Mytour blogimg_logo
Tags:
di sản văn hóadu lịch quảng trị Thành Cổ Quảng Trị
06/04/20235.7750

Khúc tráng ca thành cổ Quảng Trị năm 2024

Đạn bom cũng đã đi qua, thời hoa lửa lùi xa trong trí nhớ nhưng dấu chân lịch sử với những thương đau và oanh liệt thì sẽ chẳng bao giờ nhòa đi, trong tâm thức, trong những di tích lịch sử một thời lưu giữ lại. Về Quảng Trị hôm nay, gạt đi những nước mắt rơi của ngày trước, ta đến thành cổ và thắp nén hương, gửi niềm chân thành và cảm kích tới lớp người đi trước.

 

Khúc tráng ca thành cổ Quảng TrịChính môn thành cổ Quảng Trị năm 1968. - Ảnh: David Dubin

 

Thành cổ Quảng Trị được xây dựng vào đầu thế kỷ XIX với lối kiến trúc thành trì đặc trưng của Việt Nam. Thành được bao quanh bằng tường gạch nung cỡ lớn với bốn cửa Đông, Tây, Nam, Bắc vòm cuốn, phía trên có vọng lâu, mái lợp ngói.

 

Khúc tráng ca thành cổ Quảng TrịMột đoạn tường thành cổ Quảng Trị - Ảnh: thanhvdgt1

 

Thời trước, thành cổ vừa là công trình thành lũy quân sự vừa là trụ sở chính của nhà Nguyễn trên đất Quảng Trị . Đầu thế kỷ XX, thành cổ có thêm nhà lao, tòa mật thám, trại lính… Nhà lao thành cổ Quảng Trị là nơi giam cầm các chiến sĩ cộng sản, những nhà yêu nước. Nhà lao nơi đây có thể là nơi cầm chân thể xác, nhưng chẳng thể nào cầm chân ý chí. Những bài học về ý chí sắt son được nung lên truyền từ người này qua người khác.

 

Khúc tráng ca thành cổ Quảng Trị

Thành cổ Quảng Trị 1967, nhìn về hướng đông, nơi từng là nhà lao của rất nhiều tù chính trị. - Ảnh: sưu tầm

 

Gắn liền với những dấu mốc khốc liệt và bi tráng, những năm 1968, 1972 thành cổ chìm trong đạn bom hoa máu. Chiến dịch mùa hè đỏ lửa 1972 đã khiến thành cổ gần như bị san phẳng. Duy chỉ có cửa phía đông giữ được vẻ nguyên vẹn nhất dù cũng chi chít dấu bom.

 

Khúc tráng ca thành cổ Quảng TrịQuảng Trị tháng 9 năm 1967, trước những ngày dữ dội đạn bom. - Ảnh: David Sciacchitano

 

1972 và 81 ngày đêm đẫm máu. Quảng Trị trở thành túi bom lớn nổ suốt ngày đêm. Chưa có cuộc tấn công nào để đánh chiếm tòa thành chỉ vì 2000m mà phải huy động một lực lượng lớn máy bay, tên lửa, bom đến vậy. Hơn 300 nghìn tấn bom trong gần ba tháng, mảnh đất Quảng Trị không biết đã bị nổ bao nhiêu lần. Máu rơi thấm đẫm vào lòng đất, bao linh hồn ngã xuống đổi lại bình yên cho mảnh quê hương.

 

Khúc tráng ca thành cổ Quảng TrịQuảng Trị 1972 - Xe tăng Nam Việt Nam mắc kẹt trong hố bom giữa đống đổ nát của  Quảng Trị. - Ảnh: sưu tầm

 

Dù bom đạn rơi đỏ trời Quảng Trị, nhưng mảnh đất này vẫn kiên cường, bất khuất, dồn nén đau thương mà tiến lên phía trước. Ngày hôm nay, thành được công nhận là di tích quốc gia, di tích một thời đọng lại. Dưới cái lớp nền đất Quảng Trị ta đứng hôm nay hòa lẫn mất mát thương đau nhưng cả quật cường của dân tộc.

 

Khúc tráng ca thành cổ Quảng TrịPháo bom có thể cày nát mảnh đất nhưng chẳng thể nào cày nát được ý chí quật cường nơi đây. - Ảnh: Lùn

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Quảng Trị

 

Thành cổ được tu sửa, lập đài tưởng niệm với những hàng dừa bao quanh. Giữa những ngày bình yên ta tới nơi đây để thắp lấy nén nhang tưởng nhớ cho một thời hào hoa bi tráng của dân tộc.

 

Khúc tráng ca thành cổ Quảng TrịThành cổ Quảng Trị, bình yên sau những đạn bom. - Ảnh: dothutrang0711

 

Khúc tráng ca thành cổ Quảng Trị

Hoa lại lớn lên trên mảnh đất anh hùng. - Ảnh: Lùn

 

Đài tưởng niệm đắp lên là tấm mộ chung cho những con người đã quật cường mà ngã xuống. Ta đi khắp mọi miền tổ quốc yêu thương. Đẹp và tự hào ngày hôm nay ta hưởng, không đâu khác chính là một phần máu thịt mà Quảng Trị đổ xuống. Nhớ ơn những người đi trước, ta ý thức được giá trị cuộc sống của mình.

 

Khúc tráng ca thành cổ Quảng TrịĐài tưởng niệm một thời hoa máu đã đi qua. - Ảnh: QuangTri360

 

Khúc tráng ca thành cổ Quảng Trị

Người đến dâng hương với lòng biết ơn, thành kính. - Ảnh: ctv11 news!

 

Chạm tay vào những mảnh di tích, những dấu vết thời gian, lịch sử và đạn bom. Từng di vật lịch sử đặt trong bảo tàng, trong linh hồn cỏ cây, hoa lá đất trời. Ta dẫu đi muôn nơi xa xôi ở khắp mọi nẻo đường nhưng ta sẽ chẳng bao giờ quên mất đi tấm lòng biết ơn tổ quốc gian lao ngày trước.

 

Khúc tráng ca thành cổ Quảng TrịDấu tích của năm xưa giữ lại. - Ảnh: sưu tầm

 

Khúc tráng ca thành cổ Quảng Trị

Nhìn lại năm xưa, ta nhìn lại sự kiên cường dân tộc. - Ảnh: Khánh Hmoong

Xem thêm : Các khách sạn giá rẻ tại Quảng Trị

 

Khúc tráng ca thành cổ Quảng Trị

Ngày nào đó, ta tìm về nơi đây với tình yêu tổ quốc. - Ảnh:  vovworld.vn_Hoài Nam

 

Xem thêm: Các tour du lịch Quảng Trị

 

Một ngày nắng gió nhẹ gió bay bay, thôi vi vu nơi những đèo chênh vênh mây núi, thôi tận hưởng cái mùi biển xanh. Ta học cách yêu thương một phần máu hoa tổ quốc. Trên chặng đường ta đi phía trước, tổ quốc gọi tên và sẽ mãi nâng đỡ  đôi cánh tự do bằng tất cả tâm sức của mình.

 

Iki Oleo - mytourblogs.com

 

Nội dung bài viết thuộc bản quyền của mytourblogs.com (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại mytourblogs.com..  

Các câu hỏi thường gặp
Khúc tráng ca thành cổ Quảng Trị là gì?
Khúc tráng ca thành cổ Quảng Trị là một bài hát dân ca truyền thống của người dân Quảng Trị, được truyền lại qua nhiều thế hệ.
Bài hát này có ý nghĩa gì?
Bài hát Khúc tráng ca thành cổ Quảng Trị thể hiện tinh thần đấu tranh, sự kiên cường và bất khuất của người dân Quảng Trị trong cuộc chiến chống lại quân xâm lược.
Bài hát này được sáng tác khi nào?
Không rõ nguồn gốc và thời điểm chính xác khi bài hát Khúc tráng ca thành cổ Quảng Trị được sáng tác, nhưng nó đã trở thành một biểu tượng văn hóa của địa phương này.
Bài hát này được trình diễn như thế nào?
Bài hát Khúc tráng ca thành cổ Quảng Trị thường được trình diễn bởi một nhóm người hát cùng nhau, thường là các cụ già trong làng. Họ sử dụng các nhạc cụ truyền thống như đàn tranh, đàn bầu, trống, kèn để tạo ra âm nhạc đặc trưng cho bài hát này.
Bài hát này có ảnh hưởng gì đến văn hóa Quảng Trị?
Bài hát Khúc tráng ca thành cổ Quảng Trị là một phần không thể thiếu của văn hóa Quảng Trị, nó đã truyền lại những giá trị văn hóa, tinh thần đấu tranh và sự kiên cường của người dân địa phương qua nhiều thế hệ.

0 Thích

Đánh giá : 4.0 /581