“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ, cây nêu, tràng pháo, bánh trưng xanh” từ bao đời nay đã in sau vào tâm hồn mỗi người dân Việt Nam mỗi độ xuân về. Cái mùi khói nồng nồng bốc lên từ nồi bánh chưng nhà ai làm người ta nhớ tới quê hương da diết, và háo hức chỉ muốn mau mau trở về quê ăn tết sum vầy cùng gia đình, người thân dù làm ăn tứ xứ nơi đâu.
Tôi vẫn thèm cái cảm giác ngày còn bé ngồi trông nồi bánh chưng luộc cùng bố và cái cảm giác trông ngóng thèm thuồng thưởng thức bánh chưng xanh ngày tết biết chừng nào. Có lúc tôi thầm nghĩ, cuộc sống hối hả ngày hôm nay, tiếc chẳng còn mấy em thơ được biết đến cảm giác ấy.
Và mỗi lần thèm thuồng cảm giác ngày tết, tôi lại về làng nghề bánh chưng Thủy Đường, Thủy Nguyên để kịp cảm nhận không khí tết sớm đang về hối hả từng ngày. Vẫn những tàu lá chuối hột xanh mượt, vẫn những tiếng đảo gạo, xóc đỗ, vẫn những bàn tay gói khéo léo và vẫn những dáng tất bật thoăn thoắt xếp bánh vào nồi luộc bên than rực lửa… nhưng lạ thay, mỗi lần hòa vào không khí ấy, niềm hóa hức mong đợi tết về lại rạo rực trong lòng!
Bánh chưng bà Chiển
Từ lây tiếng thơm của bánh chưng Thủy Đường đã vang xa khắp nơi, ra tận nước ngoài. Nếu ai đó muốn đặt bánh làm quà cho người xa xứ hay cúng tết nhà, ngươi ta chỉ muốn đặt bánh Thủy Đường. Ở Thủy Đường có khoảng 10 gia đình làm nghề gói bánh chưng nồi tiếng là ngon như nhà bà Trượt, ông Vượt, anh Thêm, bác Na…
Làng nghề bánh chưng Thủy Đường nổi tiếng - Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Khách sạn tại Thủy Nguyên
Đấy là chưa kể hàng trăm người đi làm nghề gói bánh chưng thuê mỗi dịp tết đến. Từ những ông già bà già đến đám thanh niên trai trẻ ở Thủy Đường, chẳng mấy ai không biết gói bánh chưng. Và trong hàng chục nhà làm nghề bánh chưng hàng đời ở Thủy Đường này, người ta lại đặc biệt thích hơn cả là chiếc bánh chưng do chính tay bà nhà Chiển gói.
Âm thầm và bền bỉ, bánh chưng bà Chiển đã thành thương hiệu , chẳng lẫn vào đâu. Không một biển quản cáo, không một lời mời chào, tiếng thơm đồn xa, cứ tết đến, người bên phố, người ngoài tỉnh, người xa xứ, các cơ quan, tổ chức tìm vào nhà bà Chiển đặt bánh chưng tết.
Nguyên liệu làm bánh chưng - Ảnh: Sưu tầm
Ngày thường, lúc nào bếp nhà bà Chiển cũng đỏ lửa nhưng vào những ngày giáp tết, bếp lửa rực hơn, những bàn tay nghệ nhân gói bánh chưng phải bận rộn đến đêm giao thừa khi giao chiếc bánh cuối cùng cho khách.
4 nồi thùng phi luộc bánh chưng lúc nào cũng trực sẵn trên bếp rực lửa. Ông Nguyễn Đức Chiển, 86 tuổi và bà Đồng Thị Thuận, 80 tuổi, ở xóm 2, có lẽ là những người già nhât làng còn theo nghề bánh chưng đến giờ.
Còn những nhà khác, có cụ đã già, có cụ đã mất nên chỉ còn con cái các cụ theo nghề. Bắt đầu từ ngày 17-12 âm lịch, khách rộ về đặt bánh chưng tết. Nhà ông bà phải huy động nhân công, nào con cháu, nào thuê người mới kịp làm bánh cho khách.
Ngồi nắn bánh chưng, ông Chiển vui sướng nói: “Trước kia, chỉ có gia đình tôi làm nghề gói bánh ở đây, người ta đến xếp hàng mua bánh đông lắm. Bánh vừa vớt từ nồi ra là mọi người trực sẵn, xí phần của mình không kịp gói bán dù mấy người làm cả ngày cả đêm”.
Ông Chiển theo nghề gói bánh chưng đã hơn 60 năm, những vui buồn của cuộc đời ông đều gắn liền với nồi bánh chưng tết. Nghề này, ông học từ bà nhà. Bà Thuận – vợ ông – vốn sinh ra trong gia đình có truyền thống nghề gói bánh chưng lâu đời nhất làng.
Người thợ khéo léo gói chiếc bánh chưng - Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Khách sạn tại Hải Phòng
Bà biết gói từ năm lên 12, khi lấy ông, bà truyền nghề và hai ông bà sống với nghề ngót nghét đã gần hết cả cuộc đời mình. 7 người con trai của ông bà đều biết gói nhưng cũng chỉ có anh Dũng, anh Anh nối nghề các cụ.
