Ai đi qua mảnh đất miền Tây Vĩnh Long đều không khỏi thốt lên ngỡ ngàng bởi khung cảnh tự nhiên vừa mộc mạc bình yên lại tràn đầy sức lôi cuốn. Du lịch Vĩnh Long, được đi trên cây cầu dây văng đầu tiên ở nước ta, được thả mình vào gam màu tươi xanh lủng lẳng hoa trái trong các miệt vườn, được xuôi cùng dòng nước bạc màu phù sa thưởng thức hương vị hải sản tươi ngon ngay trên bè thuyền. Và về Vĩnh Long, khách du lịch còn được chiêm ngưỡng kiến trúc cổ nổi tiếng bậc nhất xứ Nam Kỳ ở Văn Thánh Miếu - Quốc Tử Giám của phương Nam. Không gian trầm mặc ươm màu thời gian, những vết tích lịch sử văn hóa còn đọng lại và khuôn viên xanh mát dịu ngọt vương vấn bước chân người lữ hành, đến rồi sao nỡ rời đi ngay, phải từ từ cảm nhận hết vẻ đẹp nơi đây mới được.
Đến Vĩnh Long nhớ ghé thăm Văn Thánh Miếu - Ảnh: Ngọc Viên Nguyễn
Văn Thánh Miếu ở Vĩnh Long tọa lạc trên một vùng đất rộng, bên bờ sông Long Hồ, thuộc phường 4, cách thị xã chừng 2km. Người khởi xướng xây dựng Văn Miếu này chính là cụ Phan Thanh Giản và cụ Đốc học Nguyễn Thông. Cùng với Văn Thánh Miếu Biên Hòa ở Đồng Nai và Văn Thánh Miếu Gia Định, Văn Thánh Miếu thuộc Vĩnh Long tạo nên bộ 3 Văn Miếu nổi tiếng ở Nam Bộ vào thế kỷ 19, khi nền Nho giáo được đề cao. Văn Thánh Miếu tại Vĩnh Long được hoàn thành trong vòng hai năm từ 1864 - 1866.
Văn Thánh Miếu được xây dựng vào thể kỷ 19 khi Nho giáo phát triển - Ảnh: Ngọc Viên Nguyễn
Nơi đây được xem là Quốc tử giám ở phương Nam - Ảnh: Ngọc Viên Nguyễn
Vì nằm gần thị xã, đường được lát bằng bê tông dễ di chuyển nên du khách có thể thoải mái vi vu đến thăm Văn Thánh Miếu mà không gặp bất kỳ khó khăn nào. Bước chân đến Văn Thánh Miếu, khách du lịch có thể cảm nhận ngay luồng không khí mát rượi của cơn gió thoảng mang theo hơi mát từ dòng sông Long Hồ thổi vào. Cổng tam quan dẫn lối vào Văn Thánh Miếu có hai mái được sơn màu thiếp vàng - gam màu thường được vua chúa sử dụng vào thời kỳ trước. Cổng được thiết kế theo hình vòm, cổng chính lớn hơn hai cổng phụ, trên cổng có dòng Hán tự đề ‘Văn Thánh Miếu’. Cổng cột có câu đối ngợi ca đức sáng của Khổng Tử lẫn tinh thần của Văn Miếu.
Cổng tam quan dẫn lối vào Văn Thánh Miếu - Ảnh: Che Trung Hieu
Có câu đối viết bằng Hán tự - Ảnh: Vietnam - Paracels
Xem thêm: Các khách sạn tại Vĩnh Long
Nơi mà du khách tham quan đầu tiên khi bước vào Văn Thánh Miếu là Văn Xương Các - thư viện chứa sách cho các học phu và cũng là nơi hội họp, học tập lẫn bàn luận văn chương. Trên lầu có thờ ba vị chuyên lo các việc học hành thi cử - Văn Xương Đế Quân, bên dưới thờ cụ Phan Thanh Giản và Sùng đức tiên sinh Võ Trường Toản cùng nhiều bậc văn sĩ khác được mến mộ lúc bấy giờ. Đây là một trong những điểm dừng chân nổi tiếng tại Vĩnh Long nên khách du lịch ra vào thường xuyên, hương khói nhang trầm nghi ngút bao trùm lên không gian, đem đến sự cảm giác yên tĩnh và tôn nghiêm chẳng kém đền tự.
