Mytour blogimg_logo
Tags:
Chùa Thiên Mụcung đình huếChùa Tra Am Thừa Thiên Huếhoàng thành Huế
06/04/20233.1740

Hổ Quyền năm 2024

Trước khi Hổ Quyền được xây dựng, những trận đấu giữa voi và hổ được tổ chức sớm nhất có tư liệu ghi chép lại là vào thời các chúa Nguyễn và được tổ chức ở đảo Dã Viên trên sông Hương.

 

Vào năm 1750, chúa Nguyễn Phúc Khoát cùng với triều thần đi trên 12 chiếc thuyền đến hòn Dã Viên để xem một cuộc đấu "vô tiền khoáng hậu" giữa voi và hổ.

 

Hổ QuyềnDi tích Hổ quyền - Ảnh: Sưu tầm

 


Xem thêm : các khách sạn giá rẻ tại Huế

 

Đây có lẽ là trận đấu khủng khiếp và đẫm máu nhất trong lịch sử vì từ lúc bắt đầu cho đến kết thúc, 40 con voi đã tàn sát 18 con hổ được thả ra để làm vật tế thần trong ngày hội.

 

Hổ QuyềnHổ Quyền - Ảnh: Sưu tầm
 

Thời các vua Nguyễn, khi chưa có một đấu trường riêng để đảm bảo an toàn, những cuộc đấu giữa voi và hổ vẫn được tổ chức và được xem là những ngày hội lớn của triều đình và dân chúng. Giai đoạn đó, có những sự cố xảy ra như dưới thời vua Gia Long, trong một trận đấu được tổ chức ở trước Kinh Thành, một con hổ đã nhảy lên tát người quản tượng rơi xuống đất và ông đã bị chính con voi do mình huấn luyện dẫm chết.

 

Hổ QuyềnVõ thuật và hổ quyền - Ảnh: Sưu tầm

 

Thời Minh Mạng, nhân ngày lễ Tứ Tuần Đại Khánh (năm 1829), vua ngự thuyền rồng xem một trận đấu giữa voi và hổ ở bên bờ Bắc sông Hương. Trong khi giao đấu, hổ đã lao ra và bơi về phía thuyền rồng. Vua Minh Mạng kịp dùng con sào đẩy lùi được con hổ và nhờ vậy, quan quân mới kịp chèo thuyền đến giết chết hổ giữa dòng sông cứu vua kịp thời.

 

Hổ QuyềnDu lịch Huế - Ảnh: Sưu tầm

 

Do những sự cố này, năm Minh Mạng thứ 11 (1830), vua đã chọn vùng đất ở thôn Trường Đá, làng Nguyệt Biều, nằm về phía Tây Kinh Thành để xây dựng một đấu trường kiên cố nhằm tổ chức những cuộc đấu nói trên được an toàn.

 

Hổ QuyềnHổ Quyền ngày xưa - Ảnh: Sưu tầm

Xem thêm: Các tour du lịch Huế


mytourblogs.com - Nguồn: tổng hợp

0 Thích

Đánh giá : 4.6 /177