Đền Lảnh Giang (thuộc thôn Yên Lạc, xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên, Hà Nam) nằm bên bờ hữu ngạn sông Hồng, sát cạnh chân đê nối với Hà Nội, Nam Định nên rất thuận tiện cho giao lưu bằng đường sông và đường bộ.
Rước thánh từ đền Cô qua Chùa rồi về đền Lảnh Giang Đền Lảnh Giang thờ 3 vị tướng thời Hùng Duệ Vương. Căn cứ vào cuốn thần tích “Hùng triều nhất vị thuỷ thần xuất thế sự tích” (Sự tích ra đời của một vị thuỷ thần triều vua Hùng) cùng sắc phong câu đối, truyền thuyết của địa phương thì ba vị tướng này đều là con của Bát Hải Long Vương và nàng Quý. Khi giặc phương bắc kéo tới bao vây bờ cõi đánh chiếm nước ta, định cướp ngôi báu của Hùng Duệ Vương thì ba ông đã giúp vua Hùng đánh tan giặc giữ yên bờ cõi giang sơn.
Cùng với việc thờ ba vị tướng thời Hùng Vương, đền Lảnh Giang còn thờ Tiên Dung (công chúa con gái vua Hùng) và thờ Chử Đồng Tử. Câu chuyện tình của hai người là một thiên tình sử đẹp, được dân gian phủ lên chất huyền thoại lung linh.Trong quần thể di tích đền Lảnh Giang còn có đền Cửa Sông (Đền cờ) cách đền Lảnh Giang độ 50m về phía đông. Đền Cửa Sông cũng là một công trình kiến trúc đồ sộ làm theo kiểu chồng diêm mái cong lợp ngói nam, mặt tiền giáp với sông Hồng, cảnh quan thật thơ mộng, sóng nước dạt dào.
Trò chơi dân gian bắt vịt là một trong những nội dung không thể thiếu trong các lễ hội Trong lễ hội đền Lảnh Giang năm nay, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam phối hợp với Sở VHTT và DL Hà Nam và UBND huyện Duy Tiên sẽ thực hiện dự án "Nâng cấp lễ hội đền Lảnh Giang". Lễ hội lần này, bên cạnh việc duy trì những phong tục, nghi thức truyền thống lễ cáo yết, lễ rước năm kiệu, còn có các trò chơi dân gian, đốt cây bông và diễn xướng hầu Thánh.Trò đi cầu khỉ cũng thu hút rất nhiều người tham gia Diễn xướng hầu Thánh tái hiện huyền tích của các vị thánh đền Lảnh. Liên hoan diễn xướng hầu Thánh được coi là một trong những trọng tâm của lễ hội. Liên hoan dân gian diễn xướng hầu thánh diễn ra trong 3 đêm liền (mùng 2,3 và 4 tháng 6 âm lịch).
Đặc biệt trong lễ hội có sự góp mặt của 16 hoạ sỹ đương đại tham gia tại lễ hội sẽ tiến hành vẽ các hoạ tiết hình rồng, rắn, tứ linh, tứ quý lên những người (tứ trụ) tham gia diễn xướng, đây là hình thức nghệ thuật mới đương đại mới hình thành và phát triển ở Việt Nam trong những năm gần đây (Body painting). Sẽ có 16 tác phẩm body painting được thể hiện mỗi ngày trong suốt thời gian lễ hội
Lễ hội năm này kéo dài từ ngày 22/6 đến hết ngày 25/6 âm lịch. Trong những ngày diễn ra lễ hội có các trò chơi dân gian và thi đấu thể thao, đặc biệt người dự lễ hội có thể thưởng thức những bức tranh trên thân thể người do các hoạ sỹ đương đại vẽ để phục vụ diễn xướng hầu Thánh vào ban đêm. Mỗi ngày sẽ có khoảng 16 người được vẽ lên mình các hoa văn này.