Mytour blogimg_logo
Tags:
du lịch Sài Gònăn chơi Sài Gònchợ tân địnhkinh nghiệm du lịch sài gòn
06/04/202314.8560

Hoài niệm một Sài Gòn xưa – Hòn ngọc Viễn Đông của Châu Á - Kỳ I năm 2024

Nếu một thời Hà Nội được mệnh danh là Paris của châu Á thì Sài Gòn nổi tiếng là hòn ngọc của xứ Đông Dương. Hình ảnh Sài Gòn với những phố thị tấp nập, những công trình kiến trúc đậm phong cách phương Tây hay hình ảnh những bóng hồng thướt tha mà cá tính có lẽ sẽ mãi là những mảng ký ức thật đẹp trong dòng chảy của lịch sử Việt Nam.

 

Theo dòng chảy bất tận của thời gian, mọi thứ đều dần dần thay đổi. Nhưng có lẽ trong tâm trí của những con người đã trải qua nhiều thế hệ ở mảnh đất Sài Gòn, có lẽ họ sẽ nhớ mãi một Hòn Ngọc Viễn Đông diễm lệ từ xa xưa. Sài Gòn xưa cũ mãi ẩn hiện trong tiềm thức, theo từng nhịp đập trái tim của mọi người.

 

Sài Gòn xưaKhung cảnh đời thường của Sài Gòn xưa - Ảnh: David Hà

 

Sài Gòn của thế kỷ trước là một Sài Gòn sôi động, đa sắc màu với nhịp sống sôi nổi, với những con người hiền hòa, phóng khoáng. Nhắc tới nếp sống của người Sài Gòn xưa không thể không nhắc tới con đường Catinat, đây được coi là bộ mặt sinh hoạt của cả Sài Gòn.

 

Sài Gòn xưaCon đường Catinat nổi tiếng ở Sài Gòn xưa - Ảnh: Sưu tầm

 

Khung cảnh náo nhiệt ấy được tác giả Nguyễn Liên Phong miêu tả sinh động trong Nam kỳ phong tục nhơn vật diễn ca xuất bản tại Sài Gòn năm 1906. Ở đó, những thợ may, thợ đánh giày người Hoa hoạt động khá đông hai bên đường.

 

Sài Gòn xưaSự nhộp nhịp của con đường Catinat thời ấy - Ảnh: Sưu tầm

Xem thêm: Các khách sạn tại Hà Nội

 

Sài Gòn xưaNhững chú bé đánh giày trên đường Catinat, Sài Gòn xưa - Ảnh: Sưu tầm

 

Góp phần vào sự đông đúc ấy, du khách có thể tìm thấy thức ăn khô, mũ nón hay yên cương ngay tại các cửa hàng tạp hóa. Trung tâm Sài Gòn trên đường Catinat và các đường chung quanh từ năm 1904 đã bắt đầu xuất hiện các cửa hàng thương mại của người Việt như cửa hàng nhiếp ảnh của Jean-Pierre Trọng, nhà in của Nguyễn Văn Toán, nhà in Lê Phát Tân, cửa hàng bán xe đạp, làm bánh mì của nhà nhiếp ảnh Lê Văn Ba.

 

Sài Gòn xưaTiệm kim hoàn CHAMBON sang trọng trên đường Catinat - Ảnh: Sưu tầm

 

bánh mìGiao bánh mì ở Sài Gòn xưa - Ảnh: Sưu tầm

 

Các cửa hàng bán lịch thanh tốt đều

Máy may mấy chỗ quá nhiều,

Các tiệm tủ ghế dập dều (sic) phô trương

Đồ sành, đồ cẩn, đồ đương

Đồ thêu, đồ chạm trữ thường thiếu chi

... Nhà in, nhà thuộc, nhà chà,

Nhà hàng ăn ngủ với nhà lạc son (xoong)

(Nguyễn Liên Phong)

 

Cho tới bây giờ, mỗi lần ngang qua con đường Catinat xưa, nay là đường Đồng Khởi, những người Sài Gòn sống từ thời xưa vẫn thấy thấp thoáng đâu đây dĩ vãng một thời.

 

Sài Gòn xưa Thấp thoáng Sài Gòn xưa - Ảnh: Sưu tầm

 

Sài Gòn xưa Những sạp báo bên vệ đường Sài Gòn xưa - Ảnh: Sưu tầm

 

Sài Gòn xưa Những thương xá sang trọng đậm nét kiến trúc Pháp - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Quận 1

 

Những khách sạn, nhà hàng xuất hiện từ rất sớm, những cửa hiệu buôn bán, những thương xá sầm uất mọc lên mang đến một cuộc sống đầy náo nhiệt cho mảnh đất này. Không dừng lại ở đó, thú vui của người Sài Gòn thuở ấy cũng rất đa dạng. Người ta thỏa mái rủ nhau đi rạp hát, rạp chiếu phim, uống cà phê, quán bar, vũ trường.

 

Rạp Long VânRạp Long Vân, Sài Gòn xưa - Ảnh: Sưu tầm

 

Sài Gòn xưaTấp nập những hôm đại nhạc hội ở Sài Gòn xưa - Ảnh: Sưu tầm

 

Sài Gòn xưaVũ đoàn với vũ điệu Chăm Pa tại rạp hát Rex - Ảnh: Sưu tầm

 

Nhà văn Sơn Nam đã vẽ lên cái khung cảnh ấy thật sinh động “Chợ Bình Tây, An Lạc, cầu Ông Lãnh, Bà Chiểu, Tân Định, chợ Bến Thành tấp nập người đến kẻ về... Quán ăn tấp nập đủ thứ, đủ giá cả dành cho nhiều tầng lớp nhân dân.