Nhà thờ cụ Phan Thanh Giản - Ảnh: Ngọc Viên Nguyễn
Rời Văn Xương Các, tản bộ thêm chừng 100m, du khách sẽ đến được điện chính của Văn Thánh Miếu nằm trên nền đá cao khoảng 90cm, tạo nên khoảng cách tựa bậc thềm với bên dưới - kiểu kiến trúc quen thuộc thời xưa. Tượng đức Khổng Tử được đặt thờ ở giữa, hai bên là bốn vị cao đồ. Ngoài ra, bàn thờ bên tả hữu còn thờ cúng 12 vị học sĩ cao đồ khác nữa. Bên ngoài hai ngôi miếu nhỏ cũng được xây dựng làm nơi tưởng nhớ đến 72 vị học trò danh tiếng của Khổng Tử. Bia đá ghi lại công đức của cụ Phan Thanh Giản và những người đóng góp tạo nên Văn Thánh Miếu cũng là điểm dừng chân mà khách du lịch nên ghé để hiểu thêm về những bước thăng trầm của ‘Quốc tử giám’ tại phương Nam.
Trước điện thờ là lư hương để du khách viếng - Ảnh: Ngọc Viên Nguyễn
Bia đá ghi khắc công lao của những người có công xây dựng nơi đây - Ảnh: Ngọc Viên Nguyễn
Không chỉ có những gian nhà, kiến trúc cổ xưa hay những dấu ấn còn để lại trong Văn Thánh Miếu làm người ta xao động mà khuôn viên rợp mát bóng cây nơi đây cũng làm trái tim ai bồi hồi. Khu vườn ở đây rất rộng, lại có rất nhiều cây cổ thụ, tán lá sum sê tỏa bóng mát che chắn cho từng gian nhà trong Văn Thánh Miếu khỏi nắng mưa bão tố. Nhiều loài hoa cũng được trồng xung quanh, điểm xuyến cho bức tranh Văn Miếu thêm thơ tình hơn. Dạo bước dưới bóng râm, để cơn gió phả vào tâm hồn dịu mát, nghe lá cây xào xạc quyện cùng tiếng hót líu lo của đàn chim ‘rúc rích đùa vui’ trên cành, bỗng thấy yên bình làm sao. Chỉ vậy thôi, cũng đủ làm người ta quên hết những âu lo, để quay ngược thời gian trở về quá khứ, một lần trải nghiệm cuộc sống đơn thuần nhẹ nhàng đến vậy.
Khuôn viên rộng với hàng cây cao vun vút - Ảnh: Che Trung Hieu
Màu xanh ngát đem đến vẻ bình yên cho nơi đây - Ảnh: Ngọc Viên Nguyễn
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Vĩnh Long
Về Văn Thanh Miếu Vĩnh Long, du khách có dịp tìm hiểu một phần văn hóa và lịch sử của đất nước để mở rộng góc nhìn của mình hơn. Được chiêm ngưỡng kiến trúc cổ xưa và tự hào lắm bàn tay tài hoa của các bậc cha ông thuở trước. Được hòa mình vào không gian ngọt lành mang hơi thở trong trẻo của đất trời để thư giãn. Một chuyến đi thật ngắn nhưng lại đong đầy nhiều ký ức thú vị như thế, bảo sao không nhớ, không thương được. Có về Vĩnh Long, đừng quên ghé Văn Thánh Miếu để khám phá những ‘bí ẩn’ khó quên nơi này, bạn nhé!
Scodaisym - Mytour.vn
Lưu ý: Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Mytour.vn (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour.vn.
Văn Thánh Miếu nằm tại số 1 đường Nguyễn Trung Trực, phường 1, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.
Văn Thánh Miếu là một công trình kiến trúc cổ nổi tiếng ở Nam Kỳ, được xây dựng vào thế kỷ 19. Đây là nơi tôn vinh các vị thần, vua chúa và các nhân vật lịch sử quan trọng của đất nước.
Văn Thánh Miếu được xây dựng vào năm 1864, thời kỳ triều Nguyễn. Ban đầu, đây là nơi tôn vinh các vị thần và các vua chúa triều Nguyễn. Sau đó, khi Pháp xâm lược Việt Nam, Văn Thánh Miếu trở thành nơi tôn vinh các nhân vật lịch sử quan trọng của đất nước.
Khi đến Văn Thánh Miếu, bạn có thể khám phá các tòa nhà kiến trúc cổ, các bức tượng và bia đá tôn vinh các vị thần, vua chúa và các nhân vật lịch sử quan trọng của đất nước. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tìm hiểu về lịch sử và văn hóa của đất nước thông qua các di vật và tài liệu lưu trữ tại đây.
Hiện tại, vé vào cửa Văn Thánh Miếu có giá khoảng 20.000 đồng/người. Tuy nhiên, giá vé có thể thay đổi tùy vào thời điểm và chính sách của địa phương.
1 Thích