Hà Nội rất hay ho. Hà Nội có rất thú vị. Hà Nội rất đẹp. Hà Nội có rất nhiều điều tuyệt vời khiến người ta say mê hoài không biết chán. Gặp Hà Nội trong những ngày thu se sẽ. Gặp Hà Nội trong những ngày đông thấm thía. Gặp Hà Nội trong những ngõ phố heo heo. Gặp Hà Nội trong những góc quán café cổ ngầm ngâm, tĩnh tại giữa hiện đại xung quanh. Ta gặp Hà Nội đó, gặp Hà Nội trong cái hương vị cà phê quen thuộc ngót cả thế kỷ trôi qua vẫn đậm đà, quyến rũ.
Xem thêm:
Duyên thầm café cổ Hà Nội - Phần 1: Màu thời gian bên góc Giảng cafe
Duyên thầm café cổ Hà Nội - Phần 2: Cafe Đinh đậm tình Phố Cổ
Lâm và những điều vô giá của Hà Nội. – Nguồn ảnh : thegioivanhoa
Nằm trên con đường nổi tiếng với café của Hà Nội – Nguyễn Hữu Huân. Café Lâm vẫn bình yên trong cái dáng vẻ hoài cổ của mình với căn nhà hai tầng tường xây trát vữa quét vôi vàng, cửa sổ xanh và mái ngói ta. So với những quán café cổ khác thì mặt tiền của Lâm cũng được coi là rộng. Nhưng có lẽ người ta chẳng tìm đến Lâm vì điều đó. Dẫu quán có ở trong ngõ xa xôi thì người Hà Nội vẫn tìm về đây như một thói quen.
Lâm với những đặc trưng cổ xưa Hà Nội. – Nguồn ảnh : HaNoikids
Lâm ra đời cùng thời với Giảng, trong những năm 50 của thế kỷ trước. Người tạo nên quán là ông Nguyễn Văn Lâm. Ông có một dạo bán cafe trên xe đẩy ở vườn hoa Chí Linh, được một thời gian thì mở quán nhỏ ở Hàng Vôi. Sau đó thì mua một căn nhà cổ ở Nguyễn Hữu Huân và tạo nên Lâm.
Góc Lâm thuở trước. – Nguồn ảnh: sưu tầm
Căn nhà cổ 60 Nguyễn Hữu Huân và thứ café nổi tiếng – Nguồn ảnh : Hanoi Mark
Cafe Lâm nổi tiếng từ thế kỷ trước chứ không riêng gì bây giờ. Vào thời gian ấy, Lâm chính là nơi tụ tập của các văn nhân nghệ sĩ. Quán ghi dấu biết bao nhiêu bước chân và những khoảng tâm trạng của những người yêu cái đẹp trong suốt hơn nửa thế kỷ trôi qua.
Lâm là nơi ghi dấu những thăng hoa của giới văn nghệ sĩ thời gian trước – Nguồn ảnh : VNP
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại quận Hoàn Kiếm - Hà Nội
Ở Lâm không chỉ có café thơm ngon chế biến thủ công mà còn có những bức vẽ độc nhất vô vị, những bức vẽ vô giá của những họa sĩ nổi tiếng như Tô Ngọc Vân, Bùi Xuân Phái, Dương Bích Liên, Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm… Những bức tranh ở nơi dây đều là bản gốc và gắn liền với những câu chuyện rất nghệ sĩ.
Những bức họa vô giá nơi đây. – Nguồn ảnh : kenh14
Câu chuyện về quá trình những bức tranh lần lượt xuất hiện tại đây cũng khá thú vị. Nghe kể lại rằng, giới văn nghệ sĩ yêu thích quán của ông Lâm lắm. Họ yêu cái vị café rất đặc trưng và chọn luôn nơi này làm tụ điểm để mà hội họp, để mà lắng lòng với những cảm xúc. Càng ngày càng thân quen, càng ngày càng tìm Lâm trong những phút lòng dâng hứng khởi. Được cái, giới văn ngệ sĩ đến đây thường xuyên và thành ra cũng ghi sổ nợ với ông Lâm thường xuyên. Có người còn mượn tiền ông mà mua vải, mua bút, mua màu vẽ.
Cafe Lâm dành cho những buổi tâm tình. – Nguồn ảnh : sưu tầm
Ông Lâm vốn hiền lành, dễ tính. Qua lần này đến lần khác, ông đều nhận những bức tranh văn nghệ sĩ mang đến trả thay tiền trả nước với đủ thể loại khác nhau từ phong cảnh, kí họa, đường phố, siêu thực... vẽ bằng than chì hay bột màu. Chẳng mấy chốc mà những bức tường của cafe Lâm phủ kín tranh và trở thành một nét đặc trưng của quán.
Căn phòng phủ những tranh sau những lần trả thay trà nước. – Nguồn ảnh : sưu tầm
Lâm hôm nay vẫn nổi tiếng như Lâm trước, vẫn là điểm đến của nhiều người. Nhưng tất nhiên, Lâm có ngày hôm nay không chỉ vì những bức tranh vô giá đang treo trên tường kia, hay từng là nơi lui tới của những văn nghệ sĩ lớn như Nguyễn Tuân, Văn Cao, Hoàng Lập Ngôn, Nguyên Hồng… mà do chính thứ café có vị khen khét của cách rang xay thủ công nơi đây.