 

Chợ Tân ĐịnhChợ Tân Định ở Sài Gòn xưa - Ảnh: Sưu tầm

 

chợ Sài Gòn Tấp nập và thanh lịch, chợ Sài Gòn xưa - Ảnh: Sưu tầm

 

Sẵn sàng làm quen với người dường như chưa từng gặp mặt, chưa rành lý lịch, trả tiền tách cà phê cho người bạn, hoặc bạn của người bạn chưa từng quen biết, không tính toán vụn vặt, người Sài Gòn thích ăn uống lai rai để tìm cơ hội gặp bạn bè hoặc thư giãn.

 

Sài Gòn xưaPhong cách cà phê phóng khoáng của người Sài Gòn xưa - Ảnh: Sưu tầm

 

Dân Sài Gòn xưa ham thích di chuyển gần xa, nếu gặp hoàn cảnh thì đi du lịch, thích đi chùa miếu để cầu xin gặp may mắn hoặc sám hối, tạ ơn”.

 

Sài Gòn xưaDân Sài Gòn xưa đi chùa miếu - Ảnh: David Hà

 

Sài Gòn xưaLên chùa xin bình yên và may mắn - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Hồ Chí Minh

 

Bình dị biết bao, an lành biết nhường nào. Người Sài Gòn từ xưa đến nay vẫn hiếu khách như vậy, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, nguời ta cũng bắt gặp một thái độ sống lạc quan, phóng khoáng của những con người sống trên mảnh đất này.

 

Sài Gòn xưaHình ảnh con người Sài Gòn xưa thân thiện, phóng khoáng - Ảnh: Sưu tầm

 

Thấp thoáng đâu đây, giữa dòng chảy náo nhiệt của cuộc sống hiện đại thế kỷ 21, người ta nhiều khi lại nhớ về cái cảm giác một thời. Những buổi chiều tan sở, những người dân bản xứ đi thành từng nhóm về nhà. Các thầy thông ngôn với mái tóc ngắn, chiếc khăn đội đầu xếp nhiều lớp một cách hoàn hảo, quần dài trắng, giầy cổ thấp và vớ ngắn đang thong thả tận hưởng những giấy phút thoải mái cuối ngày.

 

Sài Gòn xưaSài Gòn xưa tấp nập những chiều tan sở - Ảnh: Sưu tầm

 

Sài Gòn xưaGiây phút thoải mái cuối ngày bên gia đình - Ảnh: Sưu tầm

 

Những nông dân mặc áo cánh màu xanh sẫm, có khi vá nhiều chỗ đến nỗi không còn thấy mảnh vải gốc nào nữa, vận cùng quần dài trắng, vui vẻ khi kết thúc một ngày làm việc vất vả. Những người phụ nữ trung lưu hay có địa vị hơn một chút thì đi xe xích lô, người thì quấn khăn bằng lụa mỏng trên đầu, người thì cẩn thận cài chiếc trâm vàng trên búi tóc đen nhánh. Sang trọng hơn, có lẽ phải nói đến taxi, phương tiện di chuyển chủ yếu của các tướng, các tá cùng phu nhân và những nữ ca sĩ diễn viên đình đám ở Sài Gòn thời bấy giờ.

 

Sài Gòn xưaXe kéo là phương tiện thông dụng của phụ nữ tầng lớp trung lưu ở Sài Gòn khi xưa - Ảnh: Sưu tầm

 

Sài Gòn xưaTaxi là phương tiện di chuyển sang trọng nhất ở Sài Gòn khi xưa - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các tour du lịch Hồ Chí Minh

 

Mời các bạn xem tiếp: Hoài niệm một Sài Gòn xưa – Hòn ngọc Viễn Đông của Châu Á - Kỳ II

 

Gumi - Mytour.vn

 

Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Mytour (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour..  

Các câu hỏi thường gặp
Sài Gòn là gì?

Sài Gòn là tên gọi cũ của thành phố Hồ Chí Minh, là trung tâm kinh tế, văn hóa và giáo dục của miền Nam Việt Nam.

Tại sao Sài Gòn được gọi là "Hòn ngọc Viễn Đông của Châu Á"?

Sài Gòn được gọi là "Hòn ngọc Viễn Đông của Châu Á" bởi vì nó là một thành phố đầy sức sống, năng động và phát triển, với nhiều cơ hội kinh doanh và đầu tư. Ngoài ra, Sài Gòn còn có nhiều di sản văn hóa, kiến trúc độc đáo và đa dạng, là điểm đến hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước.

Sài Gòn có những địa danh nổi tiếng nào?

Sài Gòn có nhiều địa danh nổi tiếng như Nhà thờ Đức Bà, Dinh Độc Lập, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Chợ Bến Thành, Phố đi bộ Nguyễn Huệ, Công viên 23/9, Thảo Cầm Viên, và nhiều khu phố cổ như Phố Tây Bùi Viện, Phố cổ Hàm Nghi, Phố đi bộ Nguyễn Huệ.

Sài Gòn có những món ăn đặc trưng nào?

Sài Gòn có nhiều món ăn đặc trưng như bánh mì, phở, bún bò Huế, bánh xèo, cơm tấm, hủ tiếu, bánh tráng trộn, chè, trà sữa, và nhiều món ăn đường phố khác.

Sài Gòn có những hoạt động giải trí nào?

Sài Gòn có nhiều hoạt động giải trí như xem phim, đi chơi công viên, tham quan các điểm du lịch, ăn uống và mua sắm tại các khu phố cổ, tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và giải trí tại các trung tâm văn hóa, rạp hát, sân khấu, và các quán bar, club.

0 Thích

Đánh giá : 4.4 /402