Mytour blogimg_logo
06/04/20236.9880

Hải đăng Long Châu năm 2025

Sừng sững giữa biển trời Cát Bà (Hải Phòng) suốt hơn một thế kỷ, chịu đựng hàng ngàn tấn bom đạn của giặc thù, ngọn hải đăng cổ xưa và lớn nhất Việt Nam chính là Hải đăng Long Châu.

 

Long Châu có từ hàng ngàn năm, nhưng hòn đảo này bắt đầu quen thuộc với người đất liền khi người Pháp xây nên ngọn hải đăng mà dân đi biển quá yêu gọi là “mắt ngọc Long Châu”. Tên tiếng Pháp để gọi hòn đảo tuyệt đẹp này là Archipen des Fai Tsi long hay Griffes du Đragon. Hải đăng Long Châu cùng với hải đăng Hòn Dấu và hải đăng Kê Gà là ba ngọn hải đăng cổ nhất Việt Nam ta đến nay đều vào tuổi 111.

 

Hải đăng Long Châu - Ảnh: Sưu tầm

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hải Phòng

 

Hải đăng Long Châu tọa lạc trên đảo Long Châu, huyện đảo Cát Hải, Hải Phòng, được xây dựng năm 1894, với mục đích phát tín hiệu chỉ dẫn những con tàu khi qua vùng biển vịnh Bắc Bộ lưu thông được an toàn. 

 

Hơn 11 thập kỉ qua, đèn biển Long Châu vẫn ngạo nghễ trên mặt biển Đông soi đường cho hàng vạn con tàu, thuyền hàng thế kỉ nay ra vào biển vịnh Bắc Bộ bất chấp mọi sự khắc nghiệt của thiên nhiên, sừng sững vượt qua sự mài mòn của thời gian đằng đẵng “bỏ qua” hàng nghìn trận bão, hơn 3 trăm trận đánh phá của không lực Mỹ với hàng vạn tấn bom đạn trút xuống, để trở thành một trong những biểu tượng của ý chí tồn tại của xứ Việt này.

 

Mắt ngọc Long Châu là tên thân thương của ngọn đèn mà những người đi biển thường gọi - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn gần hải đăng Long Châu 

 

Ngọn hải đăng cao 109,5m so với mực nước biển và chiếu sáng xa 27 hải lý, tàu biển cách xa Long Châu tới 49km vẫn nhìn thấy ánh sáng ngọn hải đăng.

 

Từ xa, ngọn Hải đăng Long Châu dần hiện ra, sừng sững hiên ngang giữa biển khơi - Ảnh: Sưu tầm

 

Rộng vẻn vẹn khoảng 1 km2, đảo Long Châu toàn đá tai mèo xám xịt nhọn hoắt vút cao giữa biển trời thăm thẳm. Khó ai có thể nghĩ được rằng trên hòn đảo đá cằn khô, khắc nghiệt lại có những con người đang cần mẫn làm việc một cách lặng lẽ. Trên đảo, lúc nhiều nhất cũng chỉ có khoảng chục người. Mười người đàn ông chia nhau vừa canh cho ngọn hải đăng Long Châu sáng đèn đỏ lửa vừa tuần tra, kiểm soát biên phòng đảm bảo an ninh từ tuyến tiền tiêu của tổ quốc.

 

Ngọn hải đăng là một kiến trúc hình vòm độc đáo với những ô kính cường lực bao xung quanh. Ở đúng tâm của căn phòng là tổ hợp các chóa đèn phẳng, to như tấm phản với chi chít những bóng đèn nhỏ, được gọi tim đèn. Từ xa nhìn lại, ngọn đèn sừng sững như tháp bút khổng lồ viết lên trời xanh, cao 109,5 m và chiếu sáng xa tới 27 hải lý, rất đẹp nên được dân biển gọi là mắt ngọc Long Châu. Những ngày trời quang mây tạnh, tàu biển cách xa Long Châu tới 50 km vẫn nhìn thấy ánh sáng phát ra từ đảo.

