Đa Mi - Hàm Thuận là 2 hồ thủy điện trên sông La Ngà, chảy qua địa phận huyện Thuận Bắc (Bình Thuận) cách Phan Thiết hơn 60 km. Đây là vùng rừng núi còn nét hoang vu, dân cư thưa thớt.
Có dịp đến đây, các bạn sẽ thấy hồ nước mênh mông, phẳng lặng, bao bọc chung quanh bởi những dãy núi nhấp nhô với một màu xanh biếc.
Đa Mi là Đạ Mí. Theo tiếng đồng bào K’ho, Raglay, Châu Ro... ở mảng Nam Tây Nguyên, Đạ nghĩa là nơi có nước, có sông. Mí là tên riêng. Đồng bào gọi sông La Ngà là Đạ La Ngà. Thời chống pháp, Đa Mi thuộc tỉnh Đồng Nai Thượng – xứ sở của “rừng thiêng nước độc”, về sau thuộc huyện Di Linh (Lâm Đồng), rồi thuộc Bình Thuận.
Từ Ủy ban xã Đa Mi muốn lên thác 9 tầng phải đi bộ khoảng 7 cây số trên đường dốc đứng với những tảng đá to như những cái nấm khổng lồ nhô lên khiến cho bạn đi bộ nhưng có cảm giác như mình đang đánh võng. Hai bên đường, rừng cây rậm rạp với đủ loài hoa dại tỏa hương ngào ngạt. Thỉnh thoảng, bạn sẽ không thể cầm lòng, bỏ qua một nhánh lan rừng đang sực nức mùi thơm
Người ta gọi thác 9 tầng vì thác này nằm sâu trong rừng cây bạt ngàn, có 9 tầng như ruộng bậc thang. Thác không cao lắm, đỉnh cao nhất chưa ai đo được nhưng trên đỉnh thác có rất nhiều gỗ quý. Thác Mây và thác Mưa cách thác 9 tầng khoảng 3 cây số. Hai thác này nằm kề nhau và hùng vĩ hơn thác 9 tầng. Từ độ cao đổ xuống, đứng cách xa cả chục mét mà nước cứ bắn lên như mưa, chính vì vậy có tên thác Mưa.
Thác Mây là do sức nước đổ từ trên cao xuống và tung lên nhìn như từng dải mây trời nên người ta gọi thác Mây. 2 thác này không có mặt phẳng như thác 9 tầng nên người ta chỉ đến tham quan chứ không ở lại lâu. Chính vì thế nó còn rất hoang sơ và thơ mộng. Với những gì thiên nhiên đã ban tặng cho Đa Mi hi vọng trong tương lai không xa, Đa Mi sẽ trở thành điểm du lịch hấp dẫn cho du khách thăm đến thăm quan, nghỉ dưỡng.
Từ độ cao đổ xuống, đứng cách xa cả chục mét mà nước cứ bắn lên như mưa, chính vì vậy mà có tên là thác Mưa. Thác Mây là do sức nước đổ từ trên cao xuống và bụi nước tung lên trắng xóa, nhìn như từng dải mây trời nên người ta gọi là thác Mây. 2 thác này không có mặt phẳng như thác 9 tầng nên người ta chỉ đến thăm quan chứ không ở lại lâu. Chính vì thế mà nó còn hoang sơ.
Thử cùng bạn bè chinh phục nhóm 3 ngọn thác kỳ vĩ nhưng hết sức thơ mộng của Đa Mi, chắc chắn người khó tính đến đâu, bạn cũng không thể không thốt lên giữa núi rừng: ôi, thật tuyệt.
Đa Mi - Hàm Thuận là 2 hồ thủy điện trên sông La Ngà, chảy qua địa phận huyện Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận, cách thành phố Phan Thiết hơn 60km về phía Tây Bắc. Với cảnh quan thiên nhiên còn hoang sơ, tươi đẹp hòa cùng với nét văn hóa phong phú và đa dạng của bà con các dân tộc Chăm, Ra Glai, Hoa và Cơ Ho. Trong tương lai không xa Trung tâm nghỉ dưỡng du lịch, văn hóa Hàm Thuận – Đa Mi sẽ trở thành điểm đến ấn tượng trong hành trình tham quan, nghỉ dưỡng của du khách khi đến Bình Thuận.
Vùng đất này còn nổi tiếng với hai hồ nước rất lớn: hồ Hàm Thuận rộng 2.500ha và hồ Đa Mi có diện tích 700ha. Hồ Hàm Thuận gồm tám đảo nhỏ, nổi lên giữa dòng nước có “xuất thân” từ sông La Ngà (Đồng Nai). Còn hồ Đa Mi chỉ có nhiệm vụ giữ nước để làm thủy điện.
