Côn Sơn là một di tích và danh thắng được lịch sử ghi nhận từ bẩy thế kỷ trước. Đây là chốn Phật tổ của thiền phái Trúc Lâm Việt Nam, nơi Đại tư đồ Trần Nguyên Đán dựng Thanh Hư động, vào thời Long Khánh (1373-1377), nơi Nguyễn Trãi sống thuở niên thiếu và những năm tháng cuối đời.
Xem thêm: Khách sạn tại Hải Dương
Côn Sơn thời Trần thuộc xã Chi Ngại, huyện Phượng Sơn (Phượng Nhãn), phủ Lạng Giang, xứ Kinh Bắc. Đầu TK XVIII, được cắt chuyển về huyện Chi Linh, trấn Hải Dương. Sau Cách mạng tháng Tám, thuộc xã Cộng Hoà, huyện Chí Linh.
Lễ khai ấn Trần triều Hưng Đạo vương - Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hải Dương
Hội mùa xuân bắt nguồn từ kỷ niệm ngày mất của Trúc Lâm đệ tam tổ Huyền Quang(22/. Hội mùa thu bắt nguồn từ kỷ niệm ngày mất của Nguyễn Trãi (16/8). Hội xuân có từ sau khi Huyền Quang qua đời(1334), hội thu hình thành từ năm 1962, thực sự trở thành hội lớn từ năm 1980, khi Nguyễn Trãi được tôn vinh là Danh nhân văn hoá thế giới.
Quy mô hội thời Trần chưa rõ, từ thời Lê đến trước năm 1945, hội xuân không lớn nhưng giữ vai trò quan trọng của Phật giáo Việt Nam nên đã được Đại Nam nhất thống chí ghi nhận. Hội không chỉ của tín đồ Phật giáo mà còn dịp du xuân của thanh niên.
Biểu diễn võ dân tộc trong lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2011 - Ảnh: Quý Trung - TTXVN.
Hội bắt đầu vào rằm tháng giêng, kết thúc vào 22 tháng giêng. Nay hội kéo dài suốt tháng giêng nhưng trọng hội vẫn vào ngày 18. Hội thuần tuý về tôn giáo. Các cụ bà đến đây tụng kinh niệm Phật, thanh niên leo núi du xuân. Buổi tối có các trò diễn dân gian. Hội xuân tuy là hội chùa nhưng khách đến chủ yếu là thanh niên, nên có thể nói Hội xuân Côn Sơn là hội của thanh niên. Hội khá đông, mỗi năm có tới hàng chục vạn khách, tuy thế số khách sang Kiếp Bạc rất ít , chỉ bằng 1/5 khách của Côn Sơn
Một phần lễ hội diễn ra trên sông. - Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Các tour du lịch đến Hải Dương
Hội thu trùng với hội Kiếp Bạc, đây là một thứ hội kép, hội liên danh Côn Sơn - Kiếp Bạc, bởi hai di tích chỉ cách nhau 6km và đường qua lại khá thuận tiện. Trong số khách đến Hội Kiếp Bạc có tới 2/3 sang Côn Sơn, ngược lại , khách đến hội thu Côn sơn đều sang Kiếp Bạc. Như vậy khách đến hội thu Côn Sơn chỉ bằng 2/3 lượng khách của Kiếp Bạc. Hội thu Côn Sơn kéo dài suốt tháng 8, trọng hội là ngày 18 , mặc dầu giỗ Nguyễn Trãi vào ngày 16.
Hội xuân và hội thu Côn Sơn là hai lễ hội bắt nguồn từ kỷ niệm ngày mất của danh nhân, nhưng tính kỷ niêm rất mờ nhạt mà chỉ nặng về du lịch và tín ngưỡng. Hội xuân và hội thu Côn Sơn rất lớn nhưng ở đây không có truyền thống hội chợ. Hàng quán tuy có nhưng chủ yếu phục vụ ăn uống và lưu niệm mà thôi.
Nguồn: Tổng hợp
Lễ Hội Côn Sơn là một lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm tại đền Côn Sơn, thuộc xã Côn Sơn, huyện Thủy Nguyên, tỉnh Hải Phòng, Miền Bắc.
Lễ Hội Côn Sơn diễn ra vào ngày 16 tháng Giêng âm lịch hàng năm.
Trong Lễ Hội Côn Sơn, có các hoạt động như lễ cúng tế, diễu hành, trình diễn múa lân, múa rồng, đua thuyền trên sông, chạy trên nước, đua ghe, đua thuyền rồng, đua thuyền cá, đua thuyền truyền thống, văn nghệ, hát văn, hát chầu văn, hát quan họ, hát xẩm, hát đàn ca tài tử, hát dân ca, chơi nhạc cụ dân tộc, chơi trò chơi dân gian, vui chơi giải trí, thưởng thức ẩm thực địa phương.
Lễ Hội Côn Sơn có ý nghĩa tôn vinh các vị anh hùng dân tộc đã hy sinh vì đất nước, đồng thời giúp du khách hiểu thêm về văn hóa, lịch sử và truyền thống của địa phương.
Du khách có thể đi đến Lễ Hội Côn Sơn bằng xe ô tô hoặc xe máy từ Hải Phòng hoặc các tỉnh lân cận. Nếu đi bằng xe buýt, du khách có thể lên xe tại bến xe Niệm Nghĩa, Hải Phòng và xuống tại bến xe Côn Sơn.
0 Thích