Lễ hội Đống Đa - Lễ hội chiến thắng, mừng công tích lẫy lừng trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, do hoàng đế Quang Trung (Nguyễn Huệ), người anh hùng áo vải Tây Sơn lãnh đạo.
Tượng dài khổng lồ tưởng nhớ đến vua Quang Trung - Ảnh: sưu tầm
Xem thêm: Các tour du lịch tại Hà Nội
Lễ hội gò Ðống Ða (thuộc quận Ðống Ða- Hà Nội) hàng năm diễn ra vào ngày mồng 5 Tết Nguyên Ðán (5/1 âm lịch). Ðây là lễ hội chiến thắng, mừng công tích lẫy lừng trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, do Hoàng đế Quang Trung (Nguyễn Huệ) người anh hùng áo vải Tây Sơn lãnh đạo.
Các cụ vẫn rất tươi vui tham gia lễ hội - Ảnh: sưu tầm
Tiếng trống khai hội - Ảnh: sưu tầm
Cách đây hơn 2 thế kỷ (1789), Ðống Ða là nơi hơn 29 vạn quân Thanh bị tiêu diệt. Gò Ðống Ða trở thành di tích lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam.
Các lãnh đạo cấp cao cũng có mặt tại đại lễ này - Ảnh: sưu tầm
Dâng hương dưới tượng đài Quang Trung - Ảnh: sưu tầm
Xem thêm: Khách sạn gần lễ hội gò Đống Đa
Sáng sớm ngày 5, đám rước thần mừng chiến thắng từ đình Khương Thượng về Gò Ðống Ða trong rừng cờ, tàn, tán, lọng, kiệu,... rực rỡ màu sắc cùng chiêng, trống, thanh la....diễu hành chậm rãi mang tính hoành tráng của cuộc mừng đón chiến công.
Người người giương cờ hiệu - Ảnh: sưu tầm
Từ trẻ đến người lớn đều tất bật hưởng ứng ngày lễ - Ảnh: sưu tầm
Ðặc biệt nhất là rước "Rồng lửa" được bện bằng nùi rơm, mo nang và giấy bồi trang trí thành hình con rồng, một tốp thanh niên bận võ phục đi quanh, biểu diễn côn, quyền như tái hiện lại cuộc chiến đấu đã qua. "Rồng lửa Thăng Long" trở thành biểu tượng chiến thắng của dân tộc Việt Nam.
Đôi Rồng tiến vào lễ đài - Ảnh: sưu tầm
Múa Rồng, hình tượng thiêng liêng của người Việt - Ảnh: sưu tầm
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội
Khi đám rước về đến gò Ðống Ða, có lễ dâng hương, lễ đọc văn kể lại sự tích chiến công năm Kỷ Dậu, ca ngợi thiên tài quân sự của anh hùng dân tộc Quang Trung.
Đại biểu và người dân lần lượt lễ dâng hương tại tượng đài Vua Quang Trung - Ảnh: sưu tầm
Hành lễ trước tượng người hùng vĩ đại Quang Trung - Ảnh: sưu tầm
Sau chiến thắng, vua Quang Trung cho thu nhặt xác giặc xếp vào 12 cái hố rộng, lấp đất chôn và đắp cao thành gò gọi là "Kình nghê quán" (gò chôn xác "kình nghê" - 2 loài cá dữ ngoài biển, một cách gọi ám chỉ quân xâm lược Tàu).
Nghi lễ rước kiệu Vua Quang Trung - Ảnh: sưu tầm
12 gò này nằm giải rác từ làng Thịnh Quang đến làng Nam Đồng, trên các gò cây cối mọc um tùm nên có tên là Đống Đa. Năm 1851, do mở đường mở chợ, đào xẻ nhiều nơi thấy nhiều hài cốt, lại cho thu vào một hố cao lên nối liền với núi Xưa, thành gò thứ 13, tức là gò còn lại hiện nay. Còn 12 gò khác đã bị phạt đi trong thời gian người Pháp mở rộng Hà Nội năm 1890.
Màn kịch tái hiện cảnh người dân xưa dưới ách thống trị của quân xâm lược - Ảnh: sưu tầm
Nguyễn Huệ ra sức luyện binh quyết đánh đuổi kẻ xâm lăng - Ảnh: sưu tầm
Tái hiện cảnh chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa. Chiều 5 tháng 1 (âm lịch) năm Kỷ Dậu (30-1-1789), Vua Quang Trung kéo quân vào thành Thăng Long. Quân địch chôn thây trong bùn lầy, lớp bị voi chà.
