Nếu một thời Hà Nội được mệnh danh là Paris của châu Á thì Sài Gòn nổi tiếng là hòn ngọc của xứ Đông Dương. Hình ảnh Sài Gòn với những phố thị tấp nập, những công trình kiến trúc đậm phong cách phương Tây hay hình ảnh những bóng hồng thướt tha mà cá tính có lẽ sẽ mãi là những mảng ký ức thật đẹp trong dòng chảy của lịch sử Việt Nam.
Xem thêm: Hoài niệm một Sài Gòn xưa – Hòn ngọc Viễn Đông của Châu Á - Kỳ I
Đâu đó, trên phố phường tấp nập là hình ảnh những thiếu nữ Sài Gòn xưa với gu thời trang sành điệu, cao cấp với các kiểu váy ngắn ôm người, váy hoa rực rỡ, váy suông trơn cho đến chân váy bồng, xòe nữ tính. Đôi khi lại thấy họ dịu dàng trong tà áo dài truyền thống. Hình ảnh những tà áo dài thướt tha bên cạnh chiếc xe Velosolex có lẽ là một kỷ niệm khó quên cho những ai từng gắn bó một thời.
Những gu thời trang sành điệu ở Sài Gòn xưa - Ảnh: Coolfree
Thời trang phong cách những năm cuối thế kỷ 19 ở Sài Gòn - Ảnh: REDS
Xem thêm: Các khách sạn tại Hà Nội
Áo dài là trang phục thông dụng ở Sài Gòn xưa - Ảnh: Sưu tầm
Một áo dài trên chiếc Velosolex - Ảnh: Sưu tầm
Có thể nói rằng, phong cách thời trang lúc bấy giờ chịu ảnh hưởng nhiều của phong cách thời trang Pháp, góp phần thể hiện một thành phố năng động, tự tin, tràn đầy sinh lực. Cái nếp sống xưa vẫn còn giữ được nguyên vẹn mặc sự thăng trầm của xã hội. Con người Sài Gòn muôn đời vẫn vậy, thân thương, bình dị biết bao.
Những người phụ nữ năng động, bận rộn với công việc ở Sài Gòn xưa - Ảnh: Sưu tầm
Một Sài Gòn năng động tràn đầy sinh lực - Ảnh: Sưu tầm
Sài Gòn xưa bình dị mà thân thương - Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Hồ Chí Minh
Hòn ngọc Viễn Đông ngày ấy, cho tới hôm nay vẫn lưu giữ được những nét đáng tự hào trong các công trình kiến trúc. Lượn lờ thành phố Sài Gòn vào một ngày rảnh rỗi, ngẩn ngơ trước một Nhà thờ Đức Bà, nơi từng được tôn phong là tiểu Vương cung thánh đường, kiệt tác kiến trúc ghi nhận sự du nhập, giao lưu và tiếp biến của văn hóa - kiến trúc Đông – Tây. Bất cứ ai mỗi lần có dịp ngang qua cũng phải ngẩng đầu trầm trồ trước một vẻ đẹp giản dị, uy nghiêm mà gần gũi.
Hàng trăm công trình kiến trúc Pháp lớn nhỏ ở Sài Gòn khi xưa - Ảnh: Sưu tầm
Nhà thờ Đức Bà xưa và nay - Ảnh: Sưu tầm
Không thể bỏ qua khi nhắc tới Sài Gòn là vẻ sầm uất của chợ Bến Thành. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, chợ Bến Thành vẫn được tôn vinh như biểu trưng thương mại của mảnh đất Sài thành.
Chợ Bến Thành, biểu tượng đặc trưng của Sài Gòn xưa - Ảnh: Sưu tầm
Cận cảnh chợ Bến Thành và các pano quảng cáo - Ảnh: Sưu tầm
Lối kiến trúc phương Tây được sử dụng một cách nhuần nhuyễn trong các thiết kế của Sài Gòn xưa. Một Nhà hát thành phố mang phong cách flamboyant với các bức phù điêu, tượng nổi, hoa văn trang trí, chạm trổ tinh xảo hay sự hòa hợp kiến trúc Á Âu trong thiết kế của Bưu Điện trung tâm thành phố.
