Việt, Miên, Lào đón rước năm mới mà bất cứ dân tộc nào dù Tây hay Đông cũng đều vui đón cảnh Xuân sang. Các lễ hội được bày ra để mọi người vui đùa thỏa thích mà quên đi những ngày đầu tắt mặt tối vì sự sống hàng ngày. Như tại Ấn Độ chẳng hạn – ở vùng Mathura cách thủ đô Delhi lối 150 cây số, dân chúng cứ vào dịp xuân về là y như họ vui mừng đón Tết một cách nhiệt tình.
Tại Mathura – một vùng cách thủ đô Delhi xứ Ấn 150 Km về phía Nam, nơi đây nổi tiếng là người dân khao khát đón mừng Mùa Xuân mới một cách nhiệt thành. Dân chúng ở đây quan niệm là Mùa Xuân là mùa của Tình Yêu, của muôn hoa đua nở, của lộc mới đơm cành, của nước trong lành ngọt lịm và... của cả một sự ấm no tràn đầy khắp bốn phương trời... đầy bướm lượn ong vờn, cũng như hàng bao nhiêu tiếng chim líu lo ca hót v.v...
Người Chiêm Thành trước kia đón xuân sang bằng những tiếng kèn thánh thót, tiếng trống vang lên dậy đất trời, cùng với những vũ điệu của toàn thể dân chúng dâng lên trong lễ đón thần Krishna, là thần Ái Tình... Đây là mùa của đàn bà trả thù đám mày râu cho bằng thích! Nếu bạn có dịp đến Tây Ban Nha trong dịp mùa lễ hội ngày xuân tại Huelva, nơi từng thu hút hàng triệu con người mê vũ từ năm châu bốn bể và ngay luôn cả trong nội địa của xứ sở "nhảy bò" này, sẽ thấy cái chơi cho thỏa chí tang bồng nó ra làm sao! Chắc chắn là lúc ấy các bạn sẽ nhìn thấy những con tuấn mã cao bằng cả một tòa nhà sáu tầng. Bạn có thể tin được không? Có thật vậy. Nhưng đó chỉ là con tuấn mã làm bằng loại bìa cứng và sơn phết trong y hệt như con ngựa tía,.. xanh lè lè... Các chú tuấn mã này được khiên ra từ sáng sớm tinh sương, để cho dân chúng khắp nơi chiêm ngưỡng, đợi đúng nửa đêm ngày 19 tháng 3 thì bắt đầu châm lửa đốt. Ngọn lửa lúc bấy giờ được xem là ngọn lửa có sức mạnh linh thiêng... có thể ban phát cho thiên hạ đến với nó nhiều ơn phước lớn. Chuyện gầy đám lửa hồng cho ngùn ngụt bốc lên cao, là nhiệm vụ của đám thanh niên được dịp phô bày tài trí và lòng dũng cảm của mình để mong... được lọt vào mắt xanh xủa những nàng thiếu nữ từ bốn phương kéo lại chiêm ngưỡng.
Ngoài chuyện "hỏa thiêu tuấn mã", còn có trò chơi "Tháp Người" của các chàng thanh niên thi tài công kênh nhau tạo thành một cái tháp cao đến hơn 10 thước. Đặc biệt là bên trên đỉnh tháp là một cậu bé lên sáu hay bảy tuổi. Trò chơi xây tháp bằng người được thiên hạ xem là biểu tượng của lòng dũng cảm. Tuy nhiên, trong các lễ hội tại nơi này đều không bằng so với lễ "ném cà chua" ở thị trấn Bunol mà người Tây Ban Nha thường gọi là Tomatina.
Ngày xa xưa người Chămpa cũng có những lễ hội na ná như vậy. Họ không có tháp chuông của nhà thờ để ra lệnh xuất phát trò chơi, nhưng họ được người già làng đánh vào trống đồng treo ở xế tháp của làng. Thời gian hành lễ vui chơi này cũng chẳng khác như Tây Ban Nha, người Chămpa cũng đợi đến khi Mặt Trời đứng bóng là vị chi vị bô lão này phát lệnh. Đồng thời tiếp theo đó là hàng ngàn tiếng chuông, tiếng trống, tiếng phèng la, tiếng chụp chõa vang dậy liên hồi. Thế là đám đông già có, trẻ có, gái có, trai có, già sồn có, già cụp rụp cũng có, đều đổ xô nhau ra nhảy múa vũ điệu mừng Xuân. Lúc bấy giờ không còn phân biệt già trẻ gái trai, tôn ti trật tự, bất chấp bắt gặp ai ngay trước mặt là ôm nhau nhảy múa.
