Hát quan làng hay còn gọi là hát thơ lẩu. Là một phong tục đẹp trong đám cưới truyền thống của người Tày, với hệ thống các bài thơ, bài hát có thể kéo dài tới hàng ngàn câu, hàng trăm bài, chia thành các phần cụ thể. Nội dung của các bài hát là cách chỉ bảo, lối ứng xử tinh tế, tao nhã của con người trong đời sống.
Ngoài ra, trong đám cưới, lời hát thay cho lời chào xã giao lịch sự, thể hiện tình cảm trân trọng nhau. Để tổ chức đám cưới, nhà trai mời một người đàn ông nhanh nhẹn trong ứng khẩu, am hiểu phong tục nhất để làm quan làng. Khi thực hiện các nghi lễ để đón rước dâu, người quan làng đều phải hát để nhà gái nghe thuận tai và cho công việc được thực hiện đúng trình tự.
Hát quan làng trong đám cưới người Tày - Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Bắc Kạn
Nhà gái cũng sẽ đáp lại để tạo không khí vui vẻ, trầm bổng với những sắc màu, giai điệu mang đậm nét văn hóa vùng miền. Xét về mặt văn hóa, ngôn ngữ và tri thức ứng xử thì quan làng phải là người thông minh, khéo ứng xử, giàu tri thức và am hiểu phong tục tập quán của tộc người. Vì vậy, trước khi thực hiện đám cưới, nhà trai hết sức cẩn trọng trong việc tìm quan làng để đón dâu, nhà gái cũng hết sức cẩn trọng trong việc lựa chọn Pả mẻ để đưa con gái mình về nhà chồng.
Nghi lễ đón rước dâu trong đám cưới người Tày - Ảnh: Sưu tầm
Theo ông Hoàng Văn Lỷ, thôn Cốc Xá, xã Hà Vị, huyện Bạch Thông cho biết: Hát quan làng có tới 360 bài, mỗi bài ít nhất 40 câu. Trước đây, trong đám cưới của người Tày xã Hà Vị, hát quan làng diễn ra một ngày một đêm với hàng nghìn câu hát đối đáp nhau.
Phụ nữ người Tày - Ảnh: Sưu tầm
Có nhiều đám cưới trở thành đám thi hát. Hát trôi chảy thì được “cắt dây”, “vào cổng”, “lên nhà” có chiếu ngồi. Nếu không hát được thì phải chờ đợi phạt uống rượu thay lời hát. Hai họ vừa là công chúng thưởng thức vừa là người xét thưởng, xét phạt.
Du lịch Bắc Kạn - Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Bắc Kạn
Khi tiếng hát cất lên cũng là lúc mọi thành viên bị cuốn hút vào cuộc, tạo nên không khí thân ái, đoàn kết trong cộng đồng làng bản. Ông quan làng phải vượt qua bao cửa ải mới rước được cô dâu về nhà chồng. Do vậy đám cưới người Tày luôn trầm bổng với những sắc màu, giai điệu mang đậm nét bản sắc văn hóa dân tộc.
Bạn hãy đến và thưởng thức - Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Các tour du lịch Bắc kạn
Là một trong những phong tục đẹp trong đám cưới truyền thống của người Tày, ngoài ý nghĩa răn dạy đạo đức, hát quan làng còn được xem như một hình thức để giao lưu, đoàn kết cộng đồng và đánh giá khả năng ứng xử khéo léo của con người, làm phong phú thêm vốn dân ca trong đám cưới của dân tộc. Chính vì vậy, nét đẹp văn hóa này rất cần được bảo tồn và gìn giữ.
Mytour.vn - Nguồn: tổng hợp
- Hát quan làng là một loại hình nghệ thuật truyền thống của người Tày ở Bắc Kạn, Miền Bắc. Đây là một hoạt động văn hóa tập quán được tổ chức trong các dịp lễ hội, đám cưới, tang lễ, khai trương, đón khách,...
- Hát quan làng trong đám cưới người Tày có ý nghĩa rất quan trọng. Đây là một nghi thức truyền thống để chúc phúc cho cặp đôi mới cưới, đồng thời cũng là cách để tôn vinh và giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Tày.
- Hát quan làng trong đám cưới người Tày thường được tổ chức vào buổi tối, khi mọi người đã ăn no và uống say. Người hát quan sẽ đến từng nhà để hát và chúc phúc cho cặp đôi mới cưới. Sau đó, họ sẽ được mời vào nhà của cặp đôi để tiếp tục biểu diễn và cùng tham gia các hoạt động vui chơi, ăn uống.
- Những bài hát trong hát quan làng đám cưới người Tày thường là những bài hát về tình yêu, hạnh phúc, sự đoàn kết và tình cảm gia đình. Các bài hát này thường được trình bày bằng tiếng Tày, với giai điệu đặc trưng của dân tộc Tày.
- Hát quan làng trong đám cưới người Tày có những đặc điểm như: sử dụng những câu ca dao, tục ngữ, thần ngôn của dân tộc Tày; sử dụng những nhịp điệu đặc trưng của dân tộc Tày; thể hiện sự đoàn kết, tình cảm gia đình và tình yêu thương.
2 Thích