Nhà hát thành phố ở Sài Gòn khi xưa - Ảnh: Sưu tầm
Bưu điện thành phố ở Sài Gòn khi xưa - Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Quận 1
Những địa danh ấy, những phong cách nổi bật ấy mãi trở thành một điểm nhấn khó quên, mang nền văn minh của một Sài Gòn xưa cũ ẩn hiện trong lối sống hiện đại hôm nay. Hòn ngọc Viễn Đông có lẽ là nơi gặp gỡ tiền định của văn hóa Đông Tây. Cảm nhận về Sài Gòn hôm nay sẽ làm sống lại những cảm xúc khôn nguôi về một Sài Gòn xa xăm thuở trước.
Sài Gòn xưa hoa lệ, dấu ấn một thời - Ảnh: Morton1905
Bảo tàng mỹ thuật Sài Gòn trên một tấm bưu thiếp - Ảnh: sưu tầm
Mau lẹ tiếp thu văn hóa Tây Âu để phát triển mãnh liệt thành Hòn Ngọc xứ Đông Dương, Sài Gòn thuở ấy đã trở thành một thành phố sầm uất và tráng lệ nhất Châu Á. HongKong, Bangkok, Thượng Hải, hay bất kỳ một đô thị nào khác của Châu Á đều thua xa về tiếng tăm và sự tráng lệ, giàu có của Sài Gòn lúc bấy giờ. Bạn sẽ không thể nào tưởng tượng tuyến xe lửa Sài Gòn – Mỹ Tho được khai trương năm 1885 là tuyến xe lửa đầu tiên của Đông Dương hay việc Pháp đầu tư xây dựng các công trình giao thông hiện đại như sân bay Tân Sơn Nhất năm 1938 và các công trình vận tải biển đã mang đến cho Sài Gòn xưa cũ một diện mạo mới, văn minh và hiện đại biết nhường nào.
Phi trường Tân Sơn Nhất ở Sài Gòn xưa - Ảnh: Sưu tầm
Hàng loạt cử nhân được đào tạo bài bản cung cấp một nguồn nhân lực đột phá cho Sài Gòn ngày ấy - Ảnh: Sưu tầm
Nhân viên IBM ngày ấy, niềm tự hào của Sài Gòn xưa - Ảnh: David Hà
Xem thêm: Các tour du lịch Hồ Chí Minh
Dấu ấn Sài Gòn xưa lắng đọng trong Nhà thờ Đức bà, Bưu điện thành phố, Nhà hát lớn, tòa nhà UBND thành phố, khu Eden, thương xá TAX, chợ Bến Thành….Tất cả như góp phần tạo nên một bức tranh nhiều màu sắc trong đời sống dân cư Nam Bộ cuối thế kỷ 19 – đầu thế kỷ 20. Ngày nay, những thế hệ trẻ chỉ bắt gặp Sài Gòn hoa lệ một thời trong những bức ảnh đen trắng được chụp lại, những bộ phim lấy bối cảnh lúc bấy giờ, chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ để lòng người thổn thức, hoài niệm về một thời đã qua, thời hoàng kim trong lòng những người dân bản địa.
Gumi - Mytour.vn
Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Mytour (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour..
Sài Gòn là tên gọi của thành phố Hồ Chí Minh trước đây, là trung tâm kinh tế, văn hóa và giải trí của miền Nam Việt Nam.
Sài Gòn được gọi là "Hòn ngọc Viễn Đông của Châu Á" bởi vì nó là một thành phố đầy sức sống, năng động và phát triển, với nhiều cơ hội kinh doanh và giải trí. Nó cũng là một trung tâm văn hóa và giáo dục của khu vực Đông Nam Á.
Các địa điểm du lịch nổi tiếng ở Sài Gòn bao gồm: Nhà thờ Đức Bà, Dinh Độc Lập, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, Chợ Bến Thành, Phố đi bộ Nguyễn Huệ, Công viên 23/9, Thảo Cầm Viên, Công viên nước Đầm Sen, và nhiều quán cà phê, nhà hàng, và bar.
Sài Gòn có nhiều món ăn đặc trưng như: bánh mì, phở, bún bò Huế, bánh xèo, cơm tấm, hủ tiếu, bánh tráng trộn, chè, và nhiều món ăn đường phố khác.
Sài Gòn có nhiều sự kiện văn hóa, giải trí nổi tiếng như: Lễ hội Ánh sáng đường phố, Lễ hội Hoa Đà Lạt, Lễ hội Âm nhạc quốc tế Sài Gòn, Lễ hội Pháo hoa quốc tế, và nhiều sự kiện khác.
0 Thích