Trong những ngày lễ, Tết, tiệc tùng, gỏi là món ăn gần như không thể thiếu. Người ta thường dùng gỏi làm món khai vị, ngoài ra còn là món ăn cực kỳ thích hợp với những khi nhấm nháp cùng chút rượu, chút bia. Hãy cùng Mytour điểm qua những món gỏi được bình chọn và tôn vinh là 5 món gỏi đặc sản nổi tiếng của Việt Nam.
Gỏi là món ăn gần như không thể thiếu trong các dịp giỗ, đám, tiệc - Ảnh: otofun
Gỏi là món ăn ít dầu mỡ, và có thể phù hợp với nhiều món ăn chiên, xào khác, không cần các loại phẩm màu, gia vị mà vẫn giữ được màu sắc tự nhiên, bắt mắt và không kém phần dinh dưỡng. Gỏi lại xuất phát từ các nguyên liệu gần gũi, dễ tìm như ngó sen, hành tây, đậu phộng, xoài, cóc và các loại rau thơm khác như càng cua, tía tô, rau quế, ngò gai. Chính vì lý do đó, mà gỏi cực kỳ thích hợp ăn với các nguyên liệu khác như gà, cá… vừa giúp tránh mùi hăng, tanh của món ăn, vừa giúp ăn ngon miệng hơn. Sau đây là 5 món gỏi nổi tiếng được kỉ lục Việt Nam ghi nhận.
Gỏi xuất phát từ những nguyên liệu gần gũi với đời sống và thích hợp ăn cùng nhiều món ăn khác - Ảnh: nhahanghainam
Ông cha ta xưa kia có câu “Chim gà, cá nhệch” có ý muốn nói rằng, nhắc đến chim thì ngon nhất là thịt gà, còn với cá thì không con nào qua được cá nhệch. Cá nhệch là loài cá có thân mình dài và tròn, nhìn vào dễ liên tưởng đến lươn, nhưng cá nhệch to tròn hơn nhiều. Trong hai loại cá nhệch cơm và cá nhệch xương, chỉ có cá nhệch cơm được ưa chuộng làm thành gỏi cá nhệch.
Cá nhệch là loài cá da trơn, thân mình tròn và dài như lươn - Ảnh: vnexpress
Chọn được cá nhệch ngon đã khó khăn, chế biến lại còn cầu kỳ hơn gấp bội. Sau khi làm cho cá hết nhớt, phải dùng dao cắt và lột da như lột da rắn, ngoài ra sau khi sơ chế xong, phải dùng nước riềng, sả, chanh và mắm Cát Hải bóp vào thịt cá rồi ướp khoảng 5-10 phút, nếu không sẽ không hết mùi tanh, sau đó trộn thêm thính vào.
Cá nhệch có quy trình chế biến khá cầu kỳ, nhưng nếu không làm đúng sẽ không làm mất được mùi tanh của cá - Ảnh: vietpictures
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Hải Phòng
Sau quy trình chế biến công phu, khi thưởng thức gỏi cá nhệch cũng không thể thiếu nước bỗng dùng để chấm. Một chén nước bỗng chất lượng là phải có đầy đủ bốn vị: chua, cay, mặn, ngọt, đó là tổng hợp của nhiều gia vị hòa cùng, khi ăn chỉ cần người ăn tinh ý một chút là nhận biết được từng loại gia vị. Chấm gỏi cá cùng nước bỗng nóng hổi sẽ giúp khử tanh và dậy mùi vị hơn.
Khi ăn gỏi cá nhệch không thể thiếu nước bỗng, có nguyên liệu là bỗng rượu - Ảnh: webphunu
Gỏi cá nhệch không thể ăn thiếu rau thơm cùng nhiều nguyên liệu khác như khế, chuối chát, bánh đa - Ảnh: haiauphoto
Không chỉ có thế, những loại rau ăn kèm cũng góp phần quan trọng trong việc tăng thêm hương vị của món ăn. Những loại lá thường được sử dụng trong bữa ăn của người Hải Phòng như lá sắn, lá mơ, lá sung, húng dũi, lá mui, khế… cũng được sử dụng. Chỉ cần cắn một miếng gỏi nhệch giòn, dai kèm thêm vị béo của cá, vị chua của khế, vị bùi của lá mui, và vị ngọt ngào của nước chấm sẽ để lại hương vị ấn tượng và khó quên cho những ai đã từng thưởng thức.
Gỏi cá mè Hiệp Hòa có xuất xứ rất đỗi bình dị, tại một vùng quê ở vùng Hiệp Hòa, Bắc Giang, nơi không thiếu những ao hồ, kênh rạch, nơi tôm cá là món ăn quen thuộc hằng ngày. Thế nhưng gỏi cá mè không phải là món ăn hằng ngày, lại càng không phải món ăn trong một bữa ăn chỉ có một, hai người. Đó là vì sự cầu kỳ trong cách chế biến, hương vị đặc biệt chỉ những người sành ăn mới đam mê, và một lý do đơn giản khác là… ăn gỏi cá phải đông mới vui.
Gỏi cá mè Hiệp Hòa thường chỉ được dùng để thết đãi khách quý, bạn thân - Ảnh: Bacgiang
Nếu nói đến sự phức tạp trong việc chế biến có lẽ nói cả ngày cũng không hết. Chẳng hạn như trong việc làm cá phải kể đến việc lọc xương, lọc da cá, ủ gạo… cho đến việc tập hợp được các nguyên liệu gia vị khác như riềng, mè, chuối xanh, khế chua, lạc, vừng, đỗ tương, lá thơm. Riêng lá thơm thôi đã cần chuẩn bị trên dưới 10 loại lá khác nhau.
Tương tự như những món gỏi khác, sự thành công của món ăn còn nằm ở nước chấm (hay còn được gọi là hạt) với nhiều nguyên liệu khác như đầu và gan cá, thịt ba chỉ, trứng và các gia vị khác như hành, tỏi khô, mè, mắm muối, bột ngọt, đường, tiêu và ớt.
Không chỉ phức tạp trong khâu sơ chế, gỏi cá mè ăn đúng cách đòi hỏi nhiều loại rau, riêng rau thơm đã hơn 10 loại - Ảnh: phunutoday
Ăn gỏi cá mè không thể thiếu nước chấm nấu từ đầu, gan cá và trứng - Ảnh: phunuonline
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Bắc Giang
Một trong những điều đặc biệt làm nên tên tuổi của gỏi cá mè Hiệp Hòa đó là… độ hiếm. Không phải vì nguyên liệu đắt đỏ, quý hiếm mà là vì đây là món ăn vô cùng công phu và mất nhiều thời gian, các nhà hàng, quán ăn khó mà đầu tư thời gian chế biến. Chỉ có người Hiệp Hòa chế biến vào các dịp chiêu đãi khách quý, bạn tâm giao. Nếu bạn muốn thưởng thức món ăn đặc sản này với đầy đủ hương vị của nó, hãy ghé qua vùng quê Hiệp Hòa, Bắc Giang nhé.
Đôi khi người ta còn gọi gỏi cá mè là gỏi cá tanh - Ảnh: sưu tầm
Thông thường, các món gỏi cá thường được ưa chuộng hơn hẳn các loại gỏi khác như gỏi thịt bò, gỏi thịt heo, gỏi gà. Lý do chính là do gỏi là món với nhiều nguyên liệu rau thơm, khi ăn cùng cá sẽ giúp giảm vị tanh và làm dậy nên mùi béo của cá. Thế nhưng gỏi gà Tam Kỳ lại là một ngoại lệ thú vị. Thật ra cũng không ngạc nhiên lắm đâu, vì nếu như coi Nghệ An là “xứ lươn”, thì có thể nói Tam Kỳ là… “xứ gà”. Tất cả các món gà nơi đây đều thơm ngon và đặc biệt nổi tiếng, trong đó có cơm gà, cháo gà, gỏi gà, tất cả đều mang nhãn Tam Kỳ.
Tam Kỳ nổi tiếng với nhiều món ăn từ gà ngon như cơm gà, cháo gà … - Ảnh: blogamthuc
Trong đó có gỏi gà Tam Kỳ - Ảnh: sưu tầm
Cách chế biến gỏi gà Tam Kỳ so ra cũng còn đơn giản hơn các món gỏi khác rất nhiều. Cách gọi khác của gỏi gà Tam Kỳ chính là gỏi gà xé, đầu tiên luộc gà với gừng đập dập, sau đó xé nhỏ ra, trộn với gia vị cùng các loại rau, củ khác như cà rốt xắt sợi, bắp cải xắt sợi và rau thơm như: rau răm, rau mùi, bạc hà và trộn đều với nước mắm pha ngon.
Gỏi gà Tam Kỳ còn được gọi là gỏi gà xé phay - Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Các tour du lịch Quảng Nam giá rẻ
Đây là món gỏi rất dễ làm, và phù hợp với nhiều người ăn. Sau khi chế biến xong, khi ăn chỉ cần múc ra dĩa là dùng được ngay, rất thích hợp cho các gia đình có vốn thời gian eo hẹp nhưng muốn đổi khẩu vị thức ăn hàng ngày.
Trên đây là 3 món gỏi đã được Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam thẩm định và xác lập chính thức. Nếu như bạn có cơ hội đến du lịch tại những địa điểm trên, đừng chần chừ mà hãy thử ngay nhé. Chắc chắn bạn sẽ không phải hối hận đâu. Mời bạn xem tiếp 5 món gỏi đặc sản của Việt Nam - Kỳ 2
Huyscout - Mytour.vn
Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Mytour (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour..
- Gỏi cá mai Hải Phòng là món đặc sản của thành phố này.
- Gỏi cá mai Hải Phòng được làm từ cá mai tươi, rau thơm, đậu phộng rang và nước mắm chua ngọt.
- Miền Bắc có nhiều món gỏi đặc sản như gỏi cuốn tôm thịt, gỏi đu đủ bò khô, gỏi gà lá lốt,...
- Gỏi đu đủ bò khô được làm từ đu đủ xanh, bò khô, rau thơm, đậu phộng rang và nước mắm chua ngọt.
- Gỏi cuốn tôm thịt là món gỏi được ưa chuộng nhất ở Việt Nam, đặc biệt là trong các bữa tiệc, dịp lễ tết.
0 Thích