Mytour blogimg_logo
Tags:
du lịch Hải Dươnglễ hội sự kiện đền cốilễ hội đền cối
06/04/20234.7993

Lễ Hội Đền Cuối năm 2024

Đền Cối Xuyên nôm gọi là đền Cuối, thời Trần thuộc trang Cối Xuyên, năm 1672, đổi thành Hội Xuyên, sau Cách mạng thuộc xã Nghĩa Hưng, nay thuộc thị trấn Gia Lộc, huyện Gia Lộc. 

Đền Cối Xuyên thờ Nguyễn Chế Nghĩa, một danh tướng thời Trần , từng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông. Hội đền Cuối bắt nguồn từ kỷ niệm ngày mất của Nguyễn Chế Nghĩa(27.8). Hội diễn ra trong 3 ngày, từ 26-28.8

Lễ Hội Đền Cuối

 

Xem thêm: các khách sạn giá rẻ tại Hải Dương

 

    Trước vào đám 3 ngày, các thôn Cuối, Đại, Rỗ làm lễ tảo mộ tại khu lăng Đại vương. Trong 3 ngày vào đám không tổ chức rước kiệu vì kiệu đã được rước từ đầu tháng giêng. Ba làng Đại Liêu, Hội Xuyên, Vĩnh Dụ đều tổ chức rước Kiệu vào bãi Bái Quan để tế lễ, hôm sau lại rước về làng. Trong những ngày hội, có nhiều loại cỗ cúng Đại vương. Làng có 12 giáp , mỗi giáp làm một loại cỗ. Đây là một điển hình của hội đền Cuối.

 

Xem thêm: Các khách sạn ở Hải Dương

 

   Trong 3 ngày lễ hội, ngày đầu cúng bằng cỗ ngũ quả , bày theo kiểu  Thượng tam long, hạ tứ linh. Những ngày sau cúng bằng các loại cỗ.

            Cỗ đường: Gồm các loại bánh như: Bánh dầy , bánh cốm , bánh phu thê, bánh trôi, bánh chay, bánh nướng, bánh do, bánh bột lọc[1][1][1]Trên mặt bánh dán chữ thọ bằng giấy hồng điều. Bánh cốm, bánh gio, bánh bột lọc gói bằng lá chuối tươi, buộc lạt nhuộm đổ.

            Cỗ thầu: Gồm các loại thịt: luộc, nấu đông, giò , nem, chả, nem chạo, ninh, mọc[1][1][1]Các món đều đựng trong bát lớn.

            Cỗ tam sinh: Về tam sinh mỗi nơi quan niệm một khác, ở đây tam sinh là lợn, gà ,ngan hoặc ngỗng. Ba con vật này làm thịt xong, để thịt sống, tạo dáng như còn sống, trang trí giấy hồng điều, cúng thần xong, chia cho các giáp làm cỗ.

            Cỗ bò thui: Ngày thứ ba, mổ bò,  thui. Thui xong, mang cả con bò và chậu tiết vào tế thần. Tế xong , giáp đăng cái khiêng bò về làm cỗ, chia phần.

     Ngoài các loại cỗ là trò vui dân gian như đấu vật, đập niêu, đặc biệt là trò đánh thó hay còn gọi là đánh gậy. Đây là võ thuật truyền thống có từ thời Trần mà Nguyễn Chế Nghĩa là người rất điêu luyện. Đánh thó được thực hiện  hai người một , cùng lứa tuổi với cây gậy dài chừng 1,7m. Trò chời này nhằm duy trì truyền thống thượng võ từ thời Trần, đồng thời còn là một nghi lễ.

     Hiện nay hội làng cuối vẫn được duy trì, nội dung khá phong phú nhưng các loại cỗ không còn như xưa.

Các câu hỏi thường gặp
Lễ Hội Đền Cuối là gì?

Lễ Hội Đền Cuối là một lễ hội truyền thống được tổ chức tại Hải Dương, Miền Bắc vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội để tôn vinh các vị thần và cầu mong cho một năm mới an lành, phát tài phát lộc.

Điều gì đặc biệt về Lễ Hội Đền Cuối?

Lễ Hội Đền Cuối có nhiều hoạt động đặc sắc như diễu hành, rước đèn, đốt pháo, đánh bài, đua ghe trên sông... Ngoài ra, lễ hội còn có các trò chơi dân gian và các món ăn đặc sản của vùng đất Hải Dương.

Lễ Hội Đền Cuối được tổ chức ở đâu?

Lễ Hội Đền Cuối được tổ chức tại Đền thờ Ngọc Sơn, xã Lê Ninh, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.

Lễ Hội Đền Cuối diễn ra trong bao lâu?

Lễ Hội Đền Cuối diễn ra trong 3 ngày, bắt đầu từ ngày 14 đến ngày 16 tháng Giêng âm lịch hàng năm.

Làm thế nào để đến tham gia Lễ Hội Đền Cuối?

Bạn có thể đi bằng xe bus hoặc xe máy từ Hà Nội đến Hải Dương, sau đó đi taxi hoặc xe ô tô đến Đền thờ Ngọc Sơn. Nếu bạn muốn có trải nghiệm tốt hơn, có thể thuê xe đạp hoặc xe máy để di chuyển trong khu vực lễ hội.

3 Thích

Đánh giá : 4.1 /497