Mytour blogimg_logo
Tags:
khám phá An Giangdu lịch ngày tếtLễ hội đua bò Bảy Núi núi cô tô
06/04/20233.3430

Du xuân Bảy Núi năm 2024

Trong ba ngày Tết, đông đảo du khách từ các nơi đã đổ về vùng Bảy Núi để du xuân ngắm cảnh, hòa mình vào không khí trong lành, mát mẻ của thiên nhiên …

 

Trong ba ngày Tết, đông đảo du khách từ các nơi đã đổ về vùng Bảy Núi để du xuân ngắm cảnh, hòa mình vào không khí trong lành, mát mẻ của thiên nhiên &Du xuân Bảy Núi - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại An Giang

 

Từ Quốc lộ 91 rẽ trái đi Tỉnh lộ 948 qua các ngọn núi Két (Anh Vũ Sơn), núi Cấm thuộc huyện Tịnh Biên hay sang núi Tô, đồi Tức Dụp (Tri Tôn), đâu đâu cũng thấy rất đông du khách đến thưởng ngoạn. Đặc biệt tại núi Cấm, không khí Tết thật tưng bừng và nhộn nhịp hơn so với mọi năm. Nằm ở độ cao hơn 700m, núi Cấm được biết đến bởi sự hoang sơ, huyền bí và có khí hậu mát mẽ, trong lành, cây trái xanh tốt. Do đó, trong những ngày Tết, du khách đã tập trung về đây rất đông. Bên khu Lâm viên, tiếng trống múa lân cứ rộn ràng thúc giục trẻ con và người lớn đến xem. Các trò vui chơi giải trí, những gian hàng ẩm thực cũng được Ban Quản lý Khu du lịch núi Cấm tổ chức chu đáo nhằm phục vụ tốt cho du khách trong dịp Tết.

 

Trong ba ngày Tết, đông đảo du khách từ các nơi đã đổ về vùng Bảy Núi để du xuân ngắm cảnh, hòa mình vào không khí trong lành, mát mẻ của thiên nhiên & Núi Cô Tô - Ảnh: Sưu tầm

 

 

Theo chân một đoàn khách lên núi Cấm, sau hơn một giờ lội bộ, cả đoàn đã mệt đừ. Thế nhưng, khi lên đến đỉnh núi, cái se se lạnh và không khí thoáng đãng đã xua tan hết mệt nhọc,… Đứng từ điện Ngọc Hoàng phóng tầm mắt nhìn về hướng tây của thung lũng, những mảnh ruộng xanh bạt ngàn, những ngôi nhà nhỏ li ti, trông đẹp như một bức tranh. Nhìn về hướng đông là vồ Thiên Tuế, với hồ Thủy Liêm mênh mông nước, cạnh đó có ngôi chùa Vạn Linh, chùa Phật Lớn, tượng phật Di Lặc ngồi với nụ cười hiền từ, một phong cảnh thật hữu tình có một không hai ở vùng Thất Sơn này... Ông Nguyễn Văn Na, một du khách ở TP. Hồ Chí Minh leo núi Cấm cùng gia đình tỏ ra rất tâm đắc khi chinh phục đỉnh núi. Năm nào cũng vậy, hễ đến Tết là ông rủ bà con chòm xóm bao xe khách lên đây đi chơi xuân, bởi khí hậu mát mẽ và dễ chịu. Tết này ông dẫn cả nhà đến vùng Bảy Núi được 2 ngày.

 

Du xuân Bảy NúiKhám phá An Giang - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn tại Hồ Chí Minh

 

Ngọn núi Cấm là điểm dừng dân cuối cùng, sau đó ông cùng vợ con ra cúng Bà rồi trở về nhà. Ông nói: “Đi du lịch ở các tỉnh vùng ĐBSCL chỉ có núi Cấm là gia đình tôi thích đến nhất. Sau một năm làm ăn cật lực phải dẫn vợ con đi cho thỏa thích. Sẵn tiện mua một ít đường thốt lốt đem về làm quà biếu cho người thân trong ba ngày Tết. Đi núi non cho khuây khỏa tâm hồn, sáng giờ chúng tôi leo theo đường bậc thang qua các vồ Bà, vồ Bướm, vồ Chư Thần, vồ Thiên Tuế… rất mệt. Vậy mà vẫn hăng đi”.

