Chùa Minh Khánh còn có tên là chùa Hương Đại hay chùa Hương ở thôn Bình Hà , huyện Thanh Hà. Bình Hà nguyên là trang Bình Kha thời Lý, đến TK XIII, Trần Nhân Tông đổi thành Hương Đại, nay thuộc thị trấn Thanh Bình, huyện Thanh Hà, thành phố Hải Dương.
Chùa Minh Khánh có từ cuối thế kỷ XIII, được trùng tu, tôn tạo nhiều lần, đến đầu thế kỷ XX đã có 84 gian gồm: tam quan, tiền đường, tam bảo, điện Phật, nhà tăng, nhà khách, hành lang. Chùa thờ Phật và thờ Trần Nhân Tông. Chùa Minh Khánh được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia năm 1990.
Lễ hội chùa Minh Khánh Hải Dương - Ảnh Sưu tầm
Xem thêm: Khách sạn tại Hải Dương
Hội chùa Minh Khánh bắt nguồn từ kỷ niệm ngày mất của Trần Nhân Tông(1/11âl). Hội bắt đầu vào ngày 30/10, kết thúc vào chiều 1.11, nhưng công tác chuẩn bị thực hiện trước đó hàng tuần không chỉ của Bình Hà mà của 5 xã kế cận.
Một góc của chùa Minh Khánh - Ảnh Sưu tầm
Lễ rước sắc được tổ chức vào sáng ngày 29/10 âm lịch. Đoàn rước được tập kết ở đền Ngự Dội làm lễ xin sắc rồi rước sắc về chùa làm lễ tế xin khai hội. Người tham gia lễ rước là các nam thanh, nữ tú tuổi từ 18 tuổi trở lên.
Lễ rước sắc ở chùa Minh Khánh - Ảnh Sưu tầm
Đi đầu là đội múa lân, đoàn rước phướn Phật, cờ hội cùng các tăng ni phật tử đi kèm, ban nhạc lễ gồm trống, chiêng. Sau là hàng bát bửu do tám cô gái trẻ mặc áo nâu đỏ, quần trắng, đầu chít khăn mang. Đi sau bát bửu là hàng chấp kích do 8 chàng trai trẻ mặc áo nâu đỏ, quần trắng, đầu chít khăn mang. Kế đến là long đình được đặt bát hương và mâm ngũ quả. Hội có tục thi mâm ngũ quả và 5 loại bánh: Bánh dầy, bánh mật, bánh ít, bánh tày, bánh gấc.
Lễ hội Chùa Minh Khánh - Ảnh sưu tầm
Người dân đi lễ ở Chùa Minh Khánh - Ảnh sưu tầm
Sau long đình là đội nghi lễ gồm chấp kích, bát bửu rồi đến long kiệu đặt hòm sắc vua ban, được trang trí vải đỏ lộng lẫy. Đi sau đoàn rước là các bô lão, quan viên và dân làng cùng du khách thập phương.
Đi sau đoàn rước là các bô lão, quan viên và dân làng cùng du khách thập phương - Ảnh sưu tầm
Cảnh lễ hộ ở Chùa Minh Khánh - Ảnh sưu tầm
Sáng 30/10, các giáp rước cỗ và bánh về chùa cúng Vua và đức Phật, tổ chức trò diễn dân gian. Có các trò chơi như cờ người, múa rối nước, diễn chèo, hát quan họ... thi mâm ngũ quả và làm bánh dầy.
Làm lễ ở Chùa Minh Khánh - Ảnh sưu tầm
Thi mâm ngũ quả: 9 khu dân cư của thị trấn làm 9 mâm ngũ quả tham dự. Các mâm ngũ quả được trình bày theo một số chủ đề như: cửu long tranh châu (chín con rồng tranh ngọc); cửu long bảo tháp (chín con rồng và toà bảo tháp); long lân khánh hội (rồng lân mừng hội); thượng hoàng long, hạ tứ linh (trên rồng vàng dưới 4 vật thiêng); tứ linh tòng mẫu (bốn vật thiêng: long, ly, quy, phượng theo mẹ); thượng hoàng long chầu nguyệt, hạ tứ linh khánh hội (trên rồng vàng chầu mặt nguyệt, dưới tứ linh mừng hội)...
Các nguyên liệu được dùng là những sản vật đồng quê như bưởi, chuối xanh, đu đủ, hạt tiêu, quất, na, hạt nhãn... Qua bàn tay tài hoa, trí tưởng tượng phong phú của người dân, những con rồng, phượng, lân trở nên vô cùng đẹp mắt, sống động. Chiều 1.11, tế lễ xong, chấm giải cỗ , bánh, rước sắc về đình Ngự Dội, kết thúc hội.
Thi mâm ngũ quả - Ảnh sưu tầm
Quầy hàng lưu niệm ở Chùa Minh Khánh - Ảnh sưu tầm
Trước Cách mạng, xã chia làm 12 giáp, đại diện cho 12 dòng họ. Mỗi giáp có 21 mẫu, 9 sào, 10 thước ruộng họ. Hoa lợi của ruộng họ được dùng vào việc họ và lễ hội. Trong những ngày hội, ông đám chịu trách nhiệm về các loại bánh và mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả có tới trên 10 đề tài khác nhau được tạo bằng các loại hoa quả của địa phương. Qua bàn tay nghệ nhân, mâm ngũ quả trở thành những hình tượng sinh động. Đây là phong tục độc đáo của một vùng hoa trái trù phú gắn liền với tục thờ vua còn duy trì đến nay.
Mặt tiền chùa Minh Khánh - Ảnh sưu tầm
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hải Dương
Hội chùa Hương và tục thi mâm ngũ quả cùng năm loại bánh đang được bảo tồn, duy trì và phát huy. Hiện nay, nghệ nhân am hiểu nghệ thuật cổ truyền phần lớn đã qua đời. Lớp trẻ không được hướng dẫn đến nơi đến chốn nên hình tượng tứ linh thường không sinh động, ngô nghê và thiếu tính nghệ thuật.
Lễ hội chùa Minh Khánh là một lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm tại chùa Minh Khánh, Hải Dương, Miền Bắc.
Lễ hội chùa Minh Khánh diễn ra vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch hàng năm.
Lễ hội chùa Minh Khánh có nhiều hoạt động đặc sắc như diễu hành, rước đèn, cầu may, chầu bái, trình diễn múa lân, múa rồng, hát chầu văn, đốt pháo hoa,...
Lễ hội chùa Minh Khánh là lễ hội dành cho mọi người, ai cũng có thể tham gia.
Bạn có thể đi bằng xe ô tô hoặc xe máy từ Hà Nội hoặc các tỉnh lân cận. Nếu đi bằng xe buýt, bạn có thể lên xe tại bến xe Gia Lâm và xuống tại bến xe Hải Dương, sau đó đi taxi hoặc xe máy đến chùa Minh Khánh.
2 Thích