Tái hiện cảnh chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa - Ảnh: sưu tầm
Các tiết mục múa tượng trưng cho mùa xuân - Ảnh: sưu tầm
Chiến thắng Đống Đa cùng với Chiến thắng Ngọc Hồi - Đầm Mực dưới sự chỉ huy của Quang Trung đã phá tan 20 vạn quân Thanh, giải phóng thành Thăng Long.
Những tiết mục văn nghệ thu hút khán giả - Ảnh: sưu tầm
Vua Quang Trung cùng công chúa Lê Ngọc Hân và cành đào đón Tết trong niềm vui chiến thắng - Ảnh: sưu tầm
Năm 1788, Nguyễn Huệ làm lễ nhận ngôi vị Hoàng đế, rồi nhanh chóng tiến quân ra Bắc. Đúng vào đêm Giao thừa năm Kỷ Dậu 1789, vua Quang Trung (tên thật là Nguyễn Huệ), đã lãnh đạo đại quân vừa bao vây, vừa tiến công vào các mục tiêu trọng yếu của địch như Ngọc Hồi, Đống Đa giành chiến thắng. Tiếp đó ngày 30 – 1 - 1789, quân Tây Sơn tiến vào giải phóng kinh thành Thăng Long.
Trẻ con vui vẻ chơi đùa - Ảnh sưu tầm
Tấp nập du khách ngược xuối - Ảnh: sưu tầm
Thổi bong bóng nè - Ảnh: sưu tầm
Kí họa hình ảnh trẻ em - Ảnh: sưu tầm
Trẻ em thích đồ chơi tò he - Ảnh: sưu tầm
Nhân kỷ niệm 200 năm chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa, năm 1989, Công viên Văn hóa Đống Đa được thành lập trên cơ sở khu vực Gò Đống Đa[1]. Đây là công trình kiến trúc mang tính lịch sử văn hóa nhằm ghi nhớ công ơn của người Anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ. Tổng diện tích của công trình 21.745 m2 được chia làm 2 khu vực, gồm khu vực tượng đài, nhà trưng bày và khu vực gò. Hội còn có nhiều trò chơi vui khoẻ, đua tài, đua trí trên bãi rộng trước gò.
Nhiều tiết mục xiếc đặc sắc kết thúc lễ hội - Ảnh: sưu tầm
Hàng nghìn người hội tụ trước tượng đài Quang Trung - Ảnh: sưu tầm
Ngó nghiêng nhìn đâu đâu cũng là người - Ảnh: sưu tầm
Kỷ niệm 222 năm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, sáng nay, hàng nghìn người dân đã đổ về công viên Văn hóa Gò Đống Đa ôn lại chiến thắng của nghĩa quân Tây Sơn.
Trò chơi dân gian được tổ chức tại buổi Lễ - Ảnh: sưu tầm
Xem thêm: Khách sạn tại Hà Nội
Để tưởng nhớ công ơn của vị vua Quang Trung và các anh hùng dân tộc, tại buổi lễ, nhiều trò chơi dân gian và những tiết mục văn nghệ đặc sắc cũng được tổ chức. Nhân dân xã Ngọc Hồi (Thanh Trì) và quận Đống Đa tổ chức lễ hội hàng năm tại những nơi gắn liền với chiến thắng của đoàn quân áo vải.
Mytour.vn - Nguồn: Tổng hợp
Lễ hội gò Đống Đa là một lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm vào ngày 5 tháng Giêng âm lịch tại quận Đống Đa, Hà Nội. Lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ và kỷ niệm chiến thắng của vua Quang Trung trước quân Thanh vào năm 1789.
Lễ hội gò Đống Đa diễn ra vào ngày 5 tháng Giêng âm lịch hàng năm.
Lễ hội gò Đống Đa có nhiều hoạt động như diễu hành, rước đuốc, trình diễn múa lân, múa rồng, đua súng, đấu kiếm, chạy trên mặt nước, chèo thuyền trên sông Hồng và các trò chơi dân gian.
Lễ hội gò Đống Đa là một trong những lễ hội truyền thống lớn nhất của Hà Nội, thu hút rất nhiều du khách đến tham quan và trải nghiệm. Đây cũng là cơ hội để du khách khám phá văn hóa truyền thống của Việt Nam và tìm hiểu thêm về lịch sử đất nước.
Miền Bắc có rất nhiều lễ hội truyền thống khác như lễ hội chùa Hương, lễ hội đền Hùng, lễ hội pháo đài Hà Nội, lễ hội đua thuyền trên sông Hồng, lễ hội hoa tam giác mạch ở Hà Giang, lễ hội bánh chưng bánh dày ở Phú Thọ, v.v.
1 Thích