Ở Phú Yên, mùng chín tháng giêng âm lịch hàng năm đã thành thông lệ, người người rủ nhau lên Gò Thì Thùng xem đua ngựa. Không nhớ rõ môn đua ngựa ở đây có từ bao giờ, chỉ biết rằng những ngày mới giải phóng ở vùng núi này ngày tết vắng vẻ lắm, vậy là thanh niên rủ nhau dắt ngựa ra Gò Thì Thùng để đua với nhau.
Gò bằng phẳng và rộng mênh mông, mọc đầy hoa sim tím.Ngựa đua là những chú ngựa hàng ngày cùng họ lên rẫy thồ hàng, được họ khóac thêm tấm vải màu cho thêm phần long trọng. Những cô gái trong làng đến xem cũng hái những bó hoa rừng quanh đấy tặng cho người chiến thắng trong cuộc đua. Rồi thôn này thi với thôn kia, đến nay hội đua ngựa đã lan rộng ra các xã giáp ranh ba huỵện :Đồng Xuân ,Sơn Hòa, và miền núi Tuy An. Tỉnh Phú Yên đã đầu tư để nâng cấp .
Đua ngựa trên gò Thì Thùng - Ảnh: Sưu tầm
Từ chiều ngày mùng 8 Tết , công tác chuẩn bị cho khâu tổ chức hội đua ngựa trên Gò Thì Thùng đã hoàn tất. Đoàn ngựa diễu hành, đoàn ngựa đua cùng các kỵ sĩ cũng đã có mặt tại trường đua để tập dượt lần cuối. 8 giờ 30 mùng 9 Tết, từng dòng người từ các xã Sơn Long, Sơn Định, Sơn Xuân (huyện Sơn Hoà), Xuân Phước, Xuân Sơn Nam (huyện Đồng Xuân), 16 xã, thị trấn (huyện Tuy An) và khắp nơi trong và ngoài tỉnh nô nức đổ về Gò Thì Thùng trong cái nắng ấm vùng cao ngày đầu xuân.
Du lịch Phú Yên- Ảnh: Sưu tầm
Sau hồi trống lệnh, đoàn diễu hành đã đi quanh sân để chào khán giả. Hàng ngàn người đã cổ vũ cho các kỵ sĩ. Kỵ sĩ trẻ nhất trong hội đua khoảng từ 14 tuổi, và người lớn tuổi nhất phải tới 60 tuổi, kể cả những người có thâm niên ba, bốn mươi năm...đua ngựa.
Cảnh đua ngựa - Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Các khách sạn tại Phú Yên
Có điều khá lạ là chiến mã tham gia cuộc đua chủ yếu là ngựa cái, chuyên thồ nông sản của người địa phương, còn ngựa đực chỉ được dắt đến để ...làm cảnh, không cho tham gia đua!. Khi ra sân, những chú ngựa này được khoác thêm tấm vải màu cho thêm phần long trọng. Các kỵ mã chính là những nông dân chân lấm tay bùn. Người và ngựa đều không chuyên nhưng không khí trường đua hấp dẫn. Tiếng trống giục, tiếng vỗ tay, tiếng hò reo cổ vũ đã làm cho cuộc đua tăng thêm sức nóng.
Bạn hãy đến và thưởng thức - Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Phú Yên
Do không phải là ngựa đua chuyên nghiệp nên nhiều tình huống vui đã diễn ra trên đường đua. Có chị chỉ chạy mỗi một vòng rồi ...thôi , không chịu chạy tiếp. Có chị đang chạy bổng ...rẽ ngoặt vào bên lề vì phía ấy có nhiều ...chiến hữu đang ung dung gặm cỏ. Có chị hung hăng hất tung kỵ sĩ xuống đất..
Nhưng không sao, mọi người thỏa sức cổ vũ vì cuộc vui này mỗi năm chỉ tổ chức có một lần.
Kỵ sỹ sắp cán đích đầu tiên - Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Các tour du lịch Phú Yên
Sau hơn 3 giờ thi đấu, giải nhất (1 triệu đồng) thuộc về đoàn xã An Hiệp, giải nhì (700.000 đồng) thuộc về đoàn xã An Xuân, giải ba thuộc về 2 xã An Cư và An Xuân, 24 giải khuyến khích, mỗi giải trị giá 100.000 đồng. Phần thưởng tuy không lớn nhưng mọi người tham gia đều hào hứng, vì niềm vui tinh thần mới là quan trọng.
Mytour.vn - Nguồn: tổng hợp
0 Thích