Quán Thế Âm, cũng gọi là Quán Tự Tại, Quan Âm, là một trong những vị Bồ Tátquan trọng nhất trong Đại thừa (sa. mahāyāna). Có nhiều luận giải khác nhau về nguyên nghĩa tên ngài. Có người hiểu “īśvara” là một “người nam” quán chiếu thế giới, có người hiểu “svara” là “Âm”, tức là vị Bồ Tát lắng nghe mọi âm thanh của thế gian.
Với lòng tín ngưỡng và thờ phụng Quán Thế Âm của người đân Đà Nẵng, Lúc 19 giờ hôm qua, ngày (28/3, tức 17/2 âm lịch), lễ hội Quán Thế Âm - Ngũ Hành Sơn 2013 chính thức khai mạc tại danh thắng Ngũ Hành Sơn. Đây là một trong 15 lễ hội lớn nhất nước và được tổ chức chính thức vào ngày 19/2 âm lịch hằng năm.
Khai mạc lễ hội Quán Thế Âm (Đà Nẵng) - Ảnh: Sưu tầm
Lễ hội Quán Thế Âm - Ngũ Hành Sơn 2013 diễn ra từ ngày 28 đến 30/3 (tức 17, 18 và 19/2 âm lịch). Tại lễ hội năm nay, phần lễ được thực hiện trang nghiêm đúng với các nghi lễ truyền thống Phật giáo như: lễ thượng phan, thượng kỳ, Pháp đàn Quán Thế Âm, lễ vía chính thức Đức Bồ tát Quán Thế Âm (sáng 19/2 âm lịch).
Quán Thế Âm Bồ tát trong phần chính của lễ hội - Ảnh: Sưu tầm
Phần hội sẽ diễn ra sôi nổi với nhiều hoạt động phong phú như: triển lãm tranh, ảnh về du lịch và danh thắng Ngũ Hành Sơn, khai hội hô hát bài chòi, giao lưu thơ, nhạc, triển lãm thư pháp với chủ đề “Nguyên Xuân”, biểu diễn võ thuật và hội cờ người, lửa trại, hội hoa đăng, đua thuyền truyền thống…
Hàng vạn Chư Tôn Đức tăng, ni, phật tử, đạo hữu và người dân, du khách từ khắp mọi miền đất nước hoan hỉ tham dự sự kiện độc đáo này - Ảnh: Sưu tầm
Theo Ban tổ chức, hoạt động tọa đàm, giao lưu văn hóa với các chùa ở miền Bắc và miền Trung được tổ chức tại lễ hội năm nay có nhiều điểm mới. Trong ngày diễn ra lễ vía chính thức, ngoài các Chư Tôn Đức Tăng Ni Việt Nam, còn có sự tham dự của đoàn Chư Tăng Phật giáo Nhật Bản. Đặc biệt, trong chương trình lễ hội năm nay, người tham dự có thể trực tiếp chiêm bái tôn tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông vừa được cung nghinh về Đà Nẵng. Đây được đánh giá là bức tượng Phật hoàng bằng ngọc bích lớn nhất Việt Nam. Từ 17 giờ 30 hôm nay, tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông sẽ được khai mở.
Du lịch Đà Nẵng - Ảnh: Sưu tầm
Cùng với nhiều lễ hội diễn ra trên khắp cả nước, lễ hội Quán Thế Âm - Ngũ Hành Sơn hằng năm là sinh hoạt văn hóa cộng đồng rộng lớn, góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Lễ hội còn là dịp để quảng bá những danh lam thắng cảnh, các sản phẩm du lịch độc đáo cùng những vẻ đẹp trong phong tục, tập quán, lối sống của đất và người Đà Nẵng đến du khách thập phương.
Lễ hội Quán Thế Âm Đà Nẵng không chỉ đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân trong thành phố mà là dịp để du khách trong nước và quốc tế trải nghiệm và tìm hiểu những giá trị tinh thần mang đậm nét lịch sử - văn hóa Phật giáo của dân tộc - Ảnh: Sưu tầm
Hội Quán Thế Âm sẽ là niềm tự hào cho người dân Đà Nẵng, cũng như niềm tự hào của người dân Việt Nam. Mong rằng hội sẽ luôn phát triển ngày một thịnh vương hơn.
Mytour.vn - Nguồn: tổng hợp