 

Du xuân Bảy NúiChùa trên núi Cấm - Ảnh: Sưu tầm

 

Ông Lý Thanh Sang, Giám đốc Khu du lịch núi Cấm cho hay, Tết Tân Mão năm nay, Ban Quản lý Khu du lịch núi Cấm đã cho tôn tạo lại cảnh quan, công viên và bổ sung thêm các dịch vụ vui chơi giải trí. Ngoài ra, còn chỉnh trang, tu sửa lại bến bãi đậu xe, tráng nhựa đường nối liền giữa các điểm du lịch để tiện cho khách vui chơi. Bên cạnh đó, tăng cường 6 xe, nâng tổng số 36 xe lữ hành đưa rước khách lên núi Cấm. Công tác đảm bảo an ninh trật tự tại khu vực núi Cấm được chính quyền địa phương và ngành chức năng tăng cường giữ ổn định. Qua đó đã thu hút rất đông khách du lịch đến tham quan.

 

Du xuân Bảy NúiBạn hãy đến và thưởng thức - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại An Giang

 

Từ mùng 1 đến mùng 6 Tết, trung bình mỗi ngày Khu du lịch núi Cấm thu hút trên 20.000 lượt khách, tăng khoảng 15% so với cùng kỳ. Riêng ngày mùng 2 và mùng 4 Tết, mỗi ngày lên đến 22.000 lượt khách trong và ngoài tỉnh đến núi Cấm. Đặc biệt nét mới năm nay, Khu du lịch núi Cấm còn thu hút hàng ngàn lượt khách Campuchia và Việt Kiều sang vui chơi trong ba ngày Tết. Nguyên nhân tăng là Khu du lịch núi Cấm được Hiệp hội Du lịch ĐBSCL công nhận và bình chọn là 1 trong 5 khu du lịch tiêu biểu của ĐBSCL. Do đó hình ảnh núi Cấm được quảng bá khắp nơi, mọi người biết đến. Ngoài ra, Ban Quản lý Khu du lịch cũng tập trung khai thác những món ăn đặc trưng vùng Bảy Núi như bánh xèo trứng đà điểu ăn với rau rừng, các gian hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống phục vụ cho du khách…

 

 Mytour.vn - Nguồn tổng hợp
Các câu hỏi thường gặp
Du xuân Bảy Núi là gì?

- Du xuân Bảy Núi là một lễ hội truyền thống của người Khmer tại An Giang, Miền Nam Việt Nam. Lễ hội diễn ra vào dịp Tết Nguyên Đán, kéo dài từ ngày 1 đến ngày 7 tháng Giêng âm lịch.

Bảy Núi ở đâu?

- Bảy Núi là một khu du lịch nằm ở huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, cách thành phố Châu Đốc khoảng 35km.

Lễ hội Du xuân Bảy Núi có gì đặc sắc?

- Lễ hội Du xuân Bảy Núi có nhiều hoạt động đặc sắc như: diễu hành, hát văn, múa lân, múa sạp, đốt pháo hoa, chầu bà, cúng tài, cúng thần... Đặc biệt, du khách có thể tham gia các trò chơi dân gian như đánh cầu, kéo co, nhảy dây...

Khi nào nên đến Du xuân Bảy Núi?

- Du xuân Bảy Núi diễn ra vào dịp Tết Nguyên Đán, thường là từ ngày 1 đến ngày 7 tháng Giêng âm lịch. Đây là thời điểm lễ hội sôi động nhất, nên du khách nên đến vào thời điểm này để trải nghiệm đầy đủ không khí Tết của người Khmer.

Có gì để thưởng thức ở Bảy Núi?

- Bảy Núi có nhiều món ăn đặc sản như bánh xèo, bánh căn, bánh tét, bánh ít, bánh bèo... Ngoài ra, du khách còn có thể thưởng thức các món ăn đặc trưng của người Khmer như lẩu mắm, cá kho tộ, canh chua...

0 Thích

Đánh giá : 4.6 /424