 

Chiến sĩ đang làm nhiệm vụ tại Hải Đăng Long Châu - Ảnh: Sưu tầm

 

Trên đảo hiện còn ngôi mộ của liệt sĩ Cao Quang Viên được an nghỉ ở vị trí hết sức trang trọng, đầu hướng ra biển Đông, mặt quay thẳng vào chân tháp. Liệt sĩ Viên là cán bộ của Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc, được cử ra điều hành đèn biển Long Châu vào những năm giặc Mỹ đánh phá Vịnh Bắc Bộ. Trong thời gian chiến tranh, hải đăng Long Châu cùng hải đăng Hòn Dáu đóng vai trò tối quan trọng khi dẫn tuyến cho hàng loạt chuyến tàu 0 số vận tải vũ khí và hàng hóa vào tiền tuyến miền Nam.

 

Xem thêm: Khách sạn tại Hải Phòng

 

Với vai trò huyết mạch như vậy, giặc Mỹ đã điên cuồng bắn phá và trút xuống hai địa điểm trên hàng nghìn tấn bom đạn. Để chống trả lại, liệt sĩ Viên và các cán bộ chiến sĩ nơi đây thành lập tổ tự vệ, quyết tâm sống chết bảo vệ chủ quyền biển đảo cũng như sự sáng liền mạch của ngọn hải đăng. Trong một trận càn vào năm 1967, khi thấy ngọn đèn bị bắn hỏng, liệt sĩ Viên đã xung phong trèo lên đỉnh tháp để sửa chữa. Đúng lúc đèn vừa sáng lại, anh cũng bị trúng đạn và mãi mãi ra đi ở tuổi 20.

 

Những chiến sĩ đang ngày đêm làm việc thầm lặng, canh giữ vùng trời, vùng biển cho Tổ quốc - Ảnh: Sưu tầm

 

Giữa biển khơi mênh mông ngày đêm sóng vỗ, chỉ có nắng và gió, bão tố, thiếu thốn, khó khăn, gian khổ, thậm chí là cả sự hy sinh. Song những người gác đèn biển nơi đây vẫn ngày đêm âm thầm, lặng lẽ với công việc thường nhật.

 

Xem thêm: Tour du lịch Cát Bà - Hải Phòng



Ai cũng quyết tâm
 để đảm bảo cho ngọn Hải đăng – Mắt ngọc Long Châu luôn chiếu sáng, soi đường chỉ lối cho hàng nghìn lượt tàu thuyền ra vào khu vực vịnh Bắc Bộ và Cảng Hải Phòng, góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội và phối hợp giữ vững chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.   

 

Các câu hỏi thường gặp
Hải đăng Long Châu là gì?

- Hải đăng Long Châu là một cấu trúc kiến trúc được xây dựng trên đảo Long Châu, thuộc địa phận xã Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng.

Tại sao Hải đăng Long Châu lại được xây dựng?

- Hải đăng Long Châu được xây dựng nhằm phục vụ cho việc đánh dấu đường đi của các tàu thuyền trên vùng biển phía Đông Bắc Việt Nam.

Lịch sử của Hải đăng Long Châu như thế nào?

- Hải đăng Long Châu được xây dựng vào năm 1861, thời kỳ thuộc địa của Pháp tại Việt Nam. Sau đó, nó đã trải qua nhiều lần sửa chữa và nâng cấp để phù hợp với yêu cầu của thời đại.

Làm thế nào để đến được Hải đăng Long Châu?

- Để đến được Hải đăng Long Châu, bạn cần đi đến đảo Cát Bà, sau đó thuê thuyền hoặc tàu để đến đảo Long Châu. Tuy nhiên, việc đi đến đảo Long Châu cần phải được phép của cơ quan chức năng.

Hải đăng Long Châu có gì đặc biệt?

- Hải đăng Long Châu là một trong những hải đăng cổ nhất tại Việt Nam, mang trong mình giá trị lịch sử và kiến trúc đặc biệt. Ngoài ra, từ đảo Long Châu, bạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh vịnh Lan Hạ và các đảo xung quanh.

0 Thích

Đánh giá : 4.7 /255