Vừa gói bánh chưng, anh Nguyễn Đức Dũng (con cụ Chiển) cười mãn nguyện: “Tôi biết gói bánh chưng từ khi còn trong bụng mẹ! Hớ, bà vừa mang bầu mình vừa gói bánh nên tôi tranh thủ học nghề của bà!”. Đúng là con nhà nòi, anh Dũng gói bánh cứ nhanh thoăn thoắt…, còn cái bánh cứ gọn gàng chắc nịch làm ngươi ta phải mê mẩn!.
Bánh chưng làm quà xứ người
Đến với làng nghề bánh chưng từ lâu rồi nhưng phải tầm khoảng năm 1989, ông Chiển mới thực sự làm bánh tại gia đình. Trước ông gói bánh cho cửa hàng mậu dịch Duyên Hải, khách sạn thành phố bên Hải Phòng.
Ông bảo, hồi ấy bà Năng bên phố sơ tán về Thủy Nguyên, thấy vợ chồng ông gói bánh ngon, thế là bà ấy mời sang phố gói bánh. Từ đó, bánh của ông gói ra là được mang đi biếu lên trung ương, thành phố.
Ông lại cười: “Chỉ có bánh của ai gói ngon mới được mang đi tặng cho ông Trần Đồng – nguyên Giám đốc Công an Hải Phòng ngày đấy. Ông khen bánh của tôi ngon. Tôi có đứa cháu lái xe cho ông Trần Đồng nên thỉnh thoảng lại được gặp ông ấy, lại biếu ông ấy bánh chưng tết.
Những chiếc bánh chưng vuông vắn và xanh mướt màu lá chuối - Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Các khách sạn tại Hà Nội
Rất nhiều cán bộ lãnh đạo đã ăn bánh chưng tết do chính tay tôi gói, không vui sướng nào bằng việc mang không khí tết đầy ý nghĩa đến mọi người”.
Năm nào, bánh chưng nhà ông Chiển cũng bay ra xứ ngoài. Người ta đến nhà ông bà đặt bánh làm quà cho họ hàng, người thân ở các nước Anh, Canada, Mỹ, Hồng Kong,.. Giữa tháng 12 âm lịch này, nhà ông đã tíu tít nhận đặt hàng gói hơn trăm chiếc bánh chưng to làm quà tết gửi ra nước ngoài.
Còn nữa, ông và các con cháu đang gói 100 bánh cho một hội nghị ở Hà Nội. Năm nào cơ quan của anh Tuấn bên cảng Hải Phòng cũng đặt 200 bánh chưng làm quà tết cho anh em công ty. Nhiều khách lớn lắm, nhiều khách lớn lắm, nhiều hợp đồng số lượng lớn lắm, ông Chiển không nhớ hết được .
Xưởng bánh chưng nhà ông làm tất bật nhất từ ngày 26-29 âm lịch tết. Mỗi ngày phải luộc 4 nồi bánh chưng với hơn một nghìn bánh. Ông phải huy động tất tần tật con cái trong nhà. Anh Dũng, con ông đã được cơ sở gói bánh chưng bên Hồ Sen, Hải Phòng mời sang gói bánh thuê trả 300 nghìn đồng/ngày nhưng anh từ chối vì công việc nhà bận rộn làm không xuể.
Đứa cháu ông mang nghề gói bánh chưng vào Sài Gòn lập nghiệp và cũng đang phát triển mạnh, tạo thương hiệu bánh chưng Thủy Đường bay xa hơn. Dù bánh ở đâu ngon nhưng cũng thể ngon bằng bánh “bà Chiển”. Ông Chiển cho biết: gói được bánh chưng ngon không bị mốc, và để được lâu phải có bí quyết nên ai cũng tìm đến đích xác nhà ông đặt bánh.
Bánh chưng không thể thiếu trong mâm ngũ quả thắp hương dịp Tết - Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Tour du lịch Cát Bà - Hải Phòng
Có người tận Quảng Ninh mời ông trực tiếp ra đấy gói bánh cho họ nhưng ông bà già rồi không đi xa được nên chỉ gói ở nhà. Anh Nguyễn Tất Bệ cũng theo nghề gói bánh chưng 40 năm nay và năm nào anh cũng gói bánh thuê cho cụ Chiên, liến thoắng tay xóc gạo, miệng cười phớ lớ: “Chỉ có thông Thường Sơn là nổi tiếng gói bánh chưng ngon nhất vùng.
Ngoài nhà ông ra, có không ít chủ lò bánh lúc nào cũng rực lửa với quy mô lớn hơn hàng nghìn cái bánh vào mỗi ngày tết. Về đến đầu làng Thủy Đường là người ta cảm nhận được hương vị bánh chưng rồi. Đấy, như nhà ông Dương Vượt, bà Trượt đó, ngày thường họ cũng gói hàng trăm cái bánh, cũng phát triển lắm nhưng chưa ai có tiếng thơm ngon bằng nhà ông Chiển đâu!”.
Xem thêm: Các khách sạn tại Quảng Ninh
Bếp nhà cụ Chiển lúc nào cũng rực lửa, hễ ai đặt hàng thì cụ lại cùng các con cháu xắn tay gói bánh, bắc nồi lên bếp, ngay cả ngày mồng một tết cụ cũng làm. Có lẽ không lúc nào cụ Chiển có thể rời xa nghề của mình được. Những lò bếp rực lửa không bao giờ tắt ấy như chính sự rực lửa yêu nghề của một lão làng trong làng bánh chưng Thủy Đường!
0 Thích