Những con sông nhỏ ở khu vực này khá đặc biệt, tất cả đều chảy theo hình chữ “S”, giống như dáng hình của đất nước. Hơn nữa, nước ở đây trong vắt, xanh màu ngọc bích và có nhiều thác gềnh. Chính sự kết hợp này đã tạo ra những cảnh đẹp đến nao lòng.
Cách thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng 50 km, xã Đa Mi, huyện Hàm Thuận Bắc được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh quan thơ mộng không khác gì vùng cao nguyên Đà Lạt.
Nếu ai chưa đến Đa Mi một lần, ắt hẳn không thể hình dung được Đa Mi thơ mộng như thế nào và cả không khí trong lành nữa. Nhưng không khỏi ngạc nhiên hơn, Đa Mi còn có rất nhiều thác lớn nhỏ được người dân ở đây truyền miệng câu nói “Đa Mi đệ nhất thác”. Xã Đa Mi có lợi thế ở độ cao hàng trăm mét so với mặt nước biển nên không khí ở đây lúc nào cũng mát lạnh. Buổi tối đắp chăn kín đầu mà vẫn thấy lạnh. Sáng dậy ra đường ai cũng mặc áo ấm.
Buổi sáng không khí ban mai trong lành quyện với mùi thơm ngát hương hoa rừng và hoa cà phê làm cho con người thật nhẹ nhõm khác hẳn với những ồn ào nơi phố thị. Ở Đa Mi có hai hồ lớn vừa sâu lại rộng đó là hồ Hàm Thuận và hồ Đa Mi. Nếu muốn đi tham quan lòng hồ chỉ cần đi bằng xuồng lá của dân đánh cá thì có thể tham quan lòng hồ đến mấy ngày cũng không thấy chán. Nhưng hấp dẫn hơn là chinh phục thác 9 tầng, thác Mây và thác Mưa. Tôi đã có dịp chinh phục thác 9 tầng, thác Mây và thác Mưa quả thật thú vị hơn cả đi lòng hồ. Con đường tới thác 9 tầng dài 7 km tính từ đường lộ. Đường dốc đứng toàn đá to như chiếc mũ nhô lên khiến người đi bộ cũng phải đánh võng.
Vùng hồ thủy điện Đa Mi trước kia là nơi hoang sơ, nay đã đổi thay diện mạo. Bởi nơi đây đang thu hút những dự án “triệu đô” với ý tưởng làm “sống động” cả vùng hồ Đa Mi…
Từ con cá tầm…
… Đến các loại rau sạch và tổ hợp nghỉ dưỡng 6 sao
Việc trồng và sơ chế các loại rau sạch dự kiến sẽ cung cấp cho những nhà hàng, khách sạn cao cấp tại Đà Nẵng, Khánh Hòa, Phan Thiết, Vũng Tàu, TP. HCM… Còn tổ hợp nghỉ dưỡng 6 sao chuyên phục vụ các khách hàng cao cấp có thu nhập đặc biệt cao ở Việt Nam hay khách quốc tế. Bởi theo ý tưởng, ngoài các điều kiện sinh hoạt cao cấp, dự án này sẽ đưa khách đến khu nghỉ dưỡng bằng máy bay trực thăng hoặc thủy phi cơ hạng nhẹ.
Theo lý giải của Công ty CP Tầm long Đa Mi, với điều kiện giao thông như hiện nay thì khách bình thường cũng không đến đây chứ nói chi khách cao cấp. Hơn nữa, nếu làm khu nghỉ dưỡng ở vùng hồ Đa Mi để thu hút khách du lịch bình dân và phổ thông sẽ phá sản, vì không đủ sức cạnh tranh. Và rằng chỉ với sự cam kết hợp tác đầu tư và quản lý của những đối tác chiến lược, mới mong đảm bảo được nguồn khách cao cấp…
Đa Mi rất có tiềm năng để thể trở thành địa điểm được nhiều nhà đầu tư chú ý và là động lực thúc đẩy kinh tế cả vùng hồ .
- Hồ Đa Mi là một hồ nước nhân tạo nằm ở Bình Thuận, Miền Trung.
- Diện tích của Hồ Đa Mi là khoảng 350 ha.
- Hồ Đa Mi được sử dụng để tưới tiêu, nuôi cá và cung cấp nước cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp.
- Hồ Đa Mi có khung cảnh đẹp, được bao quanh bởi những ngọn đồi xanh mướt và những cánh đồng lúa bạt ngàn.
- Du khách có thể tham gia câu cá, đi thuyền, tắm biển và thưởng thức các món ăn đặc sản của địa phương.
- Hồ Đa Mi cách thành phố Phan Thiết khoảng 30 km và cách Mũi Né khoảng 40 km, là điểm dừng chân lý tưởng cho những ai muốn khám phá vùng đất Bình Thuận.
- Thời điểm tốt nhất để đến Hồ Đa Mi là vào mùa đông, từ tháng 11 đến tháng 3, khi thời tiết khô ráo và mát mẻ.
0 Thích