Các nhà nghiên cứu lịch sử vẫn tạm đặt khoảng mốc lịch sử dân tộc Việt là hơn 4000 năm dựng và giữa nước. Có hai phiến đá được coi là cột mốc thời gian đánh dấu điểm “tiệm cận” đó vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Chúng được đặt ở hai đầu bàn thờ gian giữa Đền Hạ (thuộc khu di tích Đền Hùng). Kinh qua thời gian, dẫu khu di tích Đền Hùng nhiều lần được tu bổ xây dựng, song hai phiến đá này vẫn ở nguyên vị trí cũ.
Tôi có dịp được trò chuyện cùng nhà nghiên cứu văn hóa Vũ Kim Biên xoay quanh một nghi vấn về hai phiến đá đặt thờ tại Đền Hạ (Khu di tích Đền Hùng, Phú Thọ) vốn được lưu truyền trong dân gian với những câu chuyện huyền bí, linh thiêng.
Cổng đền Hùng
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Phú Thọ
Vẻ bề ngoài hai tảng đá trên không có gì đặc biệt. Đó chỉ là hai tảng đá sạn kết tự nhiên không đục đẽo gia công gì, bề mặt lồi, gần tròn, đường kính khoảng 60cm, chiều cao khoảng độ 40cm. Kích thước hai tảng to nhỏ chênh nhau một chút xíu. Dẫu vậy, không có bất kỳ ai dám tỏ thái độ “bất kính” trước hai phiến đá này.
Đền Hạ
Cuốn ngọc phả lưu ở Đền Hùng, đoạn nói về sự kiện Vua Hùng thứ 18 (Duệ Vương) nhường ngôi cho Thục Phán và Thục Phán lên núi Nghĩa Lĩnh dựng đền thờ Vua Hùng, lập hai trụ đá thề tạm dịch như sau: “Hôm sau Tản Viên can vua rằng: nhà Hùng hưởng nước trải đã lâu, ý hẳn lòng giời có hạn mới khiến Thục Vương thừa lúc hở cơ đánh lại ta.
Vả lại, nước Thục vốn là chủ bộ Ai Lao cũng là tông phái hoàng đế trước đây vậy. Thế nước chẳng được yên đều bởi tiền định. Vua tiếc gì một cõi phương Nam mà trái ý trời để hại đến sinh linh...
Vua nghe theo, đưa thư cho Thục Vương bèn nhường cả nước. Thục Vương sai sứ lại ta. Vua nhân đó trao cho Thục Vương nỏ thần… Thục An Dương Vương được nước cảm kích việc nhường ngôi của Duệ Vương công đức bằng trời đất. Bèn dóng xe về núi Nghĩa Lĩnh dựng giao đài để cho nước nhà thờ phụng.
Hai phiến đá bí ẩn
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Phú Thọ
Dựng hai trụ đá ở giữa núi chỉ lên trời mà khấn rằng: nguyện có trời cao lồng lộng soi xét chẳng sai, nước Nam trường tồn lưu ở miếu vũ Hùng Vương. Ví bằng vua sau nối nghiệp trái ước nhạt thề thì sẽ bị trăng búa gió rìu vùi dập làm cho cô độc”.
Theo nhà sử học Vũ Kim Biên: hai phiến đá đó có liên quan đến cuộc chuyển giao quyền lực cách đây cả mấy ngàn năm lịch sử. Cụ thể: Thục Phán được Vua Hùng truyền ngôi và trao cho nỏ thần, liền dựng đền thờ nhà Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh, lập hai trụ đá thề ở bãi bằng giữa núi thề giữ nước và cúng bái vua Hùng. Lại làm miếu thờ mẹ Tản Viên ở động Lăng Xương để tạ ơn.
Giả thiết này càng được minh chứng khi nhà sử học trực tiếp được nhìn, ngắm, sờ vào hiện vật là hai tảng đá đó với tên gọi “Lưỡng thạch trụ”. Theo những gì ông nhớ thì vào khoảng tháng 11/2011, tình cờ được thấy nguyên hình Lưỡng thạch trụ và ngộ ra mọi chuyện.
Khi ông có dịp được Đài Truyền hình Phú Thọ nhờ lên Đền Hùng giới thiệu cây thiên tuế trước cửa chùa mà bản thân ông đã chứng minh đó là nơi Bác Hồ ngồi nói chuyện với cán bộ Đại đoàn 308 trước khi vào tiếp quản thủ đô ngày 18/9/1954. Tại đây, Bác nói câu: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy đất nước”.
Làm việc xong, ông rủ một người trong đài vào Đền Hạ xem hai tảng đá nghi là Lưỡng thạch trụ. Đền Hạ lúc này quây bạt kín xung quanh để xây lại, anh em công nhân bảo, “hai tảng đá” chúng cháu đào đem để ở hè chùa, đến đó mà xem.
Tôi giật mình nghĩ bụng: “Mấy anh này liều thật, dám đụng vào vật thiêng bao đời, rất sợ”. Và quả thật, theo lời kể của chủ thầu xây dựng thì từ khi anh em công nhân dịch chuyển hai phiến đá ấy thì cứ “thi nhau lăn ra ốm, không rõ nguyên nhân”.
Thiếu thợ khiến thời gian xây dựng bị kéo dài. Chỉ sau khi đặt trả lại hai phiến đá vào đúng vị trí như trước thì chuyện ốm đau của anh em thợ này mới chấm dứt và công việc xây dựng mới “xuôi chèo mát mái”.
Cũng từ đó trở về sau, bản thân nhà sử học Vũ Kim Biên để ý đến hai tảng đá đó và tự đặt ra câu hỏi: Hai tảng đá đó có tự bao giờ? Để làm gì? Sao thời Lê làm Đền Hạ người ta lại không dám bỏ đi? Có phải là hai trụ đá thề không? Nếu đúng Lưỡng thạch trụ thì dài bao nhiêu, đục đẽo thế nào? Người xưa sử dụng để làm gì?
Sau thời điểm được diện kiến Lưỡng thạch trụ, ông Vũ Kim Biên đã viết cuốn truyện Cột đá thề, có nhờ họa sĩ vẽ bìa cho cuốn chuyện đó với hình ảnh hai cột đá như hai quả bầu dục dựng đứng.
Tuy nhiên, đến tận thời điểm đó, bức màn bí mật về Lưỡng thạch trụ chưa được làm sáng rõ, còn nhiều nghi vấn. Theo trí nhớ của nhà sử học thì khoảng mồng 3 Tết Nhâm Thìn, ông lên lễ Đền Hùng, vào Đền Hạ xem, khi đó.
Lưỡng thạch trụ được đặt vào hai bên đầu bàn thờ gian giữa Đền Hạ. Lúc ấy, thấy ông từ đứng lên tảng đá để với vào trong bàn thờ, tôi bảo ông: “Đấy là đá thiêng, chớ đứng lên như thế. Ông từ cả thẹn vội bước xuống ngay.
Sau nhiều lần diện kiến như vậy, ông mới ngộ ra rằng, Lưỡng thạch trụ chỉ dùng để chém dao lúc thề bồi mà thôi. Liên hệ với cách thề bồi của dân ta trước Cách mạng Tháng 8/1945, khi hai người có bất bình điều gì hay giao ước điều gì, họ tuyên bố xong lấy dao chém vào đá để khẳng định mình không sai lời, bởi thế có câu “chắc như dao chém đá”.
Có lẽ thời Thục Phán cũng vậy, ông cho đặt hai tảng đá ở giữa bãi bằng lưng chừng núi (Lưỡng thạch trụ ư sơn trung) để tiến hành hội thề. Dự đoán khi Vua Hùng sai Tản Viên tuyên chiếu nhường ngôi, tiếp theo Thục Phán phát lời thề. Rồi Thục Phán dùng gươm chém vào một tảng đá, Tản Viên chém vào một tảng đá để thần linh chứng giám.
Vết chém trên đá
Xem thêm: Các tour du lịch Phú Thọ
Sự tích hai tảng đá này được nhân dân quanh núi Nghĩa Lĩnh truyền tụng. Trải hàng nghìn năm, hai tảng đá bị đất vùi lấp chỉ còn nổi trên mặt đất như hai cái thúng úp, chẳng ai dám động đến, chẳng rõ ở dưới thế nào.
Thời nhà Lê làm Đền Hạ trùm lên hai trụ đá đó, phải chăng nhằm giữ gìn đôi báu vật lịch sử cho con cháu muôn đời. Chỉ biết rằng đến tận ngày nay, người dân trong vùng vẫn dâng lễ thành tâm và sờ tay lên hai phiến đá ấy để cầu vận may, sức khỏe.
- Phiến đá cổ nghìn năm tại Đền Hùng là một tấm đá được khắc lời thề của các vua Hùng và các vị thần trong đền thờ Hùng Vương.
- Lời thề trên phiến đá cổ nghìn năm nói về việc các vua Hùng và các vị thần sẽ giúp đỡ và bảo vệ dân tộc Việt Nam, giữ gìn đất nước và xây dựng đất nước phồn vinh.
- Phiến đá cổ nghìn năm là biểu tượng của sự gắn bó giữa các vua Hùng và các vị thần với dân tộc Việt Nam, đồng thời cũng là minh chứng cho sự tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam từ xa xưa.
- Phiến đá cổ nghìn năm là một trong những di sản văn hóa lớn của dân tộc Việt Nam, có giá trị lịch sử và văn hóa vô cùng quý giá. Nó là biểu tượng của sự gắn bó giữa các vua Hùng và các vị thần với dân tộc Việt Nam, đồng thời cũng là minh chứng cho sự tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam từ xa xưa.
- Phiến đá cổ nghìn năm được bảo tồn và bảo vệ bởi chính phủ Việt Nam, được đặt trong một khu vực bảo vệ đặc biệt tại Đền Hùng, Phú Thọ. Ngoài ra, các hoạt động khảo cổ học và nghiên cứu về phiến đá cổ nghìn năm cũng được thực hiện để bảo vệ và phát huy giá trị của nó.
0 Thích