Người Chiêm thành thời cổ đại cũng có "lễ gieo hạt" như dân làng Arou ở Châu Phi. Đây là loại lễ độc đáo, kéo dài hai ngày, thay vì tại Phi Châu thường kéo đến 5 ngày như vậy. Người Chiêm Thành cũng tin tưởng như dân Phi Châu, đến ngày lễ này, tin là thần linh nhập vào hạt giống luôn cả vào những hạt nước mưa được xem là những giọt nước cam lồ. Lễ này cữ hành xong là được xem như là mùa màng năm ấy sẽ bội thu, nước nôi năm này ngập đầy ruộng lúa. Người Chiêm Thành đều ra sức nhảy múa, nhảy càng dẻo dai, càng ấm no, càng mạnh bạo càng khang an, trường thọ... Ngày lễ này họ không cần phải nhảy đẹp mà chỉ đòi hỏi nhảy sao cho dẻo dai, cho mạnh bạo. Các vị già làng thì tìm kiếm những câu hát hay để hát lên cho mọi người thưởng thức, họ có những câu cùng nghĩa với với dân ca cổ Hung Nô, như sách Hán Thư đã ghi:
"Nhật xuất nhi tác,
Nhật nhập nhi tức.
Tạc tỉnh nhi ẩm,
Canh điền nhi thực,
Để lực ư ngã,
Hà hữu tai."
Có nghĩa:
"Mặt trời mọc thì làm việc,
Mặt trời lặn thì nghỉ.
Đào giếng lấy mà uống,
Cày ruộng lấy mà ăn.
Sức vua giúp ta
Thì không hề có..."
Hay bài:
Vong ngã Yên Chi Sơn,
Sử ngã phụ nữ vô nhan sắc.
Vong ngã ki liên sơn,
Sử ngã lục súc bất phiền tức.
Có nghĩa:
Làm mất núi Yên Chi Sơn,
Khiến cho phụ nữ chúng tôi mất đi nhan sắc,
Làm mất núi Kỳ Liên Sơn,
Khiến cho súc vật của chúng tôi,
Bớt đi đông đảo...
Cũng như Tây Ban Nha, người Chiêm Thành cổ xưa thích ăn bận áo quần đủ màu sắc rực rỡ. Đây là dấu hiệu của sự phong phú, sung mãn. Hô có những điệu vũ "Mặt Trời Chói Chang", và "Mặt Trăng Âm Thầm", họ cũng lắm điệu vũ như muôn vì tinh tú v.v... Họ có lễ "Đâm Trâu" – ngày nay tục này còn thấy ở Tây Nguyên. Sau đâm trâu là lễ đeo mặt nạ vũ điệu... Cũng có một vài lễ giống hệt như của Iran mà ta thường nghe là lễ Now Rouz tức là lễ "Đón Tất Niên". Tại xứ sở Iran thì có khác hơn, các bà, các cô, từ hai tuần trước khi mở hội đón Tết, kéo nhau ra phố để... nghe lén chuyện thiên hạ mà suy ra... về hậu vận của mình, khác với dân Trung Hoa và Việt Nam ta là bói toán, xem Tử Vi để tò mò đoán thử hậu vận mệnh của mình trong năm.
Người Chiêm Thành có nhiều điệu múa được khắc trên các bia đá thật điêu luyện. Như các bức tranh "Người múa đài thờ Mỹ Sơn", Thần Siva, Mỹ Sơn, Siva múa, Bích La, Siva Vũ Phong Lệ, Trà Kiệu, hay nàng vũ nữ Trà Kiệu.
Điệu múa mà người Chàm ưa thích nhất là điệu: "Mã Vũ" tức "Múa Ngựa" (Riding on horse) đặc biệt tại Quảng Ngãi, làng Chánh Lộ có tượng điêu khắc "Uma Vũ" (Uma Dancing) có chiều cao 1,64m, khác hẳn với bức tượng Uma Dancing. Po Nagar ở Nha Trang...
Có thể nói Chiêm Thành là một quốc gia có nền mỹ nghệ cao nhất so với các quốc gia Đông Nam Á. Trung tâm cơ cấu của triều đại Chiêm Thành lúc bấy giờ nằm trong tỉnh Quảng Nam. Cũng như về những chuyện thần kỳ huyền nhiệm thì đa phần nằm ở các địa phương Quảng Ngãi, trong đó có khu Rừng Cấm và giữa lòng Sông Vực Thu Xà.
Camap - Mytour.vn
0 Thích