Mũi Đại Lãnh hay Mũi Điện nơi có ngọn hải đăng Đại Lãnh từ lâu được coi là cực Đông Tổ quốc, nơi ngắm ánh bình minh đầu tiên, nên trở thành một điểm đến không thể bỏ qua khi tới Phú Yên.
Khởi hành từ bến xe miền Nam thành phố Nha Trang, chuyến xe đò băng qua những con đường miền Trung láng bóng, dưới cái nắng gay gắt của mặt trời, con đèo Cả vắt mình qua những dãy núi quanh co nhìn ra biển rộng mênh mông, xanh ngắt, tôi xuống xe ở ngã ba di tích lịch sử Vũng Rô, bắt xe ôm để vào Mũi Điện hay còn gọi là hải đăng Đại Lãnh. Từ chân ngọn hải đăng, phải đi bộ thêm 1km nữa mới lên đến nơi. Con đường dẫn lên ngọn hải đăng với những bậc đá quanh co và có hàng rào trắng, bình yên nghe tiếng sóng biển vỗ về.
Ngọn hải đăng Đại Lãnh - Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Khách sạn giá ưu đãi tại Phú Yên
Cột mốc đánh dấu Mũi Đại Lãnh - Ảnh: Sưu tầm
Trên những bậc thang đi lên ngọn hải đăng Đại Lãnh, bạn sẽ nhìn thấy Bãi Môn tuyệt đẹp ở phía xa - Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Các khách sạn tại phú Yên
Mũi Đại Lãnh là một nhánh của dãy Trường Sơn đâm ra biển. Các anh đồn biên phòng ở đây kể rằng, cách đây mấy năm, khi chưa làm con đường nhựa dẫn vào hải đăng thì ở đây hoàn toàn biệt lập với khu dân cư, muốn đi chợ cũng phải cuốc bộ 16 km, nên 1 tuần, các anh chỉ đi chợ một lần. Điện sinh hoạt phải chạy máy nổ và mỗi ngày chỉ thắp sáng khoảng 2 giờ vì việc vận chuyển dầu rất khó khăn. Hàng tuần, nước phải mua ở dưới, sau đó các anh tự gánh hoặc thuê người gánh lên hải đăng. Ở đây, có một con đường nhỏ dẫn xuống nơi có cột mốc đánh dấu kinh độ và vĩ độ của Mũi Đại Lãnh. Từ đây, phóng tầm mắt ra xa, bạn có thể cảm nhận rõ sự hùng vĩ của đất trời. Ngoài khơi, chẳng thể phân biệt được ranh giới giữa trời và biển, một bức tranh tuyền màu xanh phóng khoáng, điểm xuyết bằng một vài cánh chim chao lượn.
Đứng từ Bãi Môn (huyện Đông Hà, Phú Yên) khách du lịch sẽ thấy ngọn hải đăng Đại Lãnh cao chót vót nằm ở đầu mũi của bán đảo - Ảnh: Sưu tầm
Phía dưới chân hải đăng là những khối đá sừng sững - Ảnh: Sưu tầm
Từ bãi Môn phải mất khoảng 20 phút mới lên đến hải đăng. Ngọn hải đăng được người Pháp xây dựng từ năm 1890, hoạt động được 55 năm thì dừng lại.
Mỏm núi nhô ra giữa vùng biển xanh biếc - Ảnh: Sưu tầm
Đến năm 1961 ngọn hải đăng này mới hoạt động trở lại nhưng sau đó lại bị hủy bỏ do đây là nơi tiếp nhận những chuyến tàu không số chở vũ khí chi viện cho chiến trường miền Nam trong chiến tranh. Năm 1997 ngọn hải đăng này mới chính thức hoạt động bình thường.
Ngọn hải đăng được người Pháp xây dựng từ năm 1890 - Ảnh: Sưu tầm
Leo lên đỉnh Hải Đăng bạn sẽ thấy cảnh một vùng biển trời bao la. Trong ráng chiều, từ hải đăng, bạn có thể xuống các bãi đá dưới chân hải đăng sâu đến gần 100 m để câu cá. Những người lính hải đăng cho biết ở đây có nhiều loài cá, đặc biệt là cá chình biển rất ngon.
Hoàng hôn trên ngọn hải đăng - Ảnh: Sưu tầm
Bạn cũng đừng quên ghi lạnh những tấm ảnh, những khoảnh khắc thú vị giữa khung cảnh tuyệt đẹp này - Ảnh: Sưu tầm
Các anh lính hải đăng nơi đây cực kì hiếu khách, luôn sẵn sàng kể cho bạn nghe bất cứ điều gì về ngọn hải đăng và về cuộc sống nơi đây. Còn nếu bạn muốn chứng kiến thời khắc đất liền Việt Nam đón ánh nắng đầu tiên trong ngày, hãy nán lại ở đây đến 5h sáng nhé!
0 Thích