Hương vị của mùa xuân, hương vị của Tết đang dần len lỏi trong từng ngóc ngách ngõ phố đến con đường làng ngập mùi đất đỏ, để lòng nôn nao háo hức một cảm giác khó tả được đón chờ năm mới bên gia đình. Còn gì hạnh phúc hơn khi được quây quần bên nhau trong khoảnh khắc thiêng liêng giao thời chào đón năm mới. Và ở ngoài kia, nơi biển đảo của Tổ quốc, có biết bao ánh mắt đang hướng về đất liền, có biết bao trái tim đang hòa cùng nhịp đập yêu thương để mỉm cười vì một cái Tết ở biển đảo tuy xa mà lại gần thật gần.
Không khí Tết cổ truyền cũng dần lan tỏa trên miền biển đảo quê hương - Ảnh: Huu Nguyen
Không phải hương vị đầm ấm bên gia đình như ở đất liền, cái Tết nơi biển đảo thấm đượm ý nghĩa của tình đồng đội, tình quân dân hơn bao giờ hết. Tết ở biển đảo không trang hoàng đèn hoa lộng lẫy, không náo nhiệt đêm 30, không có cả mâm cỗ đặc trưng như ở quê nhà. Song Tết ở biển đảo vẫn mang được những nét truyền thống Việt nhờ có tấm lòng của hậu phương và cả mối tâm tình bền chặt của từng trái tim chiến sĩ đang ngày đêm bảo vệ vùng biển trời của đất nước. Những món quà được gửi từ đất liền như gói trọn niềm thương và tấm lòng chân thành của cả dân tộc dành cho Tết nơi biển đảo thêm vuông tròn.
Chuyến tàu từ đất liền đem theo những món quà từ thực phẩm đến sắc mai - Ảnh: Sưu tầm
Đến những hộp quà chứa cả tâm tình đất liền - Ảnh: Đặng Kim Phượng
Qua những cánh thư - Ảnh: Đặng Kim Phượng
Để những nụ cười chiến sĩ hạnh phúc hơn bao giờ hết - Ảnh: Lequangdieu911
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Khánh Hòa
Quân dân ngoài xa cũng đã lên tinh thần và chuẩn bị để đón một cái Tết ở biển đảo thật tươm tất từ những vườn rau xanh mướt, chú lợn được vỗ béo tròn hay cả những cành mai giả mang sắc xuân ngập tràn mảnh đất còn nhiều thiếu thốn. Và như để đáp lại tấm chân tình của người chiến sĩ, những cây bàng vuông chỉ nở rộ vào mùa xuân, khi mà lòng chiến sĩ đang hân hoan đón Tết ở biển đảo xa xôi. Từng cánh hoa mỏng manh khoe sắc trong Tết như cùng trái tim tràn đầy nhiệt huyết kia cất lên khúc hoàn ca về nét đẹp người chiến sĩ miền biển đảo xa xôi.
Quân dân biển đảo tăng gia sản xuất cho dịp Tết - Ảnh: Sưu tầm
Và khi những cánh hoa bàng nở rộ cũng là lúc cái Tết nơi biển đảo đến thật gần - Ảnh: Lequangdieu911
Người Việt ta vẫn quen với những tàu lá dong, lá chuối để gói bánh chưng, bánh tét, còn đối với cái Tết ở biển đảo, bánh chưng lại có vị đắng và hương nồng của những chiếc lá bàng vuông khi chúng được dùng để gói bánh. Tuy lá bàng cứng và khô khó gói hơn lá dong, song với những bàn tay khéo léo và bằng cả tấm lòng của chiến sĩ, những chiếc bánh chưng đẹp mắt mang đậm cái Tết nơi biển đảo đã được “ra lò” nhanh chóng. Và tuy rằng mâm ngũ quả không được đa dạng như ở quê nhà, song vẫn đủ đầy vào để quân dân cùng đón một cái Tết ở biển đảo được trọn vẹn.
Không khí quân dân rộn ràng gói bánh chuẩn bị đón Tết cổ truyền - Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Các tour du lịch Khánh Hòa giá rẻ
Ngoài lá dong thì những chiếc bánh chưng được gói bằng lá bàng vuông đem lại hương vị Tết nơi biển đảo thật đặc biệt - Ảnh: Phuong Hoa
Mâm cỗ tuy giản đơn nhưng vẫn đủ đầy để đón Tết - Ảnh: Đặng Kim Phượng
Nhiều vùng huyện đảo còn tổ chức lễ đua thuyền, cầu ngư vào mỗi dịp Tết để mang theo những ước nguyện của mình vào một năm mới được an lành và sung túc hơn. Cũng nhờ có những lễ hội như thế này mà quân dân miền biển đảo được hòa mình vào không gian tươi mát, cảm nhận vị ấm áp của quê hương khi đang gánh trên vai trách nhiệm thiêng thiêng canh giữ vùng biên cương Tổ quốc.
Ngoài không khí đón tràn ngập Tết cổ truyền trên đảo - Ảnh: Sưu tầm
Thì lễ hội đua thuyền truyền thống trên biển mẹ bao la càng làm tăng hương vị Tết nơi biển đảo hơn - Ảnh: Khan G Nguyen
Xem thêm: Các tour du lịch Đà Nẵng giá rẻ
Dẫu biết rằng đường xa vạn lý không thể mang đến một hương vị Tết như quê nhà, dẫu biết rằng ngoài khơi xa quân dân biển đảo vẫn còn chịu nhiều thiếu thốn. Song bằng tình yêu thương mà đất liền gửi gắm, tin rằng cái Tết ở biển đảo vẫn sẽ đầy ắp tiếng cười rạng rỡ khi cảm nhận được niềm hạnh phúc của đồng đội luôn sát cánh bên nhau, của niềm tự hào dân tộc, của tình thương nơi xa vẫn luôn hướng về biển đảo để cùng chung vui năm mới thật nhiều ý nghĩa.
Câu hát xa xăm đâu đó mãi vang lên như bản hùng ca từ triệu trái tim Việt gửi gắm “Nơi anh đến là biển xa, nơi anh tới ngoài đảo xa, từng mảnh đất quê ta giữa đại dương mang tình thương quê nhà. Đây Trường Sa, kia Hoàng Sa ngàn bão tố phong ba đã vượt qua, vượt qua...”.
Loan vtp - mytourblogs.com
Nội dung bài viết thuộc bản quyền của mytourblogs.com (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại mytourblogs.com..
- Đó là không khí Tết truyền thống của người dân miền biển đảo quê hương, bao gồm các hoạt động như đón Tết, cúng Tết, chơi Tết, ăn Tết và thăm viếng người thân, bạn bè.
- Đà Nẵng là một trong những thành phố lớn của miền Trung, có nhiều nét đặc trưng trong không khí Tết cổ truyền như chợ Tết, lễ hội đền Ông, lễ hội cá Ông, lễ hội bánh tráng nướng, lễ hội hoa đào...
- Miền Trung có nhiều nét đặc trưng trong không khí Tết cổ truyền như lễ hội đền Hùng, lễ hội đền Bà Chúa Kho, lễ hội đền Cô Mỵ, lễ hội đền Cầu, lễ hội đền Thánh...
- Các hoạt động thường được tổ chức trong không khí Tết cổ truyền trên miền biển đảo quê hương bao gồm đón Tết, cúng Tết, chơi Tết, ăn Tết, thăm viếng người thân, bạn bè, tham gia các lễ hội, chợ Tết, chơi trò chơi dân gian, xem múa lân, múa rồng...
- Thời điểm tốt nhất để trải nghiệm không khí Tết cổ truyền trên miền biển đảo quê hương là từ ngày 23 đến ngày 30 âm lịch. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tham gia các hoạt động liên quan đến Tết truyền thống trước và sau thời điểm này.
0 Thích