Nơi đây là điểm đến của rất nhiều người. -Ảnh : SH SIM
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Hà Nội
Công thức café ở đây do ông Lâm truyền lại. Từ cách nấu, trộn các vị đắng, chua, ngầy ngậy tạo nên một tách café uống một lần là nhớ mãi, uống một lần là muốn tìm về bất kì lúc nào có thể. Hà Nội và Lâm, Lâm và Hà Nội. Lâm làm nên nét riêng rất Hà Thành. Nét ấy đặc trưng đến nỗi cụ Nguyễn Tuân còn nói vui rằng: “Hữu ngạn sông Seine có Bảo tàng Louvre, tả ngạn sông Hồng có café Lâm”.
Ly café mộc mạc mà dư vị thấm biết bao. – Nguồn ảnh : tuvandulich
Lâm cứ thế đi vào lòng thủ đô và sống như một bảo vật với tất cả những gì lưu giữ lại từ thời gian trước. Những quạt trần cổ, những bàn gỗ kích thước nhỏ bằng gỗ mộc, những khung tranh có tuổi bằng cả một đời người, hương vị café níu hồn từ thuở trước.
Lâm đi vào lòng người bằng tất thảy những miên man thuở trước. –Nguồn ảnh : ofviet
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội
Đến Lâm từ xưa nay vẫn thế, chẳng bao giờ ngân vang tiếng nhạc nhưng những khúc du dương cứ ngấm sâu và đi vào lòng. Buổi chiều bình yên ở Lâm thưởng tranh, nhâm nhi café đắng, trầm ngâm suy nghĩ, hoài niệm về cuộc sống. Đôi khi, ngồi phía ngoài quán ngắm nhìn người qua lại cũng thấy lòng vui hẳn.
Lâm với những góc nhỏ riêng. –Nguồn ảnh : HaNoikids
Hà Nội hay ho vì có Lâm, êm dịu vì có Lâm. Đến Lâm như một thói quen, tìm Lâm như tìm về với người yêu hàng thế kỷ. Quán tấp nập hay lặng lẽ, chỉ cần thoáng thấy hương café, là đủ. Đủ cho những khúc mê say. Đủ cho những giây chất ngất quên đời. Lâm cùng người Hà Nội sống phút giây lãng du, tư lự.
Với Hà Nội, thoáng hơi Lâm cũng đã đủ rồi. -Ảnh : Data Nguyen
Xem thêm: Các tour du lịch Hà Nội
Chiều qua tôi vừa ghé Lâm. Vẫn đông và say như ngày nào tôi mới gặp, tôi nghe kể. Tự dưng lòng lại dâng lên cái ước mơ “giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ”. Để một ngày, người đi xa Hà Nội, người tìm đến Hà Nội, người trở về Hà Nội, người nghĩ về Lâm, người đến với Lâm, người về với Lâm. Hồn Thăng Long vương vấn.
Giảng, Đinh hay Lâm trong những quán café cổ khác hay trong vô vàn những quán cà phê đang ở ngoài kia. Có lẽ chỉ là những gì rất nhỏ. Nhưng nhỏ như ‘hạt bụi vàng’ Hà Nội của Nguyễn Khải là những cái nhỏ nhoi, vô giá trong cuộc đời này. Hàng ngày, không thiếu quán cà phê đang mọc, cũng dễ lắm. Nhưng tồn tại, sống trọn vẹn đời sống của mình như Đinh, như Lâm, như Giảng thì quả là hiếm hoi, ít ỏi. Tìm Hà Nội những nét xưa, tìm Hà Nội trong những dịu êm góc café cổ.
Iki Oleo - mytourblogs.com
Lưu ý: Tất cả bài viết thuộc bản quyền mytourblogs.com. Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại mytourblogs.com.
Duyên thầm café cổ Hà Nội là một chuỗi bài viết trên trang web Du lịch Việt Nam, giới thiệu về các quán cà phê cổ và lịch sử của chúng ở Hà Nội.
Lâm cafe là một quán cà phê cổ ở Hà Nội, nằm trên phố Hàng Bông. Quán được xây dựng từ những năm 1950 và vẫn giữ được nét cổ kính của một thời.
Những hoài niệm vàng của Lâm cafe là những kỷ niệm về quá khứ của Hà Nội và của quán cà phê này. Đó có thể là những câu chuyện về những người đã từng đến đây, những bức ảnh cũ, hoặc những đồ vật cổ xưa.
Lâm cafe có không gian cổ kính, mang đậm nét truyền thống của Hà Nội. Quán còn giữ được nhiều đồ vật cổ xưa như máy đánh chữ, đồng hồ cổ, bàn ghế gỗ... Ngoài ra, Lâm cafe còn có thực đơn đa dạng với nhiều loại cà phê và đồ uống khác.
Giá cả tại Lâm cafe khá phải chăng, dao động từ 20.000 đến 50.000 đồng cho một ly cà phê. Ngoài ra, quán còn có nhiều loại đồ uống khác với giá từ 15.000 đến 50.000 đồng.
0 Thích