Mytour blogimg_logo
Tags:
vui chơi giải trídu lịch tâm linhdu lịch hà nộilễ hội truyền thốnghội thổi cơm thiHội thổi cơm thi làng Thị Cấm
06/04/20234.1480

Hội thổi cơm thi làng Thị Cấm năm 2024

Cứ đến ngày mùng 8 tháng giêng hàng năm, dân làng Thị Cấm, xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội, lại có dịp gặp nhau tay bắt mặt mừng tại đình làng để cùng vui với lễ hội kéo lửa thổi cơm thi.

 

Làng Thị Cấm nay thuộc xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội. Từ nội thành qua cầu Diễn, rẽ tay trái đi dọc Sông Nhuệ gặp ngã rẽ phải đầu tiên đi thêm gần 1km là đến.

 

Le hoi nau com

Toàn cảnh dâng lễ

 

Tương truyền về sự tích kéo lửa thổi cơm thi của làng Thị Cấm, kể lại rằng:

 

Từ đời Vua Hùng thứ 18, quân Thục sang xâm lược nước ta, truớc lúc tổ quốc đang bị lâm nguy, Vua Hùng vương giao sứ mệnh lịch sử đó cho một vị tướng vừa có tài, vừa có đức cầm quân đi dẹp giặc, vị tướng tài đó là Phan Công Tây Nhạc. Với đại hùng binh, ông hành quân qua Thổ Nhỡn, Thị Cấm. Giữa lúc cuộc giao chiến với quân giặc vào thời điểm gay go ác liệt nhất, thì quân lương của Phan Công cạn kiệt, Ông kêu gọi dân làng Thi Cấm chi viện quân lương, đồng sức đồng lòng với quân của triều đình chống lại quân Thục.

 

Đáp ứng lời kêu gọi của Phan Công, dân làng Thị Cấm từ già - trẻ - trai – gái lao ngay vào việc, người chạy đi lấy nước để có nước, người kéo lửa để được lửa, người giã thóc để thành gạo, trong giây lát gạo đã thành cơm.  

 

Le hoi nau comCác đội ra sức giã gạo chuẩn bị cho hội thi 

 

Tướng Phan Công thật sự cảm kích tấm lòng yêu nước của dân làng Thị Cấm, để cảm tạ dân làng, ông đã viết tặng 4 chữ “Hộ Quốc An Dân” .

 

Sau khi dẹp yên được giặc phương bắc, đất nước thái bình, trăm họ yên vui, tướng Phan Công cùng quận thần trở lại Thị Cấm, nhận thấy người dân nơi đây có nhân, có thủy, có trung, có hiếu. Ông ngự lại đất này, dạy dân làng cấy cầy, trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải.. Từ đấy dân làng Thị Cấm tôn thờ ông là Thánh Hoàng làng. 

 

Le hoi nau com

 Một nắm rơm, một thanh tre giờ đã thành ngọn lửa.

 

Xem thêm: Khách sạn giá ưu đãi tại Hà Nội

 

Sau màn rước kiệu và dâng lễ, các bô lão trong BGK kiểm tra lần cuối những vật dụng dùng để nấu cơm, như Thóc, Nồi, Bùi rùi.. nếu giáp nào tự đưa thóc từ bền ngoài vào, các bùi rùi có chất gây cháy, lập tức sẽ bị loại khỏi cuộc thi.

 

Sau hiệu lệnh của chủ tế. Nguời có kinh nghiệm nhất của các giáp, lấy hai thanh dang kẹp vào bùi nhùi, dùng hai thanh tre ốp một mảnh trên và một mảnh dưới, giữ chắc hai đầu rồi hai người kéo co cho cật dang cọ sát vào cật tre nhiều lần. Khi nào thấy có khói lên thì dừng lại và thổi thật khéo thì ngọn lửa sẽ bùng cháy.

  Le hoi nau com   Thành viên của các giáp chạy đến điểm lấy nước
 

Le hoi nau com

Dân làng và khách thập phương đổ về chảy hội vây bọc kín cả sân đình cổ vũ cho các đội

 

Trong khi thổi lửa, mỗi giáp tiến cử 1 đô tuổi từ 13 -15 tuổi, điểm xuất phát tại đình làng và phải chạy thật nhanh đến điểm lấy nước cách đình làng 1000m, lấy nước vo gạo, thổi cơm. Còn các trai làng khác vần cối đá ra giữa sân đình, đổ thóc vào giã thật mau. Sức vóc lực điền giã càng mau nhịp, càng mạnh thì thóc biến thành gạo trắng càng nhanh.

 

Le hoi nau com

Gạo sau khi được giã được vo với nước và mang di nấu

 

Hội thi gồm 4 đội (dân làng thường gọi là giáp), mỗi giáp được cử 10 người dự thi bao gồm cả nam lẫn nữ không phân biệt tuổi tác. Sau khi được phát trang phục cùng đồ đạc, nguyên liệu phụ nữ dần sàng, lọc vỏ thóc, nam giới giã gạo và kéo lửa bằng cây giang.

 

Le hoi nau comCơm được nấu bằng niêu đặt trên kiềng ba chân

 

Theo truyền thống xưa, dân làng thường nấu cơm bằng niêu đặt trên chiếc kiềng ba chân và nhóm lửa rơm, củi. Vì vậy những hạt cơm này thường trắng và thơm ngon nếu người nấu khéo léo xử lý ngọn lửa sao cho vừa tầm.

 

Le hoi nau com 

Tiếng trống chiêng tạo không khí nhộn nhịp cho hội thi

 

Để cổ vũ cho các đội thi, tiếng trống chiêng thúc giục, được trai tráng các giáp trong làng khua inh ỏi làm cuộc thi trở lên hấp dẫn, rộn ràng. Các đội thi phấn chấn hơn, người cổ vũ thì hồi hộp hơn.

 

Le hoi nau comỦ tro cho cơm chín đều 

 

Xem thêm: Các tour du lịch tại Hà Nội

 

Sau giai đoạn lửa đến phần ủ tro cho cơm chín đều. Lúc này các niêu cơm nằm kín bên trong các ụ rơm đốt. Quang cảnh sân đình làng Thị Cấm sôi động cùng làn khói mịt mù. Mọi người nhanh chóng ủ nồi cơm của mình và làm thành nhiều đống nhỏ khác để giấu đi nhằm kiếm thêm thời gian cho nồi cơm của mình.

 

Khi nồi cơm vừa cạn nước, người ta giấu chúng vào trong đống than rơm chờ chín. Rất nhiều đống lửa được các giáp đốt lên nghi binh, khói rơm bốc lên mù mịt cả sân đình.

 

Sau tuần hương, các bô lão của làng phải tự đi tìm nồi cơm trong rất nhiều những đống than rơm. Nếu người thi khéo giấu thì thời gian được kéo dài và cơm sẽ chín đều, nếu giấu vụng, bị các bô lão xăm trúng ngay từ đống than đầu tiên thì cơm sẽ dễ bị sống.

 

Nồi cơm của 4 giáp thu về, được các bô lão kiểm tra và chấm điểm... Các cụ ông cao tuổi trong làng nắm vai trò cầm cân nảy mực chấm điểm. Cơm của đội nào hạt dẻo, thơm nhất, chín đều sẽ giành giải nhất của làng.

Le hoi nau com

Các bô lão đang chấm điểm

 

Sau lễ kính cáo trời đất. 4 bát cơm của 4 giáp sẽ được vị trưởng thưởng của làng đem dâng tướng Phan Công, vị tướng được dân làng Thị Cấm tôn thành Thánh Hoàng Làng.

 

Le hoi nau com

4 bát cơm của 4 giáp được dâng lên tướng Phan Công

 

Cụ ông trao giải cho đội giành giải nhất

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội

 

Và giải thưởng cho đội giải nhất chỉ là một chút quà nhỏ nhưng có ý nghĩa tinh thần lớn lao kèm theo sự may mắn, tài lộc đến với họ trong năm mới.

 

Nguồn: Tổng hợp

Các câu hỏi thường gặp
Hội thổi cơm thi làng Thị Cấm là gì?

- Hội thổi cơm thi là một trò chơi dân gian truyền thống của người Việt Nam, được tổ chức hàng năm tại làng Thị Cấm, huyện Đông Anh, Hà Nội.

Khi nào tổ chức Hội thổi cơm thi làng Thị Cấm?

- Hội thổi cơm thi làng Thị Cấm thường được tổ chức vào ngày 9 tháng Giêng âm lịch hàng năm, trong khuôn khổ Lễ hội Xuân.

Ai có thể tham gia Hội thổi cơm thi làng Thị Cấm?

- Mọi người đều có thể tham gia Hội thổi cơm thi làng Thị Cấm, bao gồm cả trẻ em và người già.

Luật chơi của Hội thổi cơm thi làng Thị Cấm như thế nào?

- Người chơi sẽ được cung cấp một bát cơm và một ống thổi. Nhiệm vụ của họ là thổi cơm từ bát ra ngoài một khoảng cách nhất định. Người thổi cơm nào đưa được cơm xa nhất sẽ là người chiến thắng.

Hội thổi cơm thi làng Thị Cấm có ý nghĩa gì?

- Hội thổi cơm thi làng Thị Cấm không chỉ là một trò chơi giải trí mà còn mang ý nghĩa về tình đoàn kết, gắn bó giữa các thành viên trong cộng đồng. Nó cũng giúp duy trì và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.

0 Thích

Đánh giá